TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT KINH DOANH

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 47 - 52)

DOANH CỦA DOANH NGHIỆP Ở KHU VỰC ĐỒNG BẰNG SÔNG CỬU LONG

Theo niên giám thống kê 2013, năm 2012 cả nước có 346.777 doanh nghiệp, trong đó doanh nghiệp ở ĐBSCL là 27.487 doanh nghiệp chiếm 7,93%. Giai đoạn 2008 – 2012 tốc độ tăng trưởng doanh nghiệp bình quân của cả nước đạt 15,9%/ năm trong khi khu vực ĐBSCL chỉ đạt bình quân 7,8%/ năm. Xét về mặt số lượng doanh nghiệp thì ĐBSCL đứng trên khu vực Trung du, miền núi phía Bắc và Tây Nguyên nhưng xét về tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 – 2012 thì ĐBSCL có tốc độ tăng trưởng thấp nhất trong số 6 vùng của cả nước. Kết quả thống kê cho thấy Đông Nam Bộ, Đồng bằng sông Hồng, Bắc Trung Bộ và duyên hải miền Trung lần lượt là những nơi tập trung nhiều doanh nghiệp nhất cả nước.

Bảng 4.1: Số doanh nghiệp đang hoạt động phân theo địa phương

2008 2009 2010 2011 2012 Cả nước 192.179 236.584 279.360 324.691 346.777

Đồng bằng sông Hồng 55.991 67.755 82.251 103.518 111.781 Trung du, miền núi phía Bắc 8.882 9.842 11.671 14.045 14.779 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 27.334 33.139 37.740 42.679 45.312

Tây Nguyên 6.181 6.909 7.282 8.532 8.809

Đông Nam Bộ 73.277 96.658 117.008 128.590 138.493

ĐBSCL 20.371 22.142 23.284 27.210 27.487

Không phân vùng 143 139 124 117 116

Bảng 4.2: Tỷ trọng doanh nghiệp phân theo địa phương

2008 2009 2010 2011 2012

Đồng bằng sông Hồng 29,13 28,64 29,44 31,88 32,23 Trung du, miền núi phía Bắc 4,62 4,16 4,18 4,33 4,26 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 14,22 14,01 13,51 13,14 13,07

Tây Nguyên 3,22 2,92 2,61 2,63 2,54

Đông Nam Bộ 38,13 40,86 41,88 39,60 39,94

ĐBSCL 10,60 9,36 8,33 8,38 7,93

Không phân vùng 0,07 0,06 0,04 0,04 0,03

Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013, 2014)

Lao động trong các doanh nghiệp chủ yếu tập trung ở Đông Nam Bộ (37,8% năm 2012) và Đồng bằng sông Hồng (32% năm 2012). Bình quân năm 2012 mỗi doanh nghiệp có khoảng 32 lao động, riêng trường hợp của các doanh nghiệp ở Trung du, miền núi phía Bắc (41 lao động), khu vực này mặc dù có ít lao động nhưng số lao động bình quân mỗi doanh nghiệp luôn cao hơn các vùng khác. Đối với khu vực ĐBSCL, số lao động bình quân mỗi doanh nghiệp giai đoạn 2008 – 2012 thấp nhất trong 6 vùng cả nước, bình quân mỗi doanh nghiệp chỉ dao động khoảng 30 lao động, luôn thấp hơn mức bình quân của cả nước.

Bảng 4.3: Số lao động bình quân trong mỗi doanh nghiệp

2008 2009 2010 2011 2012

Cả nước 41 37 35 34 32

Đồng bằng sông Hồng 42 38 35 34 32

Trung du, miền núi phía Bắc 46 46 45 41 41

Tây Nguyên 33 32 33 27 28

Đông Nam Bộ 42 34 33 32 30

ĐBSCL 29 29 30 29 30

Đơn vị: Lao động Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013, 2014)

Vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp ở ĐBSCL là 25.6 tỷ đồng với tốc độ tăng bình quân giai đoạn 2008 – 2012 là 27,6%/ năm. Mặc dù Vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp ở ĐBSCL chỉ ở mức trung bình nhưng lại có tốc độ tăng trường bình quân giai đoạn 2008 – 2012 cao nhất trong các vùng của cả nước. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ tiếp tục là hai khu vực có vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp cao nhất cả nước (gần gấp đôi các vùng khác) nhưng hai vùng này cũng có tốc độ tăng trưởng vốn sản xuất kinh doanh thấp nhất trong 6 vùng (Đồng bằng sông Hồng 10% và Đông Nam Bộ 7,9%).

