3. THIẾT KẾ NỘI DUNG LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO
3.3.1. Chọn nội dung của bài có thể lồng ghép giáo dục môi trường
Về kiến thức vật lí, một vật ở độ cao h trong trọng trường có khả năng sinh công chứng tỏ vật có mang năng lượng. Dạng năng lượng này gọi là thế năng trọng trường. Con người đã biết tận dụng nguồn năng lượng tự nhiên này để phục vụ cho đời sống, sản xuất, chẳng hạn như lợi dụng năng lượng của nước chảy từ nơi có địa hình cao xuống thấp để làm cối giã gạo, bơm nước lên vùng cao để tiết kiệm nhiên liệu, đặc biệt là xây dựng các nhà máy thủy điện với công suất khác nhau…. Nhà máy thủy điện ra đời đã thể hiện nhiều ưu điểm so với nhà máy nhiệt điện và nhà máy hạt nhân.
Đối với nhà máy nhiệt điện thì lượng khí thải khổng lồ do đốt nhiên liệu hóa thạch là nguyên nhân gây hiệu ứng nhà kính và nguy cơ thủng tần ôzôn, bên cạnh đó, lượng nhiên liệu hóa thạch ngày càng cạn kiệt và không thể tái sinh. Các vụ nổ lò hạt nhân và chất phóng xạ đang là vấn đề khó cho nhân loại khi sử dụng nhà máy điện hạt nhân. Còn với nhà máy thủy điện thì chi phí đầu tư không cao, tuổi thọ nhà máy dài, nước là nguồn nguyên liệu tái sinh nhanh và nguyên lý hoạt động là dùng sức nước làm cho tuabin quay biến thế năng thành động năng để tạo ra điện nên không thải ra các chất thải gây ô nhiễm môi trường. Chính vì vậy, thủy điện được đánh giá là phương thức sản xuất điện an toàn và tương đối ổn định.
Tuy nhiên, qua thời gian xây dựng và đi vào sản xuất, các nhà máy thủy điện đã bộc lộ những ảnh hưởng không nhỏ đối với môi trường. Thủy điện không tiêu thụ nhiên liệu, không xả ra khí thải độc hại với môi trường, nhưng nó cũng tàn phá nặng nề môi trường sinh thái ở một số phương diện khác.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 22 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy
Do hoạt động nhờ biến thế năng của nước thành động năng nên các nhà máy thủy điện thường được đặt phía trên thượng nguồn. Để đảm bảo cho nhà máy hoạt động liên tục nên phải xây dựng các hồ chứa nước và các con đập nhằm điều khiển sức nước để điều chỉnh công suất cũng như lượng điện sản xuất ra đáp ứng được nhu cầu sinh hoạt và sản xuất. Những hồ chứa bao la này nhấn chìm rất nhiều diện tích rừng đầu nguồn. Đặc điểm sinh thái, cảnh quan thiên nhiên của cả khu vực bị biến đổi theo hướng xấu đi.
Về mặt xã hội, đời sống tinh thần, vật chất của người dân bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Cách xa công trình hàng trăm kilomet, những người dân vùng hạ lưu cũng trở thành nạn nhân. Một số dự án thuỷ điện cũng sử dụng các kênh, thường để đổi hướng dòng sông tới độ dốc nhỏ hơn nhằm tăng áp suất có được. Trong một số trường hợp, toàn bộ dòng sông có thể bị đổi hướng để trơ lại lòng sông cạn. Các con đập đã ngăn chặn mất dòng phù sa màu mỡ và các loài thủy sản. Mặc dù có chức năng điều tiết lũ và chống hạn hán, nhưng các nhà máy thủy điện thường tích xả nước trước tiên là vì lợi nhuận. Những vụ xả hồ chứa bất ngờ để chống quá tải đập trước một cơn lũ bất ngờ gây lũ lụt cho toàn vùng hạ lưu, cuốn trôi nhà cửa, tài sản, hoa màu và cướp đi sinh mạng của nhiều người. Đối với người dân vùng hạ lưu, các hồ chứa hàng triệu, trăm triệu, thậm chí hàng tỷ mét khối nước trên thượng nguồn thực sự là những trái bom lơ lửng trên đầu. Ngược lại, vào những năm hạn hán, nước đầu nguồn bị tích lại trong các hồ chứa khiến vùng hạ lưu thiếu nước sinh hoạt và sản xuất, đẩy người dân đối mặt với vô vàn khó khăn.
Ngoài việc xây dựng các đập thủy điện thì dưới tác động của việc chặt phá rừng của con người, những cơn mưa – nguồn cung cấp nước ngọt chủ yếu cho mạch nước ngầm, nước ở các sông, ao, hồ, đầm…nay cũng đã góp phần vào việc gây xói mòn đất. Những hạt mưa rơi từ độ cao khá lớn, nó mang theo năng lượng (thế năng). Khi rơi xuống đất làm cho bề mặt đất bị xói mòn, đặc biệt là ở chỗ không có che chắn, khi nước tạo thành dòng chảy thì làm xói mòn đất nhanh chóng, có thể gây ra thiên tai lũ lụt, sạt lở đất. Lớp đất phù sa bị cuốn đi nên đất trở nên cằn cỗi, không màu mỡ, làm thu nhỏ diện tích đất canh tác.
Từ những vấn đề trên, có thể dựa vào thế năng trọng trường để giải thích các hiện tượng gây ô nhiễm môi trường. Vì vậy, theo tôi, đưa nội dung giáo dục môi trường này vào bài 35 theo sơ đồ sau là phù hợp, góp phần giúp học sinh khắc sâu kiến thức và biết liên hệ bài học với thực tiễn.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 23 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy
Hình 4. Sơ đồ vị trí nội dung giáo dục môi trường trong bài “35. Thế năng. Thế năng trọng trường”