Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 29 - 30)

6. Cấu trúc đề tài

1.1.4. Nguyên tắc phát triển du lịch cộng đồng

Các chuyên gia về du lịch dựa vào cộng đồng đã đưa ra một số nguyên tắc nhằm phát triển bền vững loại hình du lịch này như sau:

- Công bằng về mặt xã hội: các thành viên của cộng đồng sẽ tham gia vào việc lên kế hoạch, triển khai, kiểm soát các hoạt động du lịch tại cộng đồng. Ở đây cần nhấn mạnh sự tham gia của cộng đồng dân cư địa phương vào quá trình tổ chức và thực hiện các hoạt động du lịch. Từ đó, lợi ích kinh tế sẽ được chia sẻ công bằng và rộng khắp, không chỉ riêng cho các công ty du lịch mà còn dành cho các thành viên của cộng đồng.

- Tôn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng: thực tế cho thấy chương trình du lịch nào cũng ảnh hưởng ít nhiều đến cộng đồng địa phương. Điều quan trọng là các giá trị văn hóa của cộng đồng phải được bảo vệ, giữ gìn với sự đóng góp tích cực của tất cả các thành phần tham gia vào hoạt động du lịch, đặc biệt là cư dân địa phương bởi không có đối tượng nào có khả năng bảo vệ và duy trì các giá trị văn hóa tốt hơn chính họ. Cộng đồng địa phương phải nhận thức được vai trò và vị trí của mình cũng như những lợi hại mà việc phát triển du lịch mang đến.

- Chia sẻ lợi ích từ DLCĐ: Theo nguyên tắc này, cộng đồng được hưởng lợi như các thành phần khác tham gia vào các hoạt động kinh doanh cung cấp sản phẩm cho khách du lịch. Nguồn thu từ hoạt động du lịch được phân chia công bằng cho mọi thành viên tham gia hoạt động, đồng thời lợi ích đó cũng được trích để phát triển cho lợi ích chung cho xã hội như: tái đầu tư cho cộng đồng xây dựng đường xá, cầu cống, điện và chăm sóc sức khỏe, giáo dục, các khu vui chơi giải trí…

- Xác lập quyền sở hữu và sự tham dự của cộng đồng đối với tài nguyên thiên nhiên, văn hóa truyền thống của địa phương theo hướng phát triển du lịch bền vững.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 29 - 30)