3. THIẾT KẾ NỘI DUNG LỒNG GHÉP GIÁO DỤC MÔI TRƯỜNG CHO
5.2. Tập lồng ghép giáo dục môi trường cho bài bài “44.Thuyết động học phân tử
trường. Bài này, giáo viên dễ dàng liên hệ với các vấn đề của môi trường hiện nay, cụ thể là môi trường không khí.
5.2. Tập lồng ghép giáo dục môi trường cho bài bài “44. Thuyết động học phân tử chất khí. Cấu tạo chất” tử chất khí. Cấu tạo chất”
5.2.1. Chọn nội dung bài có thể lồng ghép giáo dục môi trường
Về kiến thức vật lí, mỗi chất khí được cấu tạo từ những phân tử giống hệt nhau, mỗi phân tử có thể bao gồm một hoặc nhiều nguyên tử [10]. Ví dụ như hêli (He) là chất khí có cấu tạo phân tử gồm một nguyên tử, khí hiđro (H2) có cấu tạo phân tử gồm hai nguyên tử, ôzôn (O3) có cấu tạo gồm 3 nguyên tử ôxy….. Ozon (O3) là chất khí có màu lam nhạt (trong điều kiện nhiệt độ và áp suất tiêu chuẩn), có mùi hắc đặc trưng, không bền, dễ dàng bị phân huỷ thành ôxi phân tử và ôxi nguyên tử. Ozon là chất hấp thụ mạnh các tia tử ngoại, tia nhìn thấy và tia hồng ngoại. Ngoài ra nó còn có khả năng khử mùi, màu, khử trùng nước. Không khí chứa một lượng rất nhỏ ozon có tác dụng làm cho không khí trong lành nhưng với lượng ozon lớn hơn sẽ gây độc hại cho con người. Trong tự nhiên, ozon tồn tại với một tỷ lệ nhỏ trong bầu khí quyển trái đất. Bầu khí quyển gồm 5 tầng: tầng đối
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 33 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy
lưu, tầng bình lưu, tầng trung lưu, tầng điện li, tầng ngoài. Trong đó, mật độ ôzôn tập trung chủ yếu ở tầng bình lưu (khoảng 20 đến 50 km tính từ mặt đất). Tại đây, nó lọc phần lớn các tia cực tím từ Mặt Trời, là tia có thể gây hại cho phần lớn các sinh vật trên Trái Đất. Tuy nhiên, vài hoạt động của con người đã và đang phá hủy tầng ôzôn như [3]:
- Sử dụng khí chloro-fluoro-carbon (CFC): CFC được dùng trong máy lạnh, tủ lạnh, máy điều hòa không khí, các dung dịch giặt tẩy và các bình xịt (keo xịt tóc, các loại sơn, bình cứu hỏa, …) tác dụng với ozon ở tầng bình lưu làm mỏng lớp bảo vệ này. Một phân tử của khí Freon có thể phân hủy hàng nghìn phân tử ozon.
- Sử dụng động cơ phản lực siêu thanh và việc sử dụng vũ khí hạt nhân thải ra oxit nitric phá hủy màn ozon.
- Sử dụng phân bón gốc nitơ, vận hành các nhà máy xử lí nước thải hay các quy trình công nghiệp khác liên quan đến nitơ, đốt cháy nguyên liệu hóa thạch thải hàng tấn N2O vào khí quyển phá hủy tầng ôzôn.
Tóm lại, tầng ozon bị thủng chính là do các chất khí thuộc dạng freon, các hoá chất, khí thải công nghiệp gây nên, chúng không tự có trong thiên nhiên mà do con người tạo ra. Khi tầng ôzôn bị thủng, một lượng lớn tia tử ngoại sẽ chiếu thẳng xuống Trái Đất. Từ đó, con người và động thực vật phải gánh chịu những hậu quả nặng nề như:
- Phá hủy hệ thống miễn dịch của cơ thể người và động vật làm hủy hoại các sinh vật nhỏ, tăng khả năng mắc bệnh, đặc biệt là bệnh ung thư và đục thủy tinh thể ở mắt.
- Làm mất cân bằng hệ sinh thái động, thực vật biển. Ở thực vật: lá cây bị hư, quang hợp bị ngăn trở, tăng trưởng chậm, giảm năng suất, đột biến, thậm chí có thể gây chết cây nếu liều lượng nặng.
Từ những nội dung trên, có thể dựa vào cấu trúc của chất khí để nói đến cấu trúc phân tử của tầng ozon và liên hệ đến vấn đề thủng tầng ozon hiện nay. Vì vậy, tôi đưa nội dung giáo dục môi trường này vào mục “2.Cấu trúc của chất khí”.
