7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
3.1.3. Dự báo nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020
a. Quan điểm sử dụng đất
- Tiếp tục khai thác, sử dụng tiết kiệm và có hiệu quả quỹ đất. Cần có những công trình nghiên cứu sâu về tài nguyên đất, đánh giá thích hợp đất đai
để bố trí sử dụng hợp lý, khoa học, nhằm mang lại hiệu quả cao trong sản xuất nông, lâm nghiệp và cải thiện môi trường.
- Chuyển đổi mục đích sử dụng đất phục vụ yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Trong cơ cấu sử dụng đất cần dành một tỷ lệ thích hợp cho các mục đích sử dụng phi nông nghiệp căn cứ vào điều kiện thực tế, đáp ứng các yêu cầu phát triển lâu dài, tạo cơ sở vững chắc cho sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa trên địa bàn thị xã.
- Tiếp tục đầu tư khai thác đất chưa sử dụng đưa vào sử dụng cho mục
đích nông lâm nghiệp phát triển bền vững. Khoanh nuôi tái sinh rừng tự nhiên, trồng rừng mới kết hợp với trồng cây lâu năm để đạt tỷ lệ che phủ an toàn sinh thái.
- Trong giai đoạn 10 năm tới đối với đất sản xuất nông nghiệp cần bảo vệ diện tích đất trồng rừng sản xuất cho năng suất ổn định tại các xã, song song với việc chuyển đổi cơ cấu cây trồng theo hướng sản xuất hàng hóa, tăng diện tích cây ăn quả, phát triển mạnh các mô hình kinh tế trang trại và chăn nuôi tập trung. Lựa chọn giống cây trồng, vật nuôi dựa trên lợi thế và tiềm năng của từng vùng trong thị xã.
- Sử dụng hợp lý các loại đất chuyên dùng, đất ở trong khu dân cư đô thị và nông thôn theo tiến trình đô thị hóa, xây dựng nông thôn mới, ưu tiên
đầu tư cơ sở hạ tầng cùng với việc bố trí hợp lý đất ở, đất sản xuất cho các khu vực nông thôn đểổn định đời sống dân cư.
b. Nhu cầu sử dụng đất đến năm 2020
91
Phát huy lợi thế so sánh về tài nguyên đất đai, khai thác hợp lý tài nguyên đất, tài nguyên nước vốn có của thị xã để phát triển nông nghiệp bền vững và bảo vệ môi trường. Bố trí sử dụng đất nông nghiệp theo vùng sinh thái. Tăng thu nhập trên một đơn vị diện tích, giải quyết hài hòa lợi ích trước mắt và lâu dài, giữa lợi ích từng vùng trong thị xã và lợi ích của cộng đồng dân cư, phù hợp với nguyện vọng của người sử dụng đất. Từng bước chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi trên cơ sở bảo đảm tính hiệu quả, tính ổn định và bền vững. Bảo vệ một cách nghiêm ngặt diện tích đất rừng hiện tại, trồng mới từ đất chưa sử dụng. Đi đôi với tu bổ bồi dưỡng và bảo vệ rừng. Dự kiến
đến năm 2020, thị xã Gia Nghĩa được quy hoạch mở rộng với diện tích tự
nhiên 75.458 ha (gấp 2,65 lần diện tích hiện tại), trong đó đất nông nghiệp khoảng 7.543,78ha; chiếm 10% tổng diện tích tự nhiên.
Đất phi nông nghiệp:
Nhằm đáp ứng nhu cầu đô thị hóa và một số điểm dân cư, giải quyết nhu cầu đất ở, đất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp - dịch vụ tập trung, xây dựng cơ sở hạ tầng và các cơ sở sản xuất kinh doanh trên địa bàn thị xã, đến năm 2020 đất phi nông nghiệp toàn thị xã khoảng 64.765 ha, chiếm 86% diện tích đất tự nhiên. Trong đó, đất ở 1.205 ha; đất có mặt nước chuyên dùng 2.336 ha; đất chuyên dùng khác 61.224 ha.
Đất đô thị:
Định hướng phát triển thị xã Gia Nghĩa đến năm 2020: phát triển thị xã Gia Nghĩa cần tính đến xây dựng đồng bộ kết cấu hạ tầng, đặc biệt là hệ thống giao thông. Xây dựng thị xã Gia Nghĩa ngày càng xứng đáng với vị trí là trung tâm chính trị, kinh tế - xã hội của tỉnh.
