Nghiên cứu thực nghiệm trong nước

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 29 - 31)

Ở Việt Nam cũng có một số tác giả nghiên cứu về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp tuy nhiên hầu hết là nghiên cứu dựa trên mẫu nhỏ và chỉ nghiên cứu cho một ngành riêng biệt.

Trần Hùng Sơn (2008) sử dụng số liệu của 50 công ty phi tài chính niêm yết trên sàn chứng khoán TP. Hồ Chí Minh có giá trị thị trường lớn nhất tính đến thời điểm tháng 9 năm 2008 để nghiên cứu tác động của tỷ lệ nợ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy tác giả đã cho thấy cấu trúc vốn có tác động đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp (bên cạnh việc kiểm soát một số yếu tố khác như quy mô, cơ hội tăng trưởng, tỷ lệ tài sản cố định, tỷ lệ vốn nhà nước). Kết quả nghiên cứu cho thấy hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có

tương quan dương với cơ cấu vốn và có mối liên hệ bậc hai cũng như bậc ba chặt chẽ với cơ cấu vốn của doanh nghiệp khi tỷ lệ nợ dưới 100%.

Nghiên cứu của Vuong (2014) dựa trên mẫu 37 doanh nghiệp giai đoạn 2004 - 2013 trên thị trường chứng khoán Việt Nam nhằm mục tiêu xem xét tác động của nợ lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Bằng cách sử dụng ba phương pháp hồi quy là Pooled OLS, FEM và REM tác giả đã cho thấy chưa có chiều hướng cụ thể về tác động của cấu trúc vốn lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp bởi nó còn tùy thuộc vào mô hình, các biến phụ thuộc cũng như các biến giải thích có mặt trong mô hình.

Bằng cách sử dụng phương pháp hồi quy ngưỡng được phát triển bởi Hansen (1999), Cuong (2014) đã nghiên cứu tác động của tỷ lệ nợ lên hiệu quả hoạt động của 90 doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực chế biến thủy hải sản ở Nam Trung Bộ giai đoạn 2005 – 2011. Kết quả nghiên cứu cho thấy tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp có mối quan hệ phi tuyến và tỷ lệ nợ tối ưu của các doanh nghiệp chế biến thủy sản ở Nam Trung Bộ là không nên vượt quá 57,39%. Kết quả này đã củng cố cho lý thuyết đánh đổi và kết quả nghiên cứu của một số tác giả ủng hộ việc tồn tại một tỷ lệ nợ tối ưu. Nghiên cứu cũng cho thấy quy mô của doanh nghiệp có tương quan dương với hiệu quả hoạt động trong khi tác động của sự tăng trưởng lên hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp lại không có ý nghĩa về mặt thống kê.

Kết quả lược khảo một số nghiên cứu thực nghiệm có liên quan cho thấy mối quan hệ giữa tỷ lệ nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp vẫn chưa nhất quán. Chiều hướng tác động của đòn bẩy tài chính còn tùy thuộc vào cách thức đo lường các biến trong mô hình (cả biến phụ thuộc lẫn biến độc lập), thời gian, khu vực nghiên cứu… Kết quả quá trình lược khảo được trình bày tóm tắt trong bảng 2.1.

Bảng 2.1: Tác động của tỷ lệ nợ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp

Chiều hướng tác động Tác giả

Không có tác động Modigliani và Miller (1958), Phillips và Sipahioglu

(2004), Jiraporn và Liu (2008).

Tích cực

Margaritis và Psillaki (2007), Trần Hùng Sơn (2008), Margaritis và Psillaki (2010).

Tiêu cực Majumdar và Chhibber (1999), Gleason và cộng sự

(2000), Ebaid (2009).

Kết hợp

McConnell và Servaesb (1995), Uwalomwa và Uadiale (2012), Salteh và cộng sự (2012), Salim và Yadav (2012), Olokoyo (2013), Nieh và cộng sự (2008), Coricelli và cộng sự (2011), Ahmad và Abdullah (2013), Vuong (2014), Cuong (2014).

Nguồn: Tóm tắt của tác giả

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 29 - 31)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)