MÔ TẢ MẪU NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 52 - 56)

Trong tổng số 22.528 quan sát là các doanh nghiệp ở ĐBSCL từ 2008 – 2012, số quan sát ở năm 2012 chiếm tỷ lệ cao nhất là 21,29% (4.797 quan sát) và năm 2011 chiếm tỷ lệ thấp nhất là 18,97% (4.273 quan sát). Số quan sát phân bổ ở các năm 2008, 2009 và 2010 lần lượt là 4.438 (19,75%), 4.593 (20,39%) và 4.427 (19,65%). Kết quả thống kê trên cho thấy tỷ lệ phân bổ mẫu nghiên cứu qua các năm khá tương đồng và được trình bày cụ thể trong bảng 4.7.

Bảng 4.7: Phân bổ mẫu nghiên cứu giai đoạn 2008 – 2012

Mẫu nghiên cứu

Tỷ trọng (%) Phần trăm tích lũy Tổng số 22.528 2008 4.438 19,7 19,7 2009 4.593 20,39 40,09 2010 4.427 19,65 59,74 2011 4.273 18,97 78,71 2012 4.797 21,29 100

Dựa theo phân loại của phiếu điều tra doanh nghiệp, các loại hình kinh tế của doanh nghiệp bao gồm Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NNTW; Công ty TNHH 1 thành viên 100% vốn NNĐF; Công ty CP, TNHH có vốn Nhà nước > 50%; Công ty Nhà nước là những loại hình doanh nghiệp được xếp vào nhóm doanh nghiệp thuộc sở hữu Nhà nước. Loại hình doanh nghiệp thuộc sơ hữu Nhà nước chỉ chiếm 2,69% trong mẫu nghiên cứu, còn lại 21.922 quan sát (chiếm 97,31%) được xếp vào nhóm doanh nghiệp ngoài Nhà nước.

Dựa trên danh mục mã ngành nghề, mẫu nghiên cứu được phân thành 3 nhóm ngành chính bao gồm: Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản (chiếm 7,09%), Công nghiệp và xây dựng (chiếm 34,87%), Thương mại và dịch vụ (chiếm 58,03%).

Bảng 4.8: Phân loại mẫu nghiên cứu theo hình thức sở hữu và ngành nghề

Mẫu nghiên cứu

Tỷ trọng (%) Phần trăm tích lũy Tổng số 22.528 Hình thức sở hữu

Doanh nghiệp ngoài Nhà nước 21.922 97,31 97,31

Doanh nghiệp Nhà nước 606 2,69 100

Ngành nghề

Nông, lâm, thủy hải sản 1.598 7,09 7,09

Công nghiệp – Xây dựng 7.856 34,87 41,97

Thương mại – Dịch vụ 13.074 58,03 100

Số lao động bình quân của các doanh nghiệp Nhà nước trong mẫu nghiên cứu là 219 lao động, doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 53 lao động. Tổng tài sản của các doanh nghiệp Nhà nước bình quân là 274.282,04 (triệu đồng/ doanh nghiệp), doanh nghiệp ngoài Nhà nước là 22.810,54 (triệu đồng/ doanh nghiệp). Một số chỉ tiêu khác như doanh thu, lợi nhuận… thì bình quân các doanh nghiệp Nhà nước cũng cao hơn doanh nghiệp ngoài Nhà nước. Kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 4.9.

Bảng 4.9: Đặc điểm doanh nghiệp phân theo hình thức sở hữu

Doanh nghiệp Nhà nước Doanh nghiệp ngoài Nhà nước Lao động (người) 219 53 Tổng tài sản 274.282,04 22.810,547 Tài sản cố định 61.949,23 6.357,43 Nợ 154.491,88 13.520,53 Doanh thu 599.439,57 40.360,80 Lợi nhuận 29.985,9 1.197,66

Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp

Kết quả thống kê cũng cho thấy các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có các chỉ tiêu phản ánh đặc điểm của doanh nghiệp bình quân đều cao hơn so với các ngành nghề khác. Doanh thu và lợi nhuận bình quân của các doanh nghiệp này lần lượt là 81.271,67 (triệu đồng) và 2.868,26 (triệu đồng), các doanh nghiệp này cũng sử dụng nợ nhiều hơn so với các doanh nghiệp ngành nghề khác (29.220,01 triệu đồng). Mặc khác, các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực nông, lâm, thủy hải sản có các chỉ tiêu bình quân thấp nhất trong mẫu nghiên cứu.

Kết quả thể hiện đặc điểm của doanh nghiệp phân loại ngành nghề sản xuất kinh doanh được trình bày cụ thể trong bảng 4.10.

Bảng 4.10: Đặc điểm doanh nghiệp phân theo ngành nghề

Nông, lâm thủy hải sản Công nghiệp – Xây dựng Thương mại – Dịch vụ Lao động (người) 36 134 13 Tổng tài sản 5.870,44 50.774,80 19.733,81 Tài sản cố định 3.960,85 14.839,85 4.130,15 Nợ 1.403,86 29.220,01 12.102,15 Doanh thu 10.267,53 81.271,67 45.370,36 Lợi nhuận 761,94 2.868,26 1.581,46

Đơn vị: Triệu đồng Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp

Kết quả một số thống kê cơ bản trên cho thấy số lượng doanh nghiệp được xếp vào nhóm doanh nghiệp Nhà nước chiếm một tỷ lệ rất nhỏ trong mẫu nghiên cứu. Hơn 50% doanh nghiệp trong mẫu nghiên cứu hoạt động trong lĩnh vực thương mại, dịch vụ, kế đế là công nghiệp, xây dựng và cuối cùng mới là nông, lâm, thủy hải sản. Các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp, xây dựng có quy mô bình quân lớn nhất trong mẫu nghiên cứu, một số chỉ tiêu khác phản ánh các khía cạnh của doanh nghiệp cũng cao hơn nhiều so với các doanh nghiệp trong các ngành nghề khác. Mặc dù chiếm tỷ lệ nhỏ trong mẫu nghiên cứu nhưng các doanh nghiệp Nhà nước thường có quy mô bình quân lớn hơn nhiều so với doanh nghiệp ngoài Nhà nước, các chỉ tiêu phản ánh doanh thu, lợi nhuận, nợ… cũng cao hơn.

Ngoài ra, để có được cái nhìn tổng quan về các đặc tính như xu hướng trung tâm, tính biến thiên,… của dữ liệu, nghiên cứu tiến hành tính toán một số chỉ tiêu như

mean (giá trị trung bình), standard deviation (độ lệch chuẩn), min (giá trị nhỏ nhất) và max (giá trị lớn nhất) của từng biến số trong mô hình nghiên cứu, kết quả cụ thể được trình bày trong bảng 4.11.

Bảng 4.11: Thống kê mô tả

Biến số Số quan sát Mean Std. Dev Min Max

PROF 22.528 0,066324 0,120746 -0,82768 0,994286 LEV 22.528 0,313771 0,271879 0 0,999686 TAN 22.528 0,357701 0,269831 0,0000287 0,999478 GROWTH 22.528 0,012932 0,427023 -0,99987 0,999587 SIZE 22.528 8,431960 1,970421 0,693147 16,81124 LEV_SQ 22.528 0,172367 0,220277 0 0,999371 OWN_LEV 22.528 0,011537 0,079847 0 0,984625

Nguồn: Tính toán của tác giả từ số liệu điều tra doanh nghiệp

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)