ĐỘNG ĐỘC LẬP
Phạm vi nghiên cứu đề tài gồm ba chương IV, V, VI. Trong đó, “Chương IV. Các định luật bảo toàn” có 10 bài (tám bài lí thuyết, một bài bài tập, một bài vừa lí thuyết vừa bài tập), sau khi tìm hiểu các bài trong chương tôi nhận thấy rằng mục tiêu đạt được của các bài đòi hỏi học sinh không chỉ đơn thuần về kiến thức vật lí mà các em phải biết liên hệ các hiện tượng thực tế về các định luật bảo toàn. Có thể liên hệ kiến thức vật lí với thực tế là cơ hội tốt nhất để đưa vào đó các nội dung giáo dục môi trường. Vì vậy theo tôi chúng ta có thể thiết kế nội dung giáo dục môi trường cho chương này dưới hình thức một buổi sinh hoạt ngoại khóa nhằm giúp học sinh có điều kiện rèn luyện kỹ năng gắn thực tế với kiến thức vật lí, hình thành ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm năng lượng.
“Chương V. Cơ học chất lưu” và “Chương IV. Chất khí”, vẫn có nội dung giáo dục môi trường và có thể thiết kế nội dung giáo dục môi trường ở hai chương này như một đơn vị liên quan chỉ đạo, kiểm tra, đánh giá tình hình thực hiện công tác phòng, chống tác hại của thuốc lá trong toàn trường.
- Không nên hút thuốc lá, tuyên truyền vận động mọi người nói không với thuốc lá.
- Đưa biển báo cấm hút thuốc ở một số nơi công cộng.
- Cấm hoặc hạn chế, ở mức thích hợp, việc bán hoặc nhập khẩu các sản phẩm thuốc lá.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 38 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy
hoạt động độc lập. Tuy nhiên, vì thời gian có hạn nên tôi chỉ thiết kế nội dung giáo dục môi trường như một hoạt động độc lập cho “Chương IV. Các định luật bảo toàn”
Thiết kế các hoạt độnggiáo dục môi trường thông qua buổi ngoại khóa cho “Chương IV. Các định luật bảo toàn”
6.1. Xác định chủ đề
Sau khi học xong chương “IV. Các định luật bảo toàn” học sinh tìm hiểu được một số năng lượng như động năng, thế năng, cơ năng…. Con người đã biết sử dụng các dạng năng lượng này từ các nguồn trong tự nhiên để biến thành điện năng phục vụ cho đời sống, sinh hoạt và sản xuất. Tuy nhiên, các nguồn năng lượng trong tự nhiên không là vô tận nếu con người không biết khai thác và sử dụng hợp lí. Vậy nên, có thể tổ chức tiết sinh hoạt ngoại khóa với chủ đề “Ngày hội năng lượng” sau chương IV, để học sinh có cơ hội tìm hiểu rõ hơn về các nguồn năng lượng, đồng thời giáo dục các em về ý thức sử dụng tiết kiệm điện, nước, bảo vệ môi trường.
6.2. Xác định hình thức hoạt động: Thi trả lời câu hỏi, thuyết trình và thi tái chế.
* Vòng 1. Trả lời câu hỏi (Nội dung các câu hỏi thể hiện trong phụ lục 5)
- Các lớp tập trung trước sân trường theo đơn vị lớp. - Mỗi học sinh chuẩn bị một bảng phụ và bút viết.
- Hình thức thi: Trả lời câu hỏi. Người dẫn chương trình sẽ đọc câu hỏi, các em ghi câu trả lời vào bảng sau đó đưa bảng lên, các em có 1 phút vừa suy nghĩ vừa trả lời cho mỗi câu hỏi. Khi trả lời sai các em sẽ phải rời khỏi sân chơi.
- Cách chấm điểm: Mỗi lớp ban đầu có 100 điểm, cứ có một em phải rời sân thì lớp đó bị trừ 10 điểm.
* Vòng 2. Thi thuyết trình
- Các chủ đề gợi ý (có thể đăng kí một trong các chủ đề sau hoặc các chủ đề khác có nội dung liên quan):
+ Các nhà máy điện (nhiệt điện, thủy điện, điện hạt nhân) với môi trường. + Các nguồn năng lượng đang cạn kiệt và những nguồn năng lượng sạch. + Các dạng thiên tai: sóng thần, bão lụt, động đất…
- Các lớp tập trung trước sân trường theo đơn vị lớp.
