7. Tổng quan tài liệu nghiên cứ u
1.3.3. Kinh nghiệm của Thành phố Đàn ẵng
Đà Nẵng là trung tâm kinh tế, văn hóa, giáo dục, khoa học và công nghệ của khu vực miền Trung - Tây Nguyên, là thành phố lớn thứ 4 và là đô thị loại 1 trực thuộc Trung ương của Việt Nam. Đà Nẵng có diện tích đất tự
nhiên là 1.255,53km2, trong đó: đất lâm nghiệp 512,21km2; đất nông nghiệp là 117,22km2; đất chuyên dùng là 385,69km2; đất ở 30,79km2 và đất chưa sử
dụng 207,62km2. Dân số năm 2009 là 887.070 người. Mật độ dân số khoảng 907 người/km2. Có 08 đơn vị hành chính cấp huyện (6 Quận và 02 huyện), tổng cộng gồm 57 phường, xã, thị trấn.
Đà Nẵng có chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) đứng đầu Việt Nam trong 3 năm 2008, 2009 và 2010, năm 2011, 2012 xếp thứ 7 và thứ 12
đến năm 2013 Đà Nẵng quay lại xếp thứ 1, đồng thời đứng đầu về chỉ số hạ
tầng, và chỉ số môi trường đầu tư. Đà Nẵng đã có chủ trương ưu tiên phát triển các ngành công nghiệp sạch, phục vụ mục tiêu “Xây dựng Đà Nẵng - Thành phố môi trường”.
Để thực hiện mục tiêu trên, sau khi Luật Đất đai năm 1993 được sửa
36
nước có tốc độ đô thị hóa rất nhanh, là thành phố đi đầu trong công tác lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất và quy hoạch đô thị. Trong công tác quản lý nhà nước về đất đai, Đà Nẵng đã làm tốt công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai; hoàn thành việc đo đạc lập bản đồ và hồ sơđịa chính từ năm 1996. Là địa phương thực hiện rất thành công trong công tác bồi thường giải phóng mặt bằng, khai thác quỹ đất tạo nguồn thu cho ngân sách thành phố và cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất theo Nghị định 60/CP của Chính phủ. Trong những năm qua, Đã Nẵng đã thực hiện việc thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất để triển khai hơn 1.300 dự án đầu tư, với diện tích khoảng 17.000ha, đã di dời giải tỏa trên 85.000 hộ dân. Riêng từ năm 2005
đến nay, việc thu hồi đất, giao đất để đầu tư hơn 1.000 dự án, với tổng diện tích đất khoảng 13.000ha, tổng số tiền thu từ đất khoảng 14.700 tỷđồng. Đặc biệt, trước năm 2003, khi Luật Đất đai chưa sửa đổi, Đà Nẵng đã tập trung chỉ đạo triển khai và cơ bản hoàn thành công tác cấp giấy chứng nhận quyền sử
dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân theo Nghị định 64/CP của Chính phủ. Với tổng số giấy đã cấp hơn 142.400 giấy, đạt tỷ lệ trên 90%. Đây là kết quả nổi bật của Đà Nẵng theo đúng tinh thần Nghị quyết số 07/2007/QH12 của Quốc hội. Bên cạnh đó, hàng năm đều thành lập các đoàn thanh tra, kiểm tra về tình hình sử dụng đất của các tổ chức, hộ gia đình, cá nhân, nhằm kịp thời phát hiện xử lý các trường hợp vi phạm.
Với những kết quả nêu trên, tại Hội nghị Tổng kết thi hành Luật Đất đai vào ngày 12/12/2010, Bộ Trưởng Bộ Tài nguyên và Môi trường khẳng định,
Đà Nẵng được coi là “mô hình điểm” cần “nhân rộng” ra các địa phương cả
nước.
