Xác định nhiệm vụ lồng ghép

Một phần của tài liệu tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương iv, v, vi vật lí 10 nâng cao (Trang 32 - 34)

3. THIẾT KẾ NỘI DUNG LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO

4.2.2.Xác định nhiệm vụ lồng ghép

Vận dụng kiến thức vật lí ở mục 3, giáo viên yêu cầu học sinh giải thích một số hiện tượng trong tự nhiên, từ đó giáo dục cho học sinh ảnh hưởng của lũ lụt, giúp các em hình thành ý thức tự cảnh giác khi qua cầu vào mùa lũ.

Ngoài ra, học sinh có thể vận dụng kiến thức ở mục 4 để giải thích một số hiện tượng khi tham gia giao thông, giúp các em biết được sự nguy hiểm khi chạy gần những chiếc xe lớn hay đứng gần đường ray khi tàu đang chạy… Điều đó rất có ích cho học sinh trong việc đảm bảo an toàn khi tham gia giao thông.

4.2.3. Đề nghị cách lồng ghép

Vị trí lồng ghép Hoạt động dạy Hoạt động học

3. Hệ thức giữa tốc độ và tiết diện trong một ống dòng. Lưu lượng chất lỏng

Cho học sinh quan sát một số hình ảnh về sạt lở móng cầu vào mùa lũ (xem phụ lục 2).

Tại sao thường xảy ra hiện tượng sạt lở ở móng cầu vào mùa lũ?

Đó cũng là một trong những nguyên nhân gây sạt lỡ bờ sông. Vì vậy, vào mùa lũ, các em phải cẩn thận khi qua cầu hay đi gần bờ sông.

Vậy các em có thể làm gì để góp phần làm giảm nguy cơ sạt lở bờ sông?

- Vì các trụ cầu choán chỗ dòng chảy chính mà dòng chảy liên tục khi giảm nhỏ tiết diện dòng chảy, sẽ làm tốc độ dòng chảy tăng lên (hay dòng chảy mạnh hơn). - Vào mùa lũ, mực nước dâng cao nên giá trị tốc độ dòng chảy càng lớn thì phần kè ở móng cầu càng dễ bị xói mòn, sạt lở.

Thực hiện và vận động mọi người trồng cây chắn sóng, đắp bờ bao…

4. Định luật Béc- nu-li cho ống dòng

Giáo viên tiến hành thí nghiệm, đặt hai lá cờ song song nhau, sau

Học sinh quan sát thí nghiệm. ? ?

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 28 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy

nằm ngang đó thổi vào khoảng giữa hai lá cờ. Sau khi thổi vào khoảng giữa hai lá cờ thì hai lá cờ sẽ như thế nào?

Hãy giải thích hiện tượng trên.

Tương tự như vậy, khi tham gia giao thông, nếu chạy gần xe lớn với vận tốc cao thì sẽ như thế nào?

Vậy để an toàn, khi tham gia giao thông các em cần lưu ý điều gì?

Hai lá cờ xích lại gần nhau.

Khi thổi vào khoảng giữa hai lá cờ thì luồng không khí trong khoảng này có vận tốc lớn hơn so với hai bên lá cờ, vì vậy áp suất tĩnh giữa hai lá cờ nhỏ hơn hai bên nên hai lá cờ bị đẩy xít lại gần nhau. Khi tham gia giao thông, nếu chạy gần xe lớn với vận tốc cao, sẽ bị hút vào xe lớn.

Khi tham gia giao thông, không được chạy gần những chiếc xe lớn, phải giảm tốc độ khi có xe chạy qua, không được chạy hàng hai, hàng ba.

Kết quả có thể đạt được

Qua bài học này, học sinh hiểu được nguyên nhân gây sạt lở cầu, bờ sông, từ đó biết cảnh giác trước nguy hiểm trong mùa lũ, đồng thời biết được những việc làm góp phần giảm tình trạng sạt lở bờ sông, vận động mọi người cùng thực hiện.

Ngoài ra, học sinh hiểu và tránh được những nguy hiểm khi tham gia giao thông, giúp các em tham gia giao thông an toàn. Đồng thời, giúp các em rèn luyện kỹ năng liên hệ bài học vào thực tiễn và khắc sâu kiến thức.

? ? ? ?

GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 29 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy

Một phần của tài liệu tập thiết kế các nội dung giáo dục môi trường liên quan đến các chương iv, v, vi vật lí 10 nâng cao (Trang 32 - 34)