- Hình thức thi: Mỗi lớp cử đại diện thuyết trình về chủ đề đã đăng kí, thời gian cho mỗi bài thuyết trình là 15 phút.
- Cách chấm điểm: Thang điểm 100 + Nội dung trình bày: 40đ
+ Diễn đạt, đúng thời gian: 20đ + Minh họa, trực quan: 20đ + Giải pháp: 10đ
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 39 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy
* Vòng 3. Thi tái chế
- Các sản phẩm có thể là tranh, các vật dụng gia đình, tên lửa nước, tàu chạy bằng hơi nước…
- Các sản phẩm phải được làm bằng các vật liệu đã qua sử dụng như chai nhựa ống hút, lon nước ngọt, giấy, lá cây, đĩa CD hỏng…..
- Các lớp tập trung trước sân trường theo đơn vị lớp.
- Hình thức thi: Mỗi lớp cử đại diện thuyết trình về sản phẩm của lớp mình đăng kí. - Cách chấm điểm
+ Khả năng ứng dụng trong thực tế: 40đ + Tính thẩm mỹ: 20đ
+ Vật liệu sử dụng: 20đ
+ Phong cách thuyết trình: 10đ
+ Trả lời câu hỏi do ban giám khảo đặt ra: 10đ
* Tổng điểm của 3 vòng là kết quả của cuộc thi.
6.3. Thiết kế hoạt động
* Kế hoạch thực hiện
- Địa điểm: Sân trường
- Đối tượng: Toàn thể học sinh khối 10
- Nội dung cuộc thi: Thi trả lời câu hỏi về các nội dung liên quan đến chương IV, thuyết trình về các vấn đề vật lí có liên quan đến môi trường, thi tái chế.
* Các bước thực hiện
1. Mục tiêu
- Học sinh biết được những hiểm họa về môi trường đang xảy ra, nguyên nhân và một số biện pháp khắc phục.
- Có ý thức bảo vệ môi trường, tiết kiệm điện, nước.
2. Chuẩn bị
a. Chuẩn bị của giáo viên
- Soạn chương trình, họp tổ thống nhất nội dung chương trình.
- Giáo viên thông qua dự kiến chương trình với Ban Giám hiệu Trường, xin được chấp nhận và xác định hình thức cộng điểm phong trào cho học sinh.
- Phát động, phổ biến cuộc thi cho học sinh bằng cách thông qua giáo viên chủ nhiệm hay thông báo ở buổi sinh hoạt dưới cờ hoặc dán thông báo ở các bảng tin trong trường.
- Phân công công việc: ban tổ chức, ban giám khảo, người dẫn chương trình, bộ phận kỹ thuật, hậu cần.
b. Chuẩn bị của học sinh
- Chuẩn bị bài thuyết trình, sản phẩm tái chế.
- Tìm hiểu một số thông tin liên quan đến chủ đề sinh hoạt. - Trực tiếp tham gia cuộc thi.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 40 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy
3. Chương trình cụ thể
THỜI GIAN NỘI DUNG CÔNG VIỆC
6h45 – 7h00 Tập trung xong học sinh . 7h00 – 7h45 Thi trả lời câu hỏi.
7h45 – 8h00 Cho học sinh giải lao, chuẩn bị cho bài thuyết trình. 8h00 – 9h00 Thi thuyết trình các vấn đề về vật lí - môi trường. 9h00 – 9h15 Cho học sinh giải lao, chuẩn bị thi sản phẩm tái chế. 9h15 – 10h15 Thi sản phẩm tái chế.
10h15 – 10h30 Ban giám khảo tổng kết điểm 10h30 – 11h00 Phát giải
Kết thúc chương trình
4. Thực hiện hoạt động
- Thực hiện theo chương trình đã thống nhất
- Người dẫn chương trình cần nêu rõ luật chơi cho các em nắm rõ
- Trong quá trình tham gia, giáo viên phải luôn theo dõi, ổn định học sinh, đảm bảo các em tham gia tích cực, nghiêm túc, có hiệu quả.
5. Kết thúc hoạt động
Tổng kết báo cáo và kiến nghị của giáo viên, học sinh (nếu có).