Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 105 - 112)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

3.2.1. Nhóm giải pháp hoàn thiện công cụ và phương pháp quản lý nhà

a. Tăng cường tuyên truyền giáo dục pháp luật và thông tin đất đai Kinh tế tăng trưởng, đô thị hóa nhanh dẫn đến tăng nhu cầu đất đai, kéo theo những mặt trái như: khiếu kiện và tranh chấp đất đai trở nên gay gắt, nhiều tình cảm tốt đẹp của hàng xóm láng giềng, gia đình mất đi khi có mâu thuẫn đất đai xảy ra; vấn đề ô nhiễm môi trường, vi phạm đất đai diễn ra nhiều hơn và tinh vi hơn,... Tuy nhiên, mức độ nhận thức của người dân về đất đai còn nhiều khác biệt. Tư tưởng coi đất đai là một tài nguyên, sản vật “trời cho” nên mạnh ai người đó chiếm đoạt, cũng như thiếu những quy định chặt chẽ trong quản lý về: sổ sách, thống kê, kiểm kê đất đai, trách nhiệm của người quản lý,....dẫn đến việc sử dụng đất chưa hiệu quả và không công bằng. Do đó, công tác tuyên truyền giáo dục cho mọi người có ý thức trong quản lý và sử dụng tiết kiệm nguồn lực đất đai cho phát triển của cộng đồng, xã hội theo hướng bền vững là một việc làm hết sức cần thiết.

Nhìn chung, hệ thống pháp luật đất đai còn phức tạp, đang trong quá trình hoàn thiện nên thay đổi nhiều, vì vậy chính quyền thị xã cần quan tâm:

- Rà soát toàn bộ các văn bản pháp luật về đất đai, hệ thống thành tập văn bản, trong đó phân biệt rõ các văn bản đang có hiệu lực thi hành và các văn bản đã thay thế. Văn bản được hệ thống theo thứ tự: Trung ương, tỉnh, thị

xã và theo nội dung từng lĩnh vực để tiện tra cứu. Đồng thời, thiết lập các tờ

rơi có nội dung liên quan đến quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (hộ

gia đình, cá nhân, tổ chức), thẩm quyền giải quyết các thủ tục hành chính của các cơ quan chuyên môn, trình tự, thủ tục hồ sơ từng loại như: giao đất, cho

98

thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng

đất; thực hiện các quyền của người sử dụng đất như: thế chấp, cho thuê lại, chuyển nhượng, chuyển đổi, thừa kế,…tất cả các loại quy trình này phải được niêm yết công khai tại các cơ quan chuyên môn thị xã, phường, xã và các tụ điểm dân cư công cộng, đồng thời đưa trên trang Website của thị xã.

- Trang Website phải được thường xuyên đăng tải những văn bản mới, những thông tin liên quan đến đất đai như: quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất, quy hoạch đô thị Gia Nghĩa; các dự án đầu tư, quy mô đất đai, tiến độ thực hiện thu hồi đất, chính sách bồi thường, giải phóng mặt bằng và tái định cư, giá đất của thị xã Gia Nghĩa,…Đồng thời, thiết lập email (thư điện tử) có bộ

phận chuyên trách tiếp nhận và giải đáp các câu hỏi của nhà đầu tư và người dân.

- Từng bước xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai (xác lập đầy đủ thông tin trên từng thửa đất như: giá đất, diện tích, hình thể, vị trí, mục đích sử dụng, cấp công trình xây dựng,…nguồn gốc sử dụng), mã hóa số liệu, thay thế quản lý thủ công bằng hệ thống tin học có độ chính xác cao, cũng như thuận lợi trong tra cứu trên mạng internet nhằm cung cấp các số liệu hồ sơ lưu trữ về đất đai, góp phần thúc đẩy sự phát triển thị trường bất động sản.

- Đẩy mạnh công tác phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai thông qua nhiều hình thức. Các cơ quan thông tin, báo chí: Báo Đăk Nông, Đài Phát thanh truyền hình Đăk Nông, Đài Truyền thanh thị xã, xã, phường. Tăng số

lượng bài viết, tăng thời gian tuyên truyền, phổ biến Luật Đất đai, các Nghị định của Chính phủ và các văn bản hướng dẫn thi hành của các Bộ, ngành Trung ương và các văn bản pháp quy do UBND tỉnh ban hành.

