Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 91 - 106)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.8. Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch cộng đồng

Khách du lịch nghỉ ngơi, khám phá ai cũng muốn được sống trong môi trường trong lành, sạch sẽ, không bị ô nhiễm môi trường. Để thu hút được du khách nhiều hơn cần làm tốt công tác bảo vệ môi trường. Các giải pháp cụ thể là:

- Thành lập đội tự quản (hội phụ nữ, đoàn thanh niên, hoặc tổ chức cho các gia đình thường xuyên quét dọn vệ sinh ở các thôn, bản.

- Chăn thả trâu bò đúng nơi quy định, tránh để trâu bò xả phân tự do trên đường vào làng, bản.

- Không nuôi gia súc, gia cầm ở dưới gầm sàn.

- Khơi thông cống rãnh thoát nước, đảm bảo không gây ô nhiễm môi trường. - Trong nhà luôn được quét dọn sạch sẽ. Đặc biệt, chăn màn, gối, đệm phải được giặt sạch sẽ, không để mùi hôi, hay có bọ chó, bọ chét…

- Cần trang bị những thùng rác công cộng và ở các hộ gia đình, hướng dẫn khách du lịch và mọi người vứt rác đúng nơi quy định và tuân thủ những quy định về vệ sinh môi trường của các điểm du lịch.

- Có quy định cụ thể, rõ ràng, xử phạt nghiêm minh những tổ chức, cá nhân, thậm chí cả khách du lịch gây ô nhiễm môi trường.

- Khuyến khích các hộ gia đình bảo vệ và giữ gìn cảnh quan thiên nhiên tại bản làng. - Sử dụng các sản phẩm diệt muỗi, ruồi thân thiện với môi trường.

- Phát động phong trào vệ sinh môi trường ở các bản du lịch. Hàng tháng nên tổng vệ sinh, huy động lực lượng các gia đình tham gia dọn vệ sinh ở các bản làng.

- Tuyên truyền cho người dân hiểu và thấy rõ tác hại của việc không gìn giữ vệ sinh môi trường để cho người dân có ý thức hơn trong việc bảo vệ môi trường. Vận động dân cư trong bản nói không với các tệ nạn xã hội, giữ gìn môi trường xã hội tại bản trong sạch, lành mạnh.

Tiểu kết chƣơng 3

Trong không gian du lịch Bắc Bộ, Hòa Bình được xác định là một vùng có vai trò động lực thúc đẩy phát triển du lịch vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ. Bởi Hòa Bình có nhiều tiềm năng phát triển du lịch đặc biệt là DLCĐ. Trong những năm gần đây ngành DLCĐ Hòa Bình đã có nhiều bước khởi sắc, chuyển biến mới, diện mạo của các điểm, tuyến du lịch được thay đổi đảng kể. Số lượng khách, doanh thu tăng. Tuy nhiên, ngành DLCĐ ở Hòa Bình phát triển còn chưa tương xứng với tiềm năng, doanh thu du lịch không cao.

Từ những hạn chế nhất định về tiềm năng và thực trạng phát triển DLCĐ tỉnh Hòa Bình, luận văn đã xác định những định hướng như: Định hướng các hình thức DLCĐ; Định hướng khách du lịch; Định hướng về sản phẩm du lịch; Định hướng xây dựng các điểm DLCĐ và định hướng về các tuyến du lịch.

Từ những định hướng đó đã xây dựng hệ thống các giải pháp nhằm thúc đẩy hoạt động du lịch cô ̣ng đồng trên địa bàn tỉnh, đặc biệt chú trọng đến giải pháp tổ chức và hoạt động của cơ quan quản lý nhà nước về du lịch như: Giải pháp về cơ chế chính sách; Cải thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; Giải pháp nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh các điểm du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình; Giải pháp về vốn đầu tư; Giải pháp về nguồn nhân lực; Phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn các nguồn tài nguyên, đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng dân cư; Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch cộng đồng.

