NHỮNG DỰ ĐỊNH TRONG TƯƠNG LAI

Một phần của tài liệu tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương iv, v, vi vật lí 10 nâng cao (Trang 46 - 53)

C. PHẦN KẾT LUẬN

3. NHỮNG DỰ ĐỊNH TRONG TƯƠNG LAI

Sau khi nghiên cứu đề tài này, tôi thấy rõ tầm quan trọng của việc đưa giáo dục môi trường vào dạy học vật lí. Vật lí là một môn học nghiên cứu các hiện tượng vật lí trong tự nhiên, vì vậy khi đưa giáo dục môi trường vào sẽ làm tăng sự hứng thú cho bài giảng, không những cho các em thấy được vật lí có ứng dụng rất nhiều trong cuộc sống, rất gần gũi với các em, xảy ra hằng ngày bên cạnh các em, từ đó tạo được sự đam mê nghiên cứu, tìm tòi của các em đối với môn học, mà còn giáo dục được cho các em về sự quan tâm, có ý thức bảo vệ môi trường, sống vì môi trường.

Việc đưa giáo dục môi trường vào môn học là không hề đơn giản đối với người giáo viên, cần có thời gian để người giáo viên quen dần với cách dạy này và hoàn thiện các nội dung giáo dục cũng như để học sinh quen dần với phương thức dạy học này, đồng thời hình thành ở học sinh những tình cảm, mối quan tâm trong việc cải thiện môi trường.

Sau khi ra trường và có được cơ hội việc làm tôi sẽ áp dụng việc lồng ghép giáo dục môi trường cho học sinh cũng như đưa các tiết ngoại khóa vào dạy ở các lớp học mà tôi giảng dạy. Sau khi vận dụng lí thuyết đã có ở đề tài này vào trong thực tiễn dạy học để kiểm tra mức độ thành công và khắc phục những hạn chế của đề tài, tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, phát triển đề tài theo hướng thực nghiệm.

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 42 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy

TÀI LIỆU THAM KHẢO

[1] Nguyễn Thúy An – Luận văn Tốt nghiệp – Đại học Cần Thơ, 2011.

[2] Nguyễn Hữu Chiếm, Lê Hoàng Việt - Giáo trình giáo dục môi trường - NXB Đại học Cần Thơ, 2012.

[3] Huỳnh Thu Hòa – Bài giảng ô nhiễm không khí và tiếng ồn 1 – Đại học Cần Thơ, 2000.

[4] Nguyễn Kim Hồng – Giáo dục môi trường – NXB Giáo dục, 2002. [5] Lê Phước Lộc – Lí luận dạy học vật lí – Đại học Cần Thơ, 2004. [6] Phạm Văn Tuấn – Vật lí môi trường – Đại học Cần Thơ, 2012. [7] Tăng Ngọc Tươi – Luận văn Tốt nghiệp – Đại học Cần Thơ, 2014.

[8] Sinh học lớp 12 nâng cao – NXB Giáo Dục, 2012.

[9] Vật lí lớp 10 nâng cao – NXB Giáo Dục, 2012.

[10] http://timtailieu.vn/tai-lieu/dinh-nghia-khai-niem-co-ban-ve-moi-truong-32173/ [11] http://vi.wikipedia.org/wiki/Th%E1%BA%A1ch_quy%E1%BB%83n [12]http://www.lhu.edu.vn/494/22597/Tac-hai-cua-thuoc-la-doi-voi-suc-khoe-con- nguoi.html [13] http://websrv1.ctu.edu.vn/coursewares/khoahoc/vatlydaicuong_b/chuong5.htm [14] http://thcsdaoduyanh.pn.edu.vn/index.php/2013-11-18-09-38-10/ngu-van/439-tac- hai-cua-bao-bi-ni-lon

PHỤ LỤC PHỤ LỤC 1:

Hình 1. Một số hình ảnh về tên lửa nước:

PHỤ LỤC 2.

Hình 1.Hư hỏng kè ở móng cầu Hình 2. Cầu Xóm Đền (Quảng Ngãi)bị (cầu Gia Thiều Quảng Ngãi)sập do trụ bị phá hoại

Hình 3. Sạt lở bờ sông Hậu ở phường Bình Đức – Thành phố Long Xuyên

PHỤ LỤC 3.

Hình 1.Một số hình ảnh về bình xịt nước và bình xịt nước hoa.

PHIẾU HỌC TẬP

BÀI 44. THUYẾT ĐỘNG HỌC PHÂN TỬ CHẤT KHÍ CẤU TẠO CHẤT

Họ tên:………

Tổ, nhóm:………..

Chọn một hoặc nhiều câu trả lời bạn cho là đúng: 1. Cấu trúc phân tử của tầng ozon: A.O3 B. CO2 C.N2 D.F2 2. Tầng ozon đối với con người là: A. Rất quan trọng B. Quan trọng C. Không quan trọng 3. Tác dụng của tầng ozon là: A. Ngăn tia cực tím B. Giữ ấm cho trái đất C. không có tác dụng gì 4. Loại khí nào sau đây là nguyên nhân gây thủng tầng ozon? A.O2 B.CO2 C.CFC D.N2 5. Dụng cụ nào sau đây có chứa chất gây thủng tầng ozon? A. Tivi B. Tủ lạnh C. Bếp điện từ D. Lò vi sóng 6. Nếu tầng ozon bị hỏng thì có những tác hại gì? A. Tăng bệnh ung thư. B. Đục thủy tinh thể C. Còi xương D. Thực vật kém phát triển, đột biến..

Em làm gì để giảm nguy cơ thủng tầng ozon? ………

………

………

………

Hệ thống câu hỏi dành cho vòng 1 cuộc thi

Câu 1.Các định luật bảo toàn nào đã được học ở chương IV Vật lí 10 nâng cao?(ĐLBT động lượng, cơ năng).

Câu 2.Điều kiện để nghiệm đúng các định luật bảo toàn? (hệ cô lập)

Câu 3.Khi vật rơi từ độ cao h xuống đất, dạng năng lượng nào được bảo toàn? (cơ năng) Câu 4.Nước ta có những loại nhà máy điện nào đang hoạt đông? (thủy điện, nhiệt điện, phong điện)

Câu 5.Nhà máy thủy điện có công suất lớn nhất nước ta là nhà máy nào? (Sơn la) Câu 6.Nhà máy thủy điện Sơn La được xây dựng trên sông nào? (Sông Đà) Câu 7.Nhà máy nhiệt điện lớn nhất nước ta hiện nay là nhà máy nào? (Phả Lại 2) Câu 8.Nhà máy điện hạt nhân nước ta đang được xây dựng ở đâu? (Ninh Thuận) Câu 9.Nhà máy điện gió đầu tiên của nước ta được xây dựng ở đâu? (Bình Thuận) Câu 10.Nhà máy nhiệt điện nước ta sử dụng nguồn nhiên liệu nào là chủ yếu? (Than)

Một phần của tài liệu tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương iv, v, vi vật lí 10 nâng cao (Trang 46 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(53 trang)