- Vận động từng khu vực, tổ dân phố xây dựng “hương ước” trên địa bàn, trong đó có quy định khen thưởng, phê bình những gia đình, cá nhân thực hiện chưa tốt quy định đất đai, đưa vào tiêu chí bổ sung khi xét danh hiệu "gia đình văn hoá".

99

b. Tăng cường qun lý cán b và kin toàn b máy qun lý nhà

nước v đất đai

Đội ngũ công chức của thị xã hiện được xem là thiếu và yếu về chuyên môn nghiệp vụ. Chính quyền thị xã cần có những biện pháp làm thay đổi nhận thức của công chức thực hiện quản lý nhà nước về đất đai.

- Kiện toàn các cơ quan chuyên môn của bộ máy quản lý đất đai của chính quyền thị xã: Phòng Tài nguyên và Môi trường, Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất, Trung tâm phát triển quỹ đất và Phòng Quản lý đô thị. Từng cơ quan rà soát chức năng, nhiệm vụ theo hướng dẫn của Trung ương và Sở Tài nguyên và Môi trường, Sở Nội vụ và nhiệm vụ được UBND thị xã giao theo tinh thần cải cách thủ tục hành chính, tăng cường trách nhiệm và tự

chịu trách nhiệm. Tập trung công việc về đầu mối, liên quan đến đất đai chỉ

có cơ quan tài nguyên và môi trường tham mưu; xây dựng quy chế phối hợp giải quyết công việc giữa các phòng, ban trong thị xã. Đối với vấn đề nào có liên quan đến nhiều cơ quan, thì tập trung vào một đầu mối thông qua Quy chế liên thông giữa các phòng, ban và chính quyền phường, xã. Các vấn đề

này phải được công bố trên mạng internet của Website thị xã Gia Nghĩa để tất cả nhà đầu tư và nhân dân biết liên hệ.

- Xây dựng các tiêu chuẩn thi tuyển công chức, thi tuyển các chức vụ

trong các phòng chuyên môn (nếu thấy người đang đảm nhiệm chưa hoàn thành nhiệm vụ). Xây dựng các tiêu chuẩn đánh giá kết quả công tác; khen thưởng, kỷ luật phải rõ ràng, khoa học, tránh khen thưởng hình thức, cào bằng. Kiên quyết đưa ra khỏi hệ thống quản lý những cán bộ không đủ tư

cách phẩm chất đạo đức, thiếu trách nhiệm, buông lỏng quản lý, bị kỷ luật do cố ý làm sai, không nắm bắt được công việc, không nguyên cứu, chủ quan, có biểu hiện tham ô, tham nhũng. Tuy nhiên, cũng cần quan tâm đào tạo hoặc

đào tạo lại cán bộ có tư cách tốt, trung thực, có kinh nghiệm trong chuyên môn, nhạy bén, có trách nhiệm với công việc và có triển vọng phát triển.

100

- Định kỳ hoặc khi có thay đổi chính sách, pháp luật đất đai phải tập huấn, đào tạo nghiệp vụ chuyên môn có sự phối hợp với các Trường, viện nghiên cứu chuyên ngành hoặc cơ quan chuyên môn cấp trên để cán bộ nắm bắt được những nội dung mới thay đổi.

- Tạo kênh giao lưu trực tuyến, trao đổi chuyên môn nghiệp vụ hoặc trao đổi kinh nghiệm quản lý thông qua diễn đàn nội bộ trên mạng internet giữa các cơ quan chuyên môn thị xã với cơ quan chuyên môn các huyện trong tỉnh và Sở Tài nguyên và Môi trường hoặc với nhà đầu tư và nhân dân nhằm giải đáp những thắc mắc vềđất đai.

- Một trong những biện pháp thiết thực và mang lại hiệu quả là chính quyền thị xã cần tập trung củng cố và kiện toàn cán bộ địa chính của cấp phường, xã. Bởi vì, khi nói đến quản lý nhà nước về đất đai, thì không thể

không nói đến quản lý của chính quyền cơ sở. Đất đai gắn liền địa bàn phường, xã và được sử dụng sinh lợi từ địa bàn. Đất đai không thể bóc tách, chuyển dịch ra khỏi địa phương như các tư liệu khác. Chính quyền phường, xã là người đại diện cho Nhà nước tại địa phương và thường trực, trực tiếp thực hiện việc giám sát theo dõi mọi hoạt động sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình và cá nhân hàng ngày. Người ta không thể quản lý tốt vềđất đai ở

một địa bàn cụ thể nào đó mà ở đấy chính quyền phường, xã yếu kém về năng lực, có nhiều tiêu cực. Thực tế cho thấy, nơi nào chính quyền cơ sở vững mạnh, thì nơi đó thường không để xẩy ra các bê bối trong quản lý đất đai, cũng như các vụ kiện cáo tranh chấp đất đai kéo dài. Các mối quan hệ về đất