Với những định hướng và giải pháp cụ thể, trong thời gian tới Hòa Bình sẽ khai thác tốt các tiềm năng để phát triển du lịch, khắc phục những hạn chế về mọi mặt, thúc đẩy du lịch phát triển đặc biệt là DLCĐ.

KẾT LUẬN

Du lịch nói chung và du lịch cộng đồng ở miền núi đang ngày càng thu hút và có sức hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Với tiềm năng về DLCĐ, việc đầu tư phát triển du lịch du lịch dựa vào cộng đồng tại tỉnh Hòa Bình là cần thiết, có ý nghĩa quan trọng trong giai đoạn hiện nay, tạo điều kiện thuận lợi gắn kết các loại hình du lịch khác, đồng thời khôi phục, bảo tồn và phát triển các giá trị văn hóa truyền thống của người dân không chỉ phục vụ du lịch mà cần có sự bảo tồn đúng mức, bền vững cho tương lai, góp phần quan trọng trong chiến lược phát triển DLCĐ tỉnh Hòa Bình.

Hòa Bình là một tỉnh hội tụ đầy đủ các yếu tố, điều kiện thuận lợi để phát triển DLCĐ. Bên cạnh các loại hình như: du lịch nghỉ dưỡng, du lịch khám phá, nghiên cứu… thì việc phát triển DLCĐ tạo điều kiện cho du khách có nhiều cơ hội tham quan du lịch, khám phá phong cảnh, những văn hóa, phong tục tập quán của con người ở vùng đất này, đồng thời cũng tạo nên sự đa dạng về sản phẩm du lịch, góp phần đưa du lịch trở thành ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh.

Phát triển du lịch là động lực để thúc đẩy phát triển toàn bộ kinh tế - xã hội của tỉnh. Do đó, cần có sự tập trung đầu tư các nguồn lực và những chính sách thu hút đầu tư, nhất là đầu tư cơ sở hạ tầng với những ưu ái nhất định về cơ chế, bằng mọi giá cần tạo điều kiện tốt nhất cho du lịch phát triển mạnh nhằm mục đích thu hút vốn đầu tư; quy hoach phát triển DLCĐ tại xóm Ải (xã Phong Phú - huyện Tân Lạc) hay bản Lác (xã Chiềng Châu - huyện Mai Châu), bản Giang Mỗ (xã Bình Thanh - huyện Cao Phong), xã Hiền Lương (huyện Đà Bắc), đồng thời nhân rộng mô hình DLCĐ ra các huyện, kết hợp với các loại hình du lịch khác tạo ra những sản phẩm du lịch độc đáo để thu hút khách du lịch trong nước và ngoài nước.

Đề tài “Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình” với những nội dung lý thuyết cơ bản và việc vận dụng vào việc tìm hiểu tiềm năng phát triển DLCĐ tỉnh Hòa Bình, đưa ra những định hướng và giải pháp phát triển DLCĐ tỉnh Hoà Bình không chỉ khai thác các lợi thế so sánh của tỉnh mà còn tạo thêm công ăn việc làm, tăng nguồn thu ngân sách cho địa phương, góp phần bảo vệ và phát huy các giá trị văn hóa, giúp chuyển dịch nhanh cơ cấu kinh tế của tỉnh theo hướng tăng nhanh tỷ trọng các ngành dịch vụ. Do đó, phát triển DLCĐ là một hướng chiến lược quan trọng trong

Để phát triển DLCĐ ở Hòa Bình có hiệu quả hơn cần phải có những giải pháp: Giải pháp về cơ chế chính sách; Cải thiện xây dựng cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật phục vụ du lịch; giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch; Giải pháp nghiên cứu thị trường, tiếp thị và quảng bá hình ảnh các điểm du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình; Giải pháp về vốn đầu tư; Giải pháp về nguồn nhân lực; Phát triển du lịch trên cơ sở bảo tồn các nguồn tài nguyên, đảm bảo lợi ích kinh tế, xã hội cho cộng đồng dân cư; Đẩy mạnh công tác bảo vệ môi trường cho phát triển du lịch cộng đồng. Cần phải được thực hiện đồng bộ các giải pháp trên để DLCĐ ở Hòa Bình phát triển mạnh mẽ hơn.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1. Cục Thống kê tỉnh Hòa Bình, Niên giám Thống kê năm 2016.