1.3.4. Bài học kinh nghiệm về quản lý nhà nước về đất đai
Qua công tác quản lý nhà nước về đất đai ở ba địa phương nêu trên có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm cần lưu ý, đó là:
37
Một là, cần coi trọng công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai cho cán bộ và nhân dân một cách sâu rộng để mọi người biết và thực hiện đúng pháp luật. Đào tạo, tập huấn nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho cán bộ quản lý. Nhận thức của cán bộ và người dân được nâng lên sẽ
tạo ra những chuyển biến tích cực trong quản lý, sử dụng đất đai.
Hai là, quản lý về đất đai là một lĩnh vực phức tạp dễ dẫn đến những sai phạm, do đó lãnh đạo chính quyền cần phải công tâm, gương mẫu trong chỉ đạo điều hành. Cần tăng cường sự kiểm tra, giám sát thường xuyên của cấp ủy đảng, chính quyền, các tổ chức chính trị - xã hội, của doanh nghiệp và người dân. Nơi nào buông lỏng công tác quản lý nhà nước về đất đai, thì nơi
đó dễ xảy ra vi phạm đất đai.
Ba là, để công tác quản lý nhà nước về đất đai được thực hiện tốt, công khai minh bạch, dân chủ, thì các công cụ phục vụ quản lý phải được thiết lập
đầy đủ, chính xác và thường xuyên cập nhật chỉnh lý bổ sung và khai thác có hiệu quả.
Bốn là, để thực hiện có hiệu quả công tác cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai và hạn chế tiêu cực trong quản lý, sử dụng đất, trước hết cần nghiên cứu xây dựng quy trình cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng các loại đất, các thủ tục đăng ký thực hiện các quyền của người sử dụng đất có sự
phối hợp liên thông giữa các cơ quan liên quan.
Năm là, để giao đất, cho thuê đất, chuyển mục đích sử dụng đất, thu hồi
đất thực hiện theo quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất được phê duyệt và tránh những tiêu cực, phải thực hiện hình thức đấu giá quyền sử dụng đất, đấu thầu dự án có sử dụng đất.
Sáu là, công tác kiểm tra, giám sát phải thường xuyên và coi trọng, nhằm phát hiện, ngăn chặn các sai phạm và xử lý kịp thời. Khi đã phát hiện ra những sai phạm thì chính quyền các cấp cần phải kiên quyết xử lý triệt để, không nể nang, bao che và nên công bố kết quả xử lý công khai.
38
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ ĐẤT ĐAI TRÊN ĐỊA BÀN THỊ XÃ GIA NGHĨA
2.1. ĐIỀU KIỆN TỰ NHIÊN, KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA THỊ XÃ GIA NGHĨA NGHĨA
2.1.1. Điều kiện tự nhiên, tài nguyên thiên nhiên
a. Vị trí địa lý và điều kiện thổ nhưỡng
Thị xã Gia Nghĩa nằm ở khu vực Nam Tây nguyên là trung tâm kinh tế- xã hội, chính trị của tỉnh Đăk Nông, được thành lập ngày 15 tháng 7 năm 2005 theo Nghịđịnh số 82/2005/NĐ-CP, ngày 27/6/2005 của Chính Phủ, trên cơ sở diện tích, dân số của ba đơn vị hành chính là thị trấn Gia Nghĩa, xã Quảng Thành và xã Đăk Nia của huyện Đăk Nông cũ.
Phía Đông giáp huyện Đăk G’long, tỉnh Đăk Nông. Phía Tây giáp huyện Đăk R’lấp, tỉnh Đăk Nông. Phía Nam giáp huyện Bảo Lâm, tỉnh Lâm
Đồng. Phía Bắc giáp huyện Đăk Song, tỉnh Đăk Nông.
