Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 39 - 42)

6. Cấu trúc đề tài

1.2.2. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng vùng Tây Bắc

Ở các tỉnh miền Tây Bắc cũng đã có một số công trình nghiên cứu có đề cập đến xây dựng các điểm DLCĐ Tổng cục du lịch Việt Nam, Viện Nghiên cứu phát triển du lịch, các tổ chức phi chính phủ (tổ chức phát triển Hà Lan) rất quan tâm đến đầu tư và phát triển DLCĐ tại các tỉnh miền núi nước ta. Nhiều dự án phát triển DLCĐ được đầu tư tại tỉnh Sơn La, Điện Biên, Lai Châu…

Ở Sơn La có một số bản du lịch sinh thái cộng đồng tại xã Chiềng Yên (Mộc Châu) và Mường Do (Phù Yên) tỉnh Sơn La. Sở Văn hóa, thể thao và du lịch cũng có quy hoạch tổng thể phát triển du lịch Sơn La trong giai đoạn 2007 - 2015 và định hướng đến năm 2020, trong đó nhiều bản văn hóa được quy hoạch để phát triển DLCĐ.

Năm 2004, tỉnh Điện Biên đã bắt đầu xây dựng mô hình DLCĐ tại 8 điểm văn hóa thuộc huyện Điện Biên và thành phố Điện Biên Phủ theo hình thức nhà nước và nhân dân cùng làm, trong đó nổi bật là các bản Phiêng Lơi, Him Lam (thành phố Điện Biên Phủ) và bản Mển (huyện Điện Biên). Nằm cách thành phố Điện Biên Phủ khoảng 6km về phía bắc, bản Mển có hơn 110 hộ dân với khoảng 500 nhân khẩu đều là người dân tộc Thái đen, trong đó có 6 hộ làm DLCĐ. Nhìn từ xa, bản Mển đẹp như một bức tranh với lưng tựa núi, mặt hướng ra cánh đồng rộng mênh mông. Nổi bật trên nền xanh của cây cối và bầu trời là những nếp nhà sàn nhỏ xinh còn giữ nguyên nét truyền thống. Đến với bản Mển, ngoài dịp chiêm ngưỡng khung cảnh thiên nhiên đặc trưng vùng Tây Bắc, du khách còn có cơ hội trải nghiệm các hoạt động hàng ngày cùng dân bản như: Chế biến các món ăn truyền thống, chăm sóc gia súc, gia cầm, lên rừng lấy củi, xuống suối bắt cá, dệt, thêu thổ cẩm hay tham gia các hoạt động văn nghệ cộng

chế biến các món ăn địa phương và một đội văn nghệ gồm 15 người chuyên biểu diễn các bài hát, điệu múa truyền thống phục vụ du khách. Đặc biệt, đến đây, du khách sẽ được chính trưởng bản dẫn đi tham quan và tìm hiểu một số phong tục, tập quán độc đáo của đồng bào dân tộc Thái bản địa. Nhờ những nỗ lực không ngừng, những năm vừa qua, bản Mển liên tục đạt danh hiệu bản văn hoá cấp tỉnh, đồng thời là điểm du lịch cộng đồng hấp dẫn khách du lịch trong nước và quốc tế.

Với những đặc trưng riêng về cảnh quan thiên nhiên cũng như bản sắc văn hóa các dân tộc, mỗi địa phương đã lựa chọn những hướng đi khác nhau