2. Đỗ Thị Minh Đức (2007), Du lịch cộng đồng tại làng cá ở Vân Đồn, Quảng Ninh, Tạp chí khoa học, Đại học sư phạm Hà Nội.

3. Đặng Hoàng Giang (2011), Nghiên cứu xây dựng mô hình du lịch cộng đồng tại huyện Cao Phong, tỉnh Hòa Bình, Luận văn Thạc sĩ khoa Việt Nam học, Trường ĐH Quốc gia Hà Nội.

4. Gray, J.C. (1997), Phát triển du lịch sinh thái trên cơ sở cộng đồng, Tuyển tập báo cáo Hội nghị quốc tế về phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Huế.

5. Koeman, A. (1997), Du lịch bền vững và du lịch sinh thái, Tuyển tập báo cáo Hội thảo quốc gia về sự tham gia của cộng đồng địa phương trong quản lí khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.

6. Koeman, A. (1998), Du lịch sinh thái trên cơ sở phát triển du lịch bền vững, Tuyển tập báo cáo hội thảo Du lịch sinh thái với phát triển du lịch bền vững ở Việt Nam, Hà Nội.

7. Lê Văn Lanh (1997), Các bước chuẩn bị cho sự tham gia của cộng đồng địa phương vào các dự án du lịch sinh thái ở các khu bảo tồn thiên nhiên, Tuyển tập báo cáo hội thảo quốc gia của cộng đồng đia phương trong quản lí các khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, TP Hồ Chí Minh.

8. Lê Văn Lanh & MacNeil, D.J. (1995), Du lịch sinh thái ở Việt Nam, triển vọng cho việc bảo tồn và sự tham gia của cộng đồng địa phương, Tuyển tập báo cáo hội nghị Quốc gia về các vườn quốc gia và khu bảo tồn thiên nhiên Việt Nam, Hà Nội.

9. Trần Thị Mai (2005), Du lịch cộng đồng - Du lịch sinh thái: Định nghĩa, đặc trưng và quan điểm phát triển, Trường trung cấp nghiệp vụ du lịch, Huế.

10. Đỗ Thúy Mùi, Tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc, Đề tài nghiên cứu khoa học cấp bộ.

11. Đỗ Thúy Mùi, Tổ chức lãnh thổ Du lịch tỉnh Sơn La, Luận án Tiến sĩ Địa lí học, Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.

12. Phòng Văn hoá và Thông tin huyện Mai Châu, Báo cáo hoạt động du lịch huyện Mai Châu, 2015.

14. Quy hoạch phát triển du lịch tỉnh Hòa Bình giai đoạn 2014 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030.

15. Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch tỉnh Hoà Bình, Báo cáo tình hình du lịch và doanh thu du lịch Hòa Bình 2015, Phương hướng nhiệm vụ phát triển du lịch 2016.

16. Triraganon, R. (1993), Các vấn đề xây dựng phát triển du lịch sinh thái cộng đồng ở Thái Lan, Báo cáo Hội thảo xây dựng chiến lược quốc gia về phát triển du lịch sinh thái tại Việt Nam, Hà Nội.

17. Nguyễn Minh Tuệ (1997), Địa lí du lịch, Nxb TP Hồ Chí Minh, Hồ Chí Minh. 18. Nguyễn Minh Tuệ (chủ biên) (2010), Địa lí kinh tế - xã hội đại cương, NXB Đại học Sư phạm, Hà Nội.

19. Bùi Thị Hải Yến (chủ biên) (2012), Du lịch cộng đồng, Nxb. Giáo Dục Việt Nam. 20. Các trang web: http://www.hoabinh.gov.vn http://www.vietnamtourism.gov.vn http://www.doc.edu.vn http://www.hoabinhtourism.com.vn

PHỤ LỤC

PHIẾU THU THẬP THÔNG TIN

(DÀNH CHO KHÁCH DU LỊCH) Xin kính chào Quý khách!

