Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 37 - 39)

7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u

1.2.6. Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử

- Quản lý, giám sát việc thực hiện quyền và nghĩa vụ của người sử dụng

đất: để đảm bảo người sử dụng đất phải thực hiện đúng các quyền, đồng thời phải tuân thủ đúng nghĩa vụ mà pháp luật cho phép, các cơ quan của bộ máy nhà nước phải có cơ chế giám sát, kiểm tra việc sử dụng đất. Đây là tổng hợp những biện pháp về chính sách, cơ chế và cả tiến bộ kỹ thuật được áp dụng,

để buộc người sử dụng đất phải tuân thủ pháp luật. Đồng thời, hạn chế tính quan liêu thậm chí tiêu cực của cán bộ làm công tác quản lý nhà nước về đất

đai, giúp người sử dụng đất khai thác, sử dụng có hiệu quả cao nhất diện tích

đất mà Nhà nước giao quyền sử dụng.

Quản lý việc thực hiện các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất

được tiến hành thông qua hệ thống tổ chức cơ quan hành chính các cấp và hệ

thống tổ chức ngành địa chính các cấp. Trên cơ sở những quy định chung về

quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất (từ Điều 166 đến Điều 172 Luật Đất

đai 2013), cán bộ địa chính và các cơ quan chức năng hướng dẫn các chủ sử

dụng đất thực hiện đúng các quyền và nghĩa vụ của người sử dụng đất ngay từ

các đơn vị hành chính cấp cơ sở là xã, phường, thị trấn, bảo đảm các quy định của pháp luật được thực thi đúng.

- Quản lý các hoạt động dịch vụ công vế đất đai: thị trường bất động sản muốn phát triển thì một trong những yêu cầu đó là đối tượng tham gia thị

trường phải nhận thức được đầy đủ về các thông tin cần thiết của hàng hoá đất

đai, cũng như khuôn khổ pháp lý điều chỉnh các hoạt động kinh doanh. Trong sự phát triển của kỹ thuật công nghệ thông tin hiện đại ngày nay, Nhà nước cần xây dựng một hệ thống dữ liệu các thông tin về các đặc điểm đất đai, vị

trí, hình dáng lô đất, diện tích, các chủ sở hữu, giá các loại đất, thời điểm giao dịch chuyển nhượng quyền sử dụng đất,... Hệ thống thông tin này là một mạng lưới kết nối giữa các cơ quan nhà nước từ Trung ương đến địa phương,

30

các ngân hàng, cơ quan thuế... giúp Nhà nước kiểm soát được tình trạng sử

dụng đất, cung và cầu về đất đai, giá cả trên thị trường, thuận tiện cho người sử dụng có nhu cầu tra cứu. Hệ thống này do các “Tổ chức sự nghiệp công” thực hiện thường xuyên cập nhật thông tin, cung cấp rộng rãi cho các đối tượng sử dụng là các cơ quan quản lý đất đai và người sử dụng đất. Để làm

được điều này Nhà nước cần có sự đầu tư thích đáng về kinh phí, cũng như có chính sách đào tạo, phát triển nguồn nhân lực hợp lý. Thông tin về đất đai cần phải công khai minh bạch, không chỉ có ích cho thị trường quyền sử dụng đất trong thị trường bất động sản mà còn giúp người dân nâng cao hiểu biết và có ý thức hơn trong quản lý và sử dụng đất đai.

1.2.7. Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất đai; giải quyết tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố

cáo trong quản lý và sử dụng đất

- Thanh tra, kiểm tra việc chấp hành các quy định của pháp luật về đất

đai: là việc cơ quan nhà nước có thẩm quyền xem xét việc các quy định của pháp luật có được thực hiện theo đúng trình tự, đúng nội dung, đúng thời điểm và các điều kiện cụ thể khác hay không. Qua thanh tra, kiểm tra phát hiện các sai phạm để ngăn chặn kịp thời tránh hậu quả xấu gây thiệt hại cho Nhà nước hoặc cá nhân. Kịp thời xử lý các vi phạm theo quy định của pháp luật, nhằm

đảm bảo mọi đối tượng phải thực thi pháp luật nghiêm túc, đảm bảo sự bình

đẳng giữa những đối tượng sử dụng đất và các cơ quan quản lý của Nhà nước.

Ở mỗi cấp quản lý, bộ máy quản lý nhà nước đều có chức năng thanh tra, kiểm tra việc chấp hành quy định của pháp luật.

- Giải quyết các tranh chấp về đất đai; giải quyết khiếu nại, tố cáo trong quản lý, sử dụng đất:

+ Tranh chấp đất đai là tranh chấp về quyền và nghĩa vụ của người sử

dụng đất giữa hai hoặc nhiều bên trong quan hệ đất đai. Khi có tranh chấp quyền sử dụng đất, các bên không thể cùng nhau tự giải quyết mà yêu cầu các

31

cơ quan nhà nước có thẩm quyền phải giải quyết tranh chấp trên cơ sở các quy định của pháp luật.

+ Khiếu nại là việc người sử dụng đất đề nghị cơ quan nhà nước có thẩm quyền giải quyết những yêu cầu về quyền lợi đối với quyền sử dụng đất của tổ chức hoặc cá nhân có liên quan hoặc kiến nghị với cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước giải quyết những vấn đề lợi ích của họ mà cơ quan nhà nước cấp dưới đã giải quyết nhưng người sử dụng đất chưa đồng tình. Tố cáo các vi phạm trong quản lý sử dụng đất là việc công dân, tổ chức tố cáo những hành vi sai phạm của người thực hiện pháp luật gây thiệt hại cho Nhà nước, xã hội. Giải quyết khiếu nại, tố cáo vềđất đai nhằm điều tiết mối quan hệ giữa Nhà nước với người sử dụng đất trong việc quản lý và sử dụng đất đai theo quy định của pháp luật nhằm thực hiện đúng Quy chế dân chủ, công khai và công bằng xã hội.

Một phần của tài liệu Luận văn thạc sĩ quản lý nhà nước về đất đai trên địa bàn thị xã gia nghĩa, tỉnh đăk nông (Trang 37 - 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(131 trang)