Dân số thị xã Gia Nghĩa tính đến 31/12/2013 là: 52.494 người, chiếm
khoảng 9,5% dân số toàn tỉnh Đắk Nông. Mật độ dân số: 185,84 người/km2 Thị xã Gia Nghĩa có 8 đơn vị hành chính gồm 05 phường: Nghĩa Đức,
Nghĩa Thành, Nghĩa Tân, Nghĩa Phú, Nghĩa Trung và 03 xã gồm: Quảng Thành, Đăk Nia và Đăk R’Moan.
Thị xã Gia Nghĩa cách thành phố Buôn Ma Thuột 120 km theo quốc lộ
14 về phía Đông Bắc; cách thành phố Hồ Chí Minh 240 km về phía Nam; là giao điểm giữa quốc lộ 14 nối thành phố Buôn Ma Thuột tỉnh Đăk Lăk với thị
xã Gia Nghĩa và các tỉnh Bình Phước, Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh…, và quốc lộ 28 nối trung tâm thị xã Gia Nghĩa với tỉnh Lâm Đồng và các tỉnh vùng Duyên hải Nam Trung Bộ như: Ninh Thuận, Bình Thuận,…Trong tương lai sẽ có đường sắt đi qua nối khu mỏ khai thác bô xít với các khu công nghiệp của các tỉnh Bình Phước, Bình Thuận, Bình Dương,
39
thành phố Hồ Chí Minh. Đây chính là lợi thế trong quan hệ phát triển kinh tế - xã hội trong tương lai của thị xã, sẽ có điều kiện tăng cường các quan hệ hợp tác đầu tư phát triển.
Hình 2.1. Bản đồ hành chính thị xã Gia Nghĩa
Thị xã Gia Nghĩa có địa hình phức tạp, gồm nhiều dãy đồi núi mấp mô xen kẽ nhiều khe suối tự nhiên lớn, nhỏ tạo thành dạng địa hình đồi núi bị
chia cắt mạnh. Địa hình thị xã có hướng thấp dần từ Bắc xuống Nam, từĐông sang Tây; địa hình của thị xã như vậy rất không thuận lợi trong canh tác nông
40
nghiệp, xây dựng giao thông, xây dựng các công trình, nhưng lại tạo cảnh quan sinh động và thơ mộng cho khu đô thị có dáng vẻ đặc trưng riêng biệt của miền núi Tây Nguyên.
Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa bắt đầu từ tháng 4 và kết thúc vào tháng 10, mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau. Lượng mưa bình quân năm là: 2.339 mm, phân bố chủ yếu vào mùa mưa (khoảng 90%). Về mùa khô, khí hậu khô hạn, độẩm thấp. Sự phân bố không đồng đều này đã ảnh hưởng đến sản xuất, nhất là sản xuất nông nghiệp và sinh hoạt của nhân dân.
- Nhiệt độ bình quân năm là: từ 220C - 240C. - Số giờ nắng bình quân năm từ 2.000 – 2.200 giờ. - Lượng bốc hơi bình quân năm là: 1.000 mm. - Độẩm không khí bình quân năm là: 82%.
- Gió có hai hướng chính theo mùa: mùa khô gió Đông Bắc; mùa mưa
gió Tây Nam. (Nguồn: Trung tâm khí tượng thủy văn Đăk Nông).
b. Các nguồn tài nguyên
- Tài nguyên đất: Diện tích tự nhiên của thị xã Gia Nghĩa có 28.384 ha và cơ cấu sử dụng đất năm 2013 như sau: 1- Đất nông nghiệp: 22.511 ha Trong đó: + Đất sản xuất nông nghiệp: 17.543 ha + Đất lâm nghiệp có rừng: 4.840 ha + Đất nuôi trồng thuỷ sản: 126 ha + Đất nông nghiệp khác: 2 ha 2- Đất phi nông nghiệp: 4.619 ha
Trong đó :
41
+ Đất chuyên dùng: 2.716 ha + Đất tôn giáo tín ngưỡng: 6 ha + Đất nghĩa trang, nghĩa địa: 34 ha
+ Đất sông suối và mặt nước chuyên dùng: 1.318 ha 3- Đất chưa sử dụng: 1.254 ha
Trong đó :
+ Đất bằng chưa sử dụng: 400 ha + Đất đồi núi chưa sử dụng: 854 ha
Như vậy diện tích đất chưa sử dụng vẫn còn nhiều, chủ yếu là đất đồi núi chưa sử dụng, có thể khai thác đưa vào trồng rừng phát triển lâm nghiệp và du lịch.
