KHUNG PHÂN TÍCH

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 31 - 34)

Sau khi tiến hành lược khảo lý thuyết cùng các nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan đến tác động của nợ lên hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp có thể nhận thấy việc doanh nghiệp sử dụng nợ có tác động tích cực hay tiêu cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp là chưa có chiều hướng rõ ràng. Bên cạnh đó, khi tiến hành nghiên cứu thực nghiệm các tác giả thường sử dụng mô hình hồi quy đa biến để ước lượng trong đó những biến kiểm soát thường được các tác giả sử dụng là quy mô của doanh nghiệp, tốc độ tăng trưởng doanh thu, tỷ lệ tài sản cố định. Từ kết quả lược khảo lý thuyết ở trên, nghiên cứu đề xuất khung phân tích được trình bày trong hình 2.1

Hình 2.1: Khung phân tích

Nguồn: Đề xuất của tác giả

Nợ của doanh nghiệp

Lá chắn thuế Chi phí đại diện Rủi ro

Lợi nhuận ròng Tổng chi phí

Hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh

Các biến kiểm soát

(+) (+/-) (+) (+) Mâu thuẫn  Người quản lý  Chủ doanh nghiệp Mâu thuẫn  Chủ nợ  Chủ doanh nghiệp (-) (+) (+) (+) (-) (+) (-) (+/-)

KẾT LUẬN CHƯƠNG 2

Kết quả lược khảo những lý thuyết có liên quan đến vấn đề nghiên cứu cho thấy các khoản nợ có thể tác động tích cực lẫn tiêu cực đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp thông qua nhiều kênh khác nhau. Nghiên cứu của Modigliani và Miller (1958) cho rằng nợ và hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp độc lập với nhau trong khi cũng chính Modigliani và Miller (1963) lại cho rằng tác động từ lá chắn thuế của lãi vay sẽ khiến cho các khoản nợ có tác động tích cực đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Lý thuyết đánh đổi cho rằng doanh nghiệp sẽ cân nhắc giữa lợi ích và chi phí của việc vay nợ nhằm tối đa hóa hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp mình, theo đó thì sẽ có tồn tại một tỷ lệ nợ tối ưu cho doanh nghiệp. Lý thuyết đại diện cho rằng việc vay nợ sẽ giúp giảm chi phí phát sinh do mâu thuẫn giữa người điều hành và chủ doanh nghiệp tuy nhiên nó cũng làm nảy sinh mâu thuẫn giữa người chủ sở hữu doanh nghiệp và chủ nợ. Dựa theo lý thuyết đại diện thì cũng có tồn tại một tỷ lệ nợ tối ưu tuy nhiên lý thuyết trật tự phân hạng thì lại cho rằng nợ và hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp luôn tương quan âm với nhau. Ngoài ra, kết quả lược khảo một số nghiên cứu thực nghiệm trong và ngoài nước có liên quan cũng đã cho thấy chiều hướng tác động chưa rõ ràng của nợ đến hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp. Dựa trên các cơ sở lý thuyết đã tóm lược, tác giả tiến hành xây dựng khung phân tích nhằm giải thích cơ chế tác động của các khoản nợ đến hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Tác động của tỷ lệ đòn bẩy đến hiệu quả sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp ở khu vực đồng bằng sông cửu long (Trang 31 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(85 trang)