Nhằm mục đích thu thập cơ sở dữ liệu để đánh giá hiện trạng phát triển du lịch cộng đồng bền vững, đồng thời đưa ra những giải pháp thích hợp trong những năm tới, xin Quý vị vui lòng đánh dấu X vào vị trí thích hợp cho các nội dung của Phiếu khảo sát dưới đây. Những thông tin cung cấp trong phiếu này được đảm bảo bí mật và chỉ phục vụ duy nhất cho mục đích nghiên cứu, không sử dụng vào mục đích nào khác.

Xin trân trọng cám ơn!

Xin quý vị cho biết một số thông tin cá nhân sau đây (Có thể ghi hoặc không)

THÔNG TIN CÁ NHÂN

Họ và tên: Nam. Nữ Năm sinh:

Nơi công tác hiện nay:

THÔNG TIN KHÁC

1. Theo Quý khách, mức độ đáp ứng nhu cầu của du khách trên địa bàn địa phƣơng của những yếu tố sau là?

Rất đảm bảo Khá đảm bảo Bình thường Ít đảm

bảo Chưa đảm bảo Tài nguyên du lịch:

Cơ sở hạ tầng

Cơ sở nhà nghỉ, nhà hàng Nguồn nhân lực

2. Theo Quý khách, mức độ tham gia để phát triển du lịch cộng đồng của những yếu tố sau trên địa bàn địa phƣơng là?

Rất tốt Khá tốt Bình thường Chưa tốt Yếu kém Trách nhiệm của chính quyền địa

phương

Ý thức của người dân địa phương Ý thức của khách du lịch

Trách nhiệm của các doanh nghiệp du lịch

3. Xin quý khách vui lòng cho biết mức độ hài lòng của quý khách khi đến

điểm du lịch này (điểm………)

Rất hài lòng Khá hài lòng Bình thường Không hài lòng Rất không hài lòng Văn hóa, văn nghệ Tham gia hoạt động cùng địa phương Ăn uống Nghỉ ngơi Môi trường tại địa phương 4. Xin quý khách cho biết những nguyên nhân khiến du khách không hài lòng khi đến điểm du lịch này? 1……….………. 2……….. 3……….…………. 4……….….………… 5……….….………… 6………..

5. Để góp phần phát triển du lịch cộng đồng của các tỉnh Hòa Bình trong thời gian tới, xin Quý vị đề xuất một số giải pháp cụ thể và quan trọng nhất: 1……… ……… ……… ……… 2……… ……… ……… ……… ……… 3……… ……… ……… ……… ……… 4……… ……… ……… ……… 5……… ……… ……… ………

PHỤ LỤC

Nhà sàn của ngƣời Mƣờng Nhà sàn của ngƣời Thái

(Mai Châu – Hòa Bình)

Cỗ lá của ngƣời Mƣờng Chả cuốn lá Bƣởi

Ngƣời phụ nữ Mƣờng Thiếu nữ Mƣờng bên bếp lửa gói bánh trƣng ngày tết

Trang phục của thiếu nữ ngƣời Mƣờng

Cô gái Thái Mai Châu dệt thổ cẩm

Các sản phẩm thổ cẩm của ngƣời Mƣờng

Hội Séc Bùa

Sinh hoạt văn hóa Cồng Chiêng Trò chơi ném còn của ngƣời Mƣờng

Trò chơi Đánh đu của ngƣời Mƣờng Sinh hoạt văn hóa cồng chiêng xóm Ải Tân Lạc

Lễ hội chùa Động – Kim Bôi

Chùa Bồng Lai – Cao Phong Chùa Tiên – Lạc Thủy

Cửu thác Tú sơn – Kim Bôi Vẻ đẹp của Thách Mu – Lạc Sơn

Khu nghỉ dƣỡng Serena resort Kim Bôi

Nhà máy thủy điện Hòa Bình

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 91 - 106)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)