- Tài nguyên nước:
Tài nguyên nước mặt do nguồn nước mưa cung cấp, được lưu giữ trong các hồ và hệ thống khe suối. Nhìn chung, nước mặt trong khu vực tương đối dồi dào do lượng mưa trung bình năm lớn. Tuy nhiên do chịu ảnh hưởng của khí hậu cao nguyên, lại nằm ở phía Tây, cuối dãy Trường Sơn nên vào mùa khô mưa ít, nắng nóng kéo dài làm khô hạn, nhiều lúc thiếu nước.
Tài nguyên nước ngầm, phân bố ở hầu khắp cao nguyên bazan và các
địa bàn trong thị xã, có trữ lượng lớn ở độ sâu 40-90m. Đây là nguồn cung cấp nước bổ sung cho sản xuất và sinh hoạt vào mùa khô.
- Tài nguyên rừng:
Trước đây rừng tự nhiên được phân bố đều trong khu vực thị xã, tập trung chủ yếu ở vùng núi cao, rừng tự nhiên có nhiều hệ động vật, thực vật phong phú và đa dạng. Nhiều khu rừng nguyên sinh có nhiều loại gỗ và nhiều loại dược liệu có giá trị kinh tế và khoa học. Trong rừng còn có nhiều loại
động vật quý hiếm như: voi, hổ, gấu v.v. được ghi trong sách đỏ thế giới. Rừng đóng vai trò phòng hộđầu nguồn, chống xói mòn, bảo vệ môi sinh.
42
- Tài nguyên khoáng sản:
Trên địa bàn thị xã có các loại khoáng sản như bô xít, đá Grannit, sét Cao Lanh và một số khoáng sản quý hiếm như Vonfram, Thiếc,… Ngoài ra còn có các tài nguyên khá phong phú là nguyên liệu cho sản xuất vật liệu xây dựng như: đá xây dựng, đất sét phân bố rải rác, có thể khai thác công nghiệp, sản xuất gạch, ngói phục vụ nhu cầu xây dựng. Sét cao lanh làm gốm sứ cao cấp phân bố tập trung ở thị xã Gia Nghĩa hiện nay. Hiện tại, thực hiện chủ
trương của Chính phủ, Tập đoàn Than khoáng sản Việt Nam đã triển khai thăm dò tổng thể và thí điểm khai thác bô xít một số vị trí. Hiện nay, đã triển khai xây dựng nhà máy khai thác bô xít ở xã Nhân Cơ, huyện Đăk R’lấp, dự
kiến cuối năm 2014 sẽ đưa vào vận hành khai thác. Trong năm 2015 sẽ tiến hành khai thác bô xít quy mô lớn, góp phần phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh
Đắk Nông nói chung và thị xã nói riêng và giải quyết việc cho người lao động trên địa bàn thị xã.
2.1.2.Tình hình kinh tế - xã hội
a. Dân số và lao động.