đai chủ yếu phát sinh từ cơ sở, về mặt xã hội đất đai gắn liền với "lãnh thổ", "địa phận", "địa chỉ", gắn liền với lịch sử phát triển của đơn vị hành chính như

phường, xã. Do vậy, cần quan tâm, đầu tư thích đáng cả về lượng và chất đối với chính quyền cấp phường, xã.

Để thực hiện được vấn đề này, tùy theo quy mô diện tích hành chính của phường, xã, đặc điểm tự nhiên, vị trí, địa hình, cơ cấu đai đai, dân số và

101

nhu cầu biến động đất đai mà mỗi địa phương thành lập bộ phận địa chính giúp cho chính quyền phường, xã ít nhất từ 2 đến 4 cán bộ. Trong đó, bắt buộc phải có người đứng đầu chịu trách nhiệm chính, và phải là cán bộ hưởng lương nhà nước như cán bộ công chức hoặc viên chức. Có như vậy, trách nhiệm mới được nâng cao và yên tâm công tác. Đặc biệt là cán bộ trực tiếp làm công tác nghiệp vụ: kiểm kê, thống kê, đăng ký chỉnh lý biến động đất đai phải được ổn định lâu dài.

c. Tiếp tc thc hin ci cách th tc hành chính vềđất đai

Cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai vẫn là một yêu cầu có tính khách quan, bởi vì chất lượng quản lý nhà nước về đất đai phụ thuộc rất nhiều vào thủ tục hành chính. Mặc dù, trong những năm qua, chính quyền thị xã có quan tâm thực hiện và đạt được kết quả nhất định, tuy nhiên vẫn còn nhiều bất cập, chất lượng, hiệu quả, hiệu lực chưa tốt. Người dân vẫn còn kêu ca than phiền, nhất là các thủ tục hành chính về đất đai, cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất. Để khắc phục yếu kém trong việc thực hiện cải cách thủ

tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, trước hết chính quyền thị xã cần thực hiện một số nhiệm vụ như:

- Rà soát các văn bản pháp quy thuộc thẩm quyền cấp trên ban hành, đề

xuất loại bỏ hoặc sửa đổi, bổ sung những văn bản không còn hiệu lực; những quy định chồng chéo, bất hợp lý, không phù hợp thực tế, gây phiền hà cho nhà đầu tư và người dân. Đồng thời, chính quyền thị xã cũng tự rà soát và bãi bỏ những văn bản thuộc thẩm quyền đã ban hành không còn phù hợp. Cải cách phương thức xây dựng và ban hành các văn bản pháp quy, nâng cao chất lượng của văn bản pháp quy theo hướng nội dung phải ngắn gọn, dễ hiểu, dễ

xử lý khi có tranh chấp khiếu kiện, sát với thực tế và bảo đảm tính khả thi cao. Tất cả kết quả rà soát văn bản phải được đăng tải trên website thị xã.

- Sơ kết đánh giá mô hình “một cửa”, rút ra bài học kinh nghiệm; củng cố và hoàn thiện việc thực hiện mô hình “một cửa” theo hướng: tất cả các

102

công việc liên quan đến đất đai đều tập trung về đầu mối tại Văn phòng đăng ký quyền sử dụng đất thị xã (tiếp nhận và trả kết quả). Các bộ phận liên quan có trách nhiệm phối hợp giải quyết các thủ tục hành chính theo yêu cầu của công dân và tổ chức thông qua quy trình quy định rõ thời gian thực hiện. “Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả” đưa trên mạng internet tại Website của cơ quan chuyên môn để tất cả người dân và doanh nghiệp biết

được hồ sơ gì, thủ tục như thế nào, vấn đề mình yêu cầu được giải quyết đến

đâu và kết quả giải quyết như thế nào. Các quy trình có thể thực hiện được là: cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, thủ tục đăng ký thống kê, thủ tục thực hiện các quyền của người sử dụng đất, thủ tục giải quyết đơn thư khiếu nại, tố cáo của công dân.