Ngoài ra, từ kiến thức vật lí “các phân tử khí chuyển động về mọi phía và chỉ bị ngăn lại khi gặp thành bình; có thể coi rằng các phân tử khí chuyển động gần như tự do giữa hai va chạm” [10], giáo viên có thể yêu cầu học sinh đưa ra các ví dụ minh họa như khói thuốc lá. Khói thuốc lá gây ảnh hưởng rất lớn đối với sức khỏe con người. Vì vậy, giáo viên cần cung cấp thêm thông tin và nâng cao nhận thức cho học sinh về vấn đề này.
Khói thuốc lá chứa tới hơn 7000 chất, phần lớn là chất độc hại, trong đó có khoảng 60 chất là tác nhân gây ung thư, đặc biệt nguy hiểm nhất là nicotin. Nicotin dưới dạng tinh khiết đó là một chất lỏng trong suốt, có mùi khó chịu và vị đắng, dễ tan trong nước và dễ dàng xâm nhập vào cơ thể qua đường miệng, hô hấp, thậm chí qua cả da. Nó là tác nhân gây ra bệnh ung thư phổi và một số bệnh khác như bệnh tim mạch, đột quỵ,…[13]. Khi hút thuốc lá, hoặc sống chung với người hút thuốc, khói thuốc hít qua phổi ngấm vào máu, tích luỹ lâu ngày trở thành điều kiện và nguyên nhân gây nên các bệnh tim mạch, viêm nhiễm đường hô hấp gây tổn thương trong lòng mạch máu. Vì vậy, người hút thuốc
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 34 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy
lá hay hít phải khói thuốc lá dễ bị các bệnh như: rụng tóc, đục thủy tinh thể, da nhăn, giảm thính lực, sâu răng, ung thư da, bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính, loãng xương, bệnh tim mạch, vàng móng tay, ung thư cổ tử cung, tinh trùng biến dạng, bệnh vảy nến, viêm tắc mạch máu, ung thư phổi và các cơ quan khác như: mũi, miệng, lưỡi, tuyến nước bọt, họng, thanh quản, thực quản, thận, dương vật, tụy…. Ngoài ra, hút thuốc lá còn làm giảm số lượng và chất lượng tinh trùng, dễ dẫn đến vô sinh ở nam giới; tăng nguy cơ ung thư tử cung, rối loạn kinh nguyệt, ung thư vú đối với phụ nữ; dễ bị còi xương, trí tuệ chậm phát triển, suy dinh dưỡng đối với trẻ em.
Tuy tác hại của việc hút thuốc lá đã được cảnh báo, tuyên truyền rất rộng rãi, thế nhưng tình trạng hút thuốc của thanh niên ngày càng phổ biến, đặc biệt là học sinh. Không khó để bắt gặp hình ảnh những bạn học sinh trên tay phì phèo điếu thuốc tại các địa điểm vui chơi mà giới trẻ hay lui tới như: quán internet, quán giải khát, các hàng quán bán đồ ăn vặt ngay gần cổng trường,…Với các em, hút thuốc như một thú vui tiêu khiển, để chứng tỏ bản thân là sành điệu hay để thỏa mãng tính tò mò… mà các em không hề biết rằng sức khỏe và tương lai của mình cũng sẽ cháy theo từng điếu thuốc.
Có thể nói rằng, hầu hết các em học sinh đều chưa quan tâm đến vấn đề này. Chính vì vậy, tôi sẽ lồng ghép giáo dục môi trường vào mục 4 “Một vài lập luận để hiểu cấu trúc phân tử của chất khí” để giáo dục cho học sinh về tác hại của khói thuốc lá đến sức khỏe con người.
Qua phân tích những vấn đề trên, có thể lồng ghép giáo dục môi trường trong bài 44 ở các vị trí theo sơ đồ sau:
Hình 8. Sơ đồ vị trí nội dung giáo dục môi trường trong bài “44.Thuyết động học phân tử chất khí. Cấu tạo chất”. Tính chất của chất khí Cấu trúc của chất khí Lượng chất, mol Một vài lập luận để hiểu cấu trúc phân tử
của chất khí
Thuyết động học phân tử chất khí
Cấu tạo phân tử của chất GDMT: Nguyên nhân làm thủng tầng ozon và một số biện pháp khắc phục. GDMT: Tác hại và các biện pháp phòng tránh khói thuốc lá.
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 35 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy
5.2.2. Xác định nhiệm vụ lồng ghép
Từ kiến thức vật lí ở mục “2.Cấu trúc chất khí”, giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra một số ví dụ. Thông qua đó, giáo viên đề cập đến cấu trúc của tầng ôzôn, sau đó liên hệ thực tế tình hình thủng tầng ôzôn hiện nay; qua đó, học sinh thấy được tầm quan trọng của tầng ôzôn và các biện pháp bảo vệ nó.