- Đặc điểm Dân số:
Để hiểu rõ về đặc điểm dân số, trước hết cần nghiên cứu tình hình biến
động dân số của thị xã qua các năm, cụ thể:
Bảng 2.1. Dân số trung bình giai đoạn 2005 - 2013, phân theo giới tính và phân theo thành thị và nông thôn:
Phân theo giới tính
Phân theo thành thị, nông thôn Năm Tổng số
Nam Nữ Thành thị Nông thôn 2005 36.098 17.912 18.186 25.215 10.883 2006 36.790 18.243 18.547 25.606 11.184 2007 37.588 18.639 18.949 24.768 12.820
43 2008 38.238 18.961 19277 25.195 13.043 2009 43.335 22.837 20.498 28.617 14.718 2010 43.703 22.885 20.818 29.054 14.649 2011 45.701 24.316 21.385 30.612 15.089 2012 49.321 26.038 23.283 33.043 16.278 2013 52.494 27.967 24.527 35.376 17.118
(Nguồn: Niên giám Thống kê thị xã Gia Nghĩa)
Qua bảng thống kê cho thấy, dân số của thị xã qua các năm từ 2009 đến 2013 tăng nhanh, bình quân cả giai đoạn tăng 5%. Dân số tăng nhanh, nhất là tăng cơ học, đặt ra nhiều vấn đề về xã hội, yêu cầu thị xã Gia Nghĩa phải giải quyết trong thời gian tới.
- Lao động:
Bảng 2.2: Thống kê nguồn lao động thị xã qua các năm.
2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 A. NGUỒN LAO ĐỘNG 18.115 18.621 19.792 24.129 24.602 26.171 28.301 33.245 1. Số người trong độ tuổi lao động 17.204 17.964 19.137 23.254 23.718 24.286 26.210 30.140 + Có khả năng lao động 17.009 17.699 18.867 22.964 23.427 23.996 25.955 29.751 + Mất khả năng lao động 195 265 270 290 291 290 255 389 2. Số người ngoài độ
tuổi lao động tham gia lao động: 911 922 925 1.165 1.175 2.175 2.346 3.105 + Trên độ tuổi lao động 766 775 780 1.000 1.003 1.800 1.946 2.005 + Dưới độ tuổi lao động 145 147 145 165 172 375 400 1.100 B. PHÂN PHỐI NGUỒN LAO ĐỘNG 18.261 18.621 19.792 24.602 24.602 26.171 28.301 33.245
44 1. Lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế: 16.450 16.790 17.772 21.582 22.005 23.457 25.315 29.540 2. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động đang đi học: 1.734 1.748 1.950 2.447 2.492 2.594 2.836 3.405 + Học phổ thông. 1.669 1.683 1.880 2.277 2.319 2.344 2.561 2.956 + Học chuyên môn nghiệp vụ, học nghề 65 65 70 170 173 250 275 449 3. Số người trong độ tuổi có khả năng lao động làm nội trợ. 77 60 50 100 105 120 150 300
(Nguồn: phòng Thống kê thị xã Gia Nghĩa).
Hiện nay, thị xã Gia Nghĩa lực lượng trong độ tuổi lao động chiếm hơn 90% so với tổng dân số. Với lực lượng lao động dồi dào như vậy, sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển kinh tế, thu hút đầu tư. Tuy nhiên với lực lượng lao động nhiều, nhưng chủ yếu là lao động phổ thông, lao động qua đào tạo nghề còn rất ít, sẽ là một thách thức lớn cho chính quyền địa phương.
Bảng 2.3. Lao động trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm tháng 01-7 hàng năm. ĐVT: người 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 15.908 16.867 17.743 17.915 19.617 20.567 21.282 22.969 Nông nghiệp 9.317 8.399 7.056 6.435 7.272 7.295 7.216 8.396 Công nghiệp – xây dựng 1.102 1.260 1.827 2.044 2.222 2.250 2.346 2.365 Thương mại – dịch vụ 5.489 7.208 8.860 9.436 10.123 11.022 11.720 12.208
45
Bảng 2.4. Tay nghề đào tạo của Lao động trong độ tuổi lao động đang làm việc trong các ngành kinh tế tại thời điểm tháng 01-7 hàng năm 2006 2007 2008 2009 2010 2011 2012 2013 TỔNG SỐ 15.908 16.867 17.743 17.915 19.617 20.567 21.282 22.969 Đào tạo nghề trên 3