Phát triển và mở rộng không gian thị xã: được chia thành 5 khu vực như
sau: Khu vực trung tâm, khu vực phía Đông Bắc, khu vực phía Đông Nam, khu vực phía Tây Bắc và khu vực phía Tây Nam.
92
Để cải tạo chức năng trung tâm hành chính của tỉnh Đắk Nông và đô thị
Gia Nghĩa, khu triển lãm và hội nghị có quy mô đủ lớn đểđảm bảo tổ chức các cuộc hội thảo và họp quy mô quốc tế và các cuộc hội nghị thu hút đầu tư nước ngoài. Thiết lập hệ thống mạng lưới đường giao thông và đường cho người đi nhằm cải tạo mối liên hệ giữa các khu chức năng. Hành lang xanh (hướng Bắc Nam) và vùng đệm xanh (hướng Đông Tây) phải được kết nối xuyên suốt thị
xã trong mạng lưới cây xanh vĩ mô. Khu trung tâm xã Quảng Thành là khu vực xây dựng đô thị và xã Quảng Thành tổ chức các cơ sở du lịch thành một trong các nút du lịch của đô thị Gia Nghĩa. Khu trung tâm xã Đắk R’Moan là khu vực xây dựng đô thị với loại hình ở mật độ trung bình do khu vực này nằm gần khu tiếp nhận nguồn nước chính.
Khu vực Tây Nam: Dự kiến sẽ thu hút nhiều người đến khu vực này do sự hình thành của Khu công nghiệp Nhân Cơ và tổ hợp khai thác nhôm Nhân Cơ. Dự kiến trong thời gian tới sẽ vận chuyển nhiều hành khách do mở cửa sân bay Nhân Cơ và mở rộng quốc lộ 14 có lộ giới 21,6m để đáp ứng nhu cầu vận chuyển hành khách và hàng hóa. Xây dựng khu đô thị mới nằm trên quốc lộ 14
để đáp ứng nhu cầu của một lượng lớn dân cư theo các tổ hợp công nghiệp và quá trình đô thị hóa. Đảm bảo chức năng của khu đô thị thông qua việc tổ chức không gian các dịch vụ hành chính và thương mại.
Khu vực Tây Bắc: Thiết lập cụm công nghiệp chế biến sản phẩm nông nghiệp - ngư nghiệp cùng với các trung tâm dịch vụ hậu cần, cơ sở nghiên cứu sinh học cho ngành nông - lâm nghiệp tại xã Trường Xuân. Hình thành khu đô thị trên cơ sở các yếu tố phát triển cụm công nghiệp. Khu vực này được tổ chức một nút giao thông chính với đường cao tốc Hồ Chí Minh. Sẽ tổ chức lại khu dân cư hiện trạng có đủ các tiện ích công cộng đáp ứng tốt cuộc sống của người dân.
Khu Đông Nam: Tại xã Đắk Nia, các làng dân tộc thiểu số cần được duy trì với đầy đủ tiện ích công cộng và không gian tổ chức sự kiện như các nghi lễ
93
truyền thống của các đồng bào dân tộc. Cần bảo đảm quỹ đất xây dựng nhà nghỉ, khách sạn cho các du khách tham quan. Đảm bảo quỹ đất cho cơ sở
Nghiên cứu và Phát triển nhằm tăng cường liên kết chức năng giữa các cụm công nghiệp.
Khu Đông Bắc: Thiết lập cụm công nghiệp Đắk Ha với các ngành nông nghiệp, ngư nghiệp và thủ công truyền thống tại xã Đắk Ha. Hình thành khu đô thị trên cơ sở các yếu tố phát triển cụm công nghiệp. Đảm bảo quỹđất để xây dựng trung tâm xã và các công trình tiện ích công cộng phục vụ sinh hoạt của cộng đồng dân cư.
Diện tích tự nhiên của thị xã sau khi mở rộng khoảng 75.458 ha, quy mô dân số khoảng là 146.000 người, trong đó dân sốđô thị là 100.000 người; nông thôn là 46.000 người. Đầu tư xây dựng đồng bộ các hạng mục công trình công cộng như trong các lĩnh vực văn hoá, thể thao, nhà ở, hạ tầng kỹ thuật, khu