Bảng 4.4: Vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp

2008 2009 2010 2011 2012

Cả nước 30,6 33,5 38,8 42,0 43,8

Đồng bằng sông Hồng 30,4 34,7 38,1 42,3 44,5 Trung du, miền núi phía Bắc 11,0 13,8 15,8 18,7 21,6 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 9,6 12,5 14,3 16,4 19,1

Tây Nguyên 11,1 14,2 17,7 17,5 23,1

Đông Nam Bộ 30,2 31,8 39,1 39,9 41,0

ĐBSCL 9,7 13,4 19,1 22,3 25,6

Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013, 2014)

Tương tự như vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp, tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn của các doanh nghiệp ĐBSCL mặc dù thấp nhất cả nước (9,36 tỷ đồng) nhưng tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn 2008 – 2012

đạt 25,8%/ năm, cao nhất cả nước. Bình quân một doanh nghiệp có 17,58 tỷ đồng tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn với tốc độ tăng trưởng bình quân 5,8%/ năm. Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai khu vực có tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn bình quân một doanh nghiệp cao nhất cả nước với tốc độ tăng trưởng bình quân giai đoạn lần lượt là 6,4%/ năm và 2,8%/ năm.

Bảng 4.5: Tài sản cố định và đầu tư tài chính dài hạn trên một doanh nghiệp

2008 2009 2010 2011 2012

Cả nước 14,01 15,67 16,68 17,22 17,58

Đồng bằng sông Hồng 14,54 15,90 17,29 17,05 18,65 Trung du, miền núi phía Bắc 5,67 7,21 8,05 9,76 10,75 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 5,11 7,15 8,02 8,49 9,61

Tây Nguyên 5,67 7,24 8,45 8,85 11,53

Đông Nam Bộ 13,63 13,24 16,91 15,19 15,22

ĐBSCL 3,73 5,19 6,78 8,58 9,36

Đơn vị: Tỷ đồng Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013, 2014)

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh bình quân một doanh nghiệp ở ĐBSCL năm 2012 là 2,8%, cao hơn bình quân cả nước (2,4%). Các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Bộ được đánh giá là sử dụng nguồn vốn sản xuất kinh doanh hiệu quả với tỷ suất lợi nhuận bình quân 3%, cao nhất cả nước. Các doanh nghiệp ở Đông Nam Bộ tiếp tục dẫn đầu cả nước về tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu (3,8%), các doanh nghiệp ở Trung du, miền núi phía Bắc và Bắc Trung Bộ, duyên hải miền Trung có tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh lẫn tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu bình quân thấp nhất cả nước (0,6% và 0,8%). Riêng đối với các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL, tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu năm 2012 đạt 2,4%, thấp hơn bình quân cả nước (3,2%). Xu hướng chung của tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu cho thấy hiệu quả hoạt động sản

xuất kinh doanh của doanh nghiệp trong giai đoạn 2008 – 2012 có xu hướng giảm. Các doanh nghiệp phải sử dụng một lượng vốn nhiều hơn, một chi phí cao hơn để tạo ra lợi nhuận.

Bảng 4.6: Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu và trên vốn sản xuất kinh doanh

2008 2009 2010 2011 2012 Tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu 4,2 5,5 4,8 3,2 3,2

Đồng bằng sông Hồng 2,5 5,8 4,2 3,0 2,9

Trung du, miền núi phía Bắc 1,6 1,8 0,8 1,5 0,6 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 2,2 2,8 2,4 0,9 0,8

Tây Nguyên 2,0 1,9 5,2 2,0 1,5

Đông Nam Bộ 5,6 5,9 6,2 3,6 3,8

ĐBSCL 2,7 3,8 3,8 2,6 2,4

Tỷ suất lợi nhuận trên vốn 3,8 4,1 3,3 2,5 2,4

Đồng bằng sông Hồng 2,4 4,0 3,1 2,3 2,1

Trung du, miền núi phía Bắc 2,3 2,2 0,9 1,6 0,6 Bắc Trung Bộ & Duyên hải miền Trung 2,8 2,8 2,5 1,0 0,8

Tây Nguyên 3,2 3,2 5,1 2,5 1,7

Đông Nam Bộ 6,2 5,3 4,5 3,1 3,0

ĐBSCL 5,2 5,6 5,1 3,5 2,8

Đơn vị: % Nguồn: Tổng cục Thống kê (2013, 2014)

Kết quả thống kê sơ bộ cho thấy mặc dù các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL chỉ có quy mô trung bình so với các khu vực khác (lao động, tài sản cố định, vốn sản suất kinh doanh…) nhưng lại đạt hiệu quả hoạt động khá hơn các vùng khác. Tỷ suất lợi nhuận trên vốn sản xuất kinh doanh và tỷ suất lợi nhuận trên doanh thu của các doanh nghiệp khu vực ĐBSCL trải qua các năm đều tốt hơn hầu hết các khu vực khác

và gần sát với với tỷ suất lợi nhuận của các doanh nghiệp ở khu vực Đông Nam Bộ, khu vực mà theo kết quả thống kê thì các doanh nghiệp ở đây được đánh giá là hoạt động hiệu quả nhất cả nước. Ngoài ra, các kết quả thống kê sơ bộ trên đã cho thấy kể từ sau khủng hoảng 2008, mặc dù số lượng doanh nghiệp, quy mô lao động, tài sản, vốn sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp mặc dù có tăng trưởng nhưng hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp đang có chiều hướng suy giảm.

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 47 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)