- Sự hình thành nạc:
1.4.1. Tình hình nghiên cứu ở nước ngoà
Xuất phát từ mục tiêu nâng cao hiệu quả kinh tế từ chăn nuôi lợn và
ñáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng, các nhà chọn giống lợn trên thế giới ñã sử dụng các phương pháp lai, tạo ưu thế lai nhằm tạo ra con lai thương phẩm nhiều máu có năng suất và tỷ lệ nạc cao. Nhiều giống lợn cao sản ñã ñược sử
dụng làm nguyên liệu cho các công thức lai như Yorkshire (Y), Landrace (L), Duroc (D), Hampshire (H), Pietrain (Pi)…
Theo Ian Gordon (1997), lai giống trong chăn nuôi lợn ñã có từ hơn 50 năm trước. Việc sử dụng lai hai, ba, bốn giống ñể sản xuất lợn thịt thương phẩm ñã trở thành phổ biến.
So sánh giữa các công thức lai hai, ba, bốn giống, Ostrowski và cs (1997) cho thấy con lai có 25% và 50% máu Pietrain có tỷ lệ nạc cao và chất lượng thịt tốt. Sử dụng ñực lai F1(Pi×D) có tác dụng nâng cao diện tích và khối lượng cơ thăn (Gajewczyk và cs, 1998). Theo kết quả nghiên cứu của nhiều tác giả cho thấy lợn lai có mức tăng khối lượng tốt và tỷ lệ nạc cao hơn so với lợn thuần. Gerasimov và cs (1997) cho biết công thức lai hai giống (Duroc × Large Black), công thức lai ba giống Duroc × (Poltava Meat ×
Russian Large White) có khả năng tăng khối lượng cao nhưng tiêu tốn thức ăn lại thấp so với các công thức khác.
Việc sử dụng nái lai (L × Y) phối giống với lợn Pi ñể sản xuất con lai ba giống, sử dụng nái lai (L × Y) phối với lợn ñực lai (Pi × D) ñể sản xuất con lai bốn giống khá phổ biến tại Bỉ (Pascal Leroy và cs, 1996). Lợn ñực giống Pi ñã ñược cải tiến (P-Rehal) có tỷ lệ nạc cao ñược sử dụng là dòng ñực cuối
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 33 cùng ñể sản xuất lợn thịt (Leroy và cs, 2000). Warnants và cs (2003) cho biết
ở Bỉ thường sử dụng lợn nái lai phối giống với lợn ñực Pi ñể sản xuất lợn thịt có tỷ lệ nạc cao và tiêu tốn thức ăn thấp.
Tại Áo với 4,8 triệu lợn thịt giết mổ hàng năm thì gần như tất cả ñược sản xuất từ lai hai, ba giống. Nái lai ñược sử dụng phổ biến là F1(Edelschwein
× LW) và F1(Edelschwein × L) ñược phối giống với lợn ñực Pi hoặc D ñể sản xuất con lai ba giống nuôi thịt.
Khi lai giữa Duroc với Landrace Bỉ, các tác giả Pavlik và Pulkrabek (1989) cho biết con lai có tăng khối lượng ñạt 804 g/ngày cao hơn so với lợn lai F1(L × Y).
Millet và cs (2004) nghiên cứu về lợn lai Pi × (L × D) cho kết quả về
khả năng qua các giai ñoạn nuôi 21 – 43 kg; 43 – 70 kg và 70 – 105 kg ñạt tương ứng 643; 833 và 792 g/ngày với mức tiêu tốn thức ăn tương ứng cho các giai ñoạn là 2,50; 2,88 và 3,71 kg; tỷ lệ nạc ñạt 56,6%; pH1 là 5,85; pH2 là 5,49 và tỷ lệ mất nước là 7,2.
Gschwender (2005) thông báo kết quả kiểm tra thành tích vỗ béo và giết thịt ñối với các giống lợn thuần như sau: ðối với giống DE tăng khối lượng ñạt 965 g/ngày; tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng ở mức 2,35 kg; tỷ
lệ nạc ñạt 57,6% và pH1 là 6,66; ñối với giống Du và Pi có mức tăng khối lượng ñạt 853 và 720 g/ngày với tiêu tốn thức ăn/kg tăng khối lượng là 2,72 và 2,50 kg; tỷ lệ nạc ñạt tương ứng 58,5% và 64,8%; pH1 là 6,52 và 6,28.
Mueller và cs (2006) khi nghiên cứu về vỗ béo và giết thịt ở lợn cái và lợn ñực thiến của giống lợn Pietrain ñã ñưa ra kết quả: lợn cái có tuổi giết thịt 202 ngày, tăng khối lượng bình quân trong giai ñoạn vỗ béo là 747 g/ngày, tỷ
lệ nạc là 58,7%; còn ở lợn ñực thiến với tuổi giết thịt 197 ngày có tăng khối lượng là 787 g/ngày, tỷ lệ nạc là 55,7%.
Trường ðại học Nông nghiệp Hà Nội – Luận văn thạc sỹ khoa học Nông nghiệp ……… 34