Từ kiến thức vật lí của mục 4, giáo viên yêu cầu học sinh đưa ra ví dụ để các em có thể nắm rõ nội dung vừa học. Đồng thời, giáo viên đề cập đến vấn đề hút thuốc lá và tác hại của nó đến sức khỏe. Qua đó, học sinh nâng cao ý thức phòng tránh khói thuốc lá, từ chối sự lôi kéo của bạn bè, vận động mọi người nói không với thuốc lá.
5.2.3. Đề nghị cách lồng ghép
Vị trí lồng ghép Hoạt động dạy Hoạt động học
2. Cấu trúc chất khí
Mỗi chất khí được tạo thành từ những phân tử giống hệt nhau. Mỗi phân tử có thể bao gồm một hoặc nhiều nguyên tử.
Nêu ví dụ về các chất khí có cấu tạo phân tử gồm 1, 2, 3 nguyên tử.
Hãy trả lời các câu hỏi sau bằng cách hoàn thành phiếu học tập (xem phụ lục 4). O3 là thành phần cấu tạo phân tử của tầng nào trong bầu khí quyển? Tầng đó có vai trò như thế nào? Nếu nó bị phá hoại thì hậu quả ra sao?
- Hình thức: Chia lớp thành 4 nhóm, phát phiếu học tập cho mỗi em.
- Thời gian thảo luận: 2 phút
- Sau khi hết thời gian thảo luận, các nhóm lần lượt trình bày theo từng câu hỏi. Giáo viên nhận xét và củng cố những biện pháp tiêu biểu góp phần làm giảm nguy cơ thủng
Chất khí có cấu tạo phân tử gồm:
1 nguyên tử: He, Ar, Ne 2 nguyên tử: Cl2,F2, CO 3 nguyên tử: CO2, SO2, O3 Các biện pháp ngăn chặn suy giảm tầng ôzôn. - Tiết kiệm năng lượng, tiết kiệm nước trong sinh hoạt và làm việc, sử dụng ánh sáng tự nhiên nếu có thể, không bật máy lạnh khi không cần thiết.
- Sơn nhà nên dùng cách quét hoặc lăn, không dùng phun sơn.
- Tận dụng các phượng tiên công cộng hơn là dùng xe máy cá nhân. Nếu có thể, nên sử dụng xe đạp hoặc đi bộ khi đi học hoặc đi làm. ?
?
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 36 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy
tầng ôzôn. - Giảm dùng các bao bì bằng nhựa, xốp. Nếu có sẵn nên tận dụng nhiều lần. - Vận động gia đình bạn bè cùng bảo vệ tầng ôzôn. 4. Một vài lập luận để hiểu cấu trúc phân tử của chất khí. Các phân tử khí chuyển động về mọi phía, và chỉ bị ngăn lại khi gặp thành bình; có thể cho rằng các phân tử khí chuyển động gần như tự do giữa hai va chạm.
Nêu ví dụ minh họa cho tính chất trên?
Khói thuốc có tác hại gì đến sức khỏe?
Cho học sinh quan sát tranh ảnh về tác hại của thuốc lá (Phụ lục 4).
Vậy, chúng ta cần làm gì để hạn chế được khói thuốc lá cũng như hạn chế được tình trạng ô nhiễm môi trường không khí?
Một người hút thuốc lá trong phòng.
- Mọi người trong phòng đều hít phải khói thuốc lá do các phân tử khí của khói thuốc chuyển động về mọi phía.
-Người ở ngoài phòng không hít phải do khói thuốc gặp vật cản (tường) bị chặn lại.
Thuốc lá là tác nhân gây ra bệnh ung thư phổi và một số bệnh khác như bệnh tim mạch, đột quỵ, khí phế thũng và các bệnh phổi mãn tính, ung thư miệng, đặc biệt là môi, lưỡi, miệng và họng.
Chúng ta cần:
- Xây dựng kế hoạch phòng, chống tác hại của thuốc lá trong toàn trường.
- Chủ trì, phối hợp với các ? ? ?
GVHD: Th.S-GVC: Đặng Thị Bắc Lý - 37 - SVTH: Châu Thị Phú Thủy Kết quả có thể đạt được
Qua bài học này, học sinh biết được:
- Nguyên nhân và tác hại của việc thủng tầng ozon. Từ đó học sinh đưa ra những biện pháp và điều chỉnh hành vi góp phần giảm nguy cơ thủng tầng ozon.
- Tác hại của khói thuốc lá từ đó điều chỉnh hành vi của bản thân nhằm giảm tình trạng học sinh hút thuốc lá, góp phần tuyên truyền vận động nói không với thuốc lá. Giúp thanh thiếu niên sống khỏe, có ích, giảm các vấn nạn học đường.