- Xây dựng Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã là nơi tập trung đầu mối thực hiện nghiệp vụ chuyên môn, là cơ quan giải quyết các dịch vụ công, cung cấp mọi thông tin đất đai. Để thực hiện được nhiệm vụ

cung cấp thông tin đất đai, chính quyền thị xã cần đầu tư trang bị đủ máy móc thiết bị chuyên ngành, máy vi tính và con người để xây dựng cơ sở dữ liệu đất

đai, lưu trữ và cung cấp thông tin cho chính quyền thị xã hoạch định các chính sách, cung cấp cho doanh nghiệp và người dân khi cần. Xây dựng quy trình

đăng ký đất đai qua mạng internet, giảm bớt các loại giấy tờ không cần thiết.

Để đảm bảo tính hệ thống cung cấp dịch vụ công, thì Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã cũng như Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất các huyện nên trực thuộc Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất của tỉnh, dưới mô hình là một chi nhánh kết nối mọi thông tin từ tỉnh đến thị xã. Khác với mô hình hiện nay là Văn phòng Đăng ký quyền sử dụng đất thị xã trực thuộc Phòng Tài nguyên và Môi trường thị xã, vấn đề này cần kiến nghị lên cấp trên để tổng kết, đánh giá và ra quyết định. Thực hiện được mô hình này sẽ tạo ra nhiều thuận lợi như: thông tin đất đai được tập trung đầu mối, thông tin được xử lý thống nhất và trở thành một hệ thống hoàn chỉnh. Các vấn đề

103

liên quan đến nghiệp vụđịa chính được theo dõi đồng bộ, xuyên suốt và xử lý kịp thời khi có biến động mọi lúc, mọi nơi.

d. Tăng cường quyn hn và trách nhim qun lý nhà nước v đất

đai ca các cp

Luật Đất đai năm 2013 đã phân cấp thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính nhiều hơn các Luật trước đó. Cụ thể: đối với tổ chức là do cấp tỉnh; hộ

gia đình, cá nhân là cấp huyện, thị xã thuộc tỉnh (phân quyền theo đối tượng sử dụng đất), riêng cấp xã (phường, thị trấn) chỉ được phép cho thuê quỹđất công ích do địa phương quản lý trong thời hạn không quá 5 năm và xác nhận nguồn gốc, thời điểm sử dụng đất chuyển lên cấp trên xem xét quyết định. Có thể thấy rằng về thẩm quyền xử lý các vấn đề liên quan đến đất đai chủ yếu là

ở cấp tỉnh và cấp huyện. Tuy nhiên, Luật Đất đai lại quy định trách nhiệm quản lý nhà nước về đất đai lại theo địa bàn hành chính. Điều này có thể thấy rằng quyền hạn cấp phường, xã là ít nhất, nhưng trách nhiệm quản lý lại nặng nề nhất. Trong khi đó, con người làm công tác quản lý đất đai ở phường, xã, Luật Đất đai quy định chỉ có cán bộ địa chính (một người), đây là vấn đề khó khăn nhất trong việc thực thi nhiệm vụ quản lý nhà nước về đất đai ở cơ sở. Và cũng chính từ vấn đề này mà mọi vướng mắc về đất đai như: lấn, chiếm; chuyển nhượng, chuyển mục đích, tranh chấp, khiếu kiện, tiêu cực đất

đai,…không được phát hiện và xử lý kịp thời, thì lên chính quyền cấp huyện (thị xã) hay cấp tỉnh sẽ gặp vô cùng khó khăn để xử lý. Từ vấn đề này, để

chính quyền thị xã quản lý nhà nước vềđất đai được tốt, một trong những giải pháp quan trọng mà chính quyền thị xã không thể tự hoàn thiện được đó là việc phân cấp trong quản lý nhà nước về đất đai. Chính quyền thị xã có thể

thực hiện các vấn đề như:

- Xây dựng mô hình giao nhiệm vụ cho cơ quan chuyên môn và cấp phường, xã rõ ràng và chi tiết để thực hiện. Đồng thời, tăng trách nhiệm cá nhân của người đứng đầu và có chế tài xử lý nghiêm nếu vi phạm.

104

- Đối với chính quyền thị xã cần tổ chức triển khai các quy định của Nhà nước cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương. Tập trung vào việc nghiên cứu hoạch định việc tổ chức thực hiện và kiểm tra thực thi chính sách tại phường, xã.

- Thị xã cần phân tách rõ ràng giữa các công việc thuộc dịch vụ công và

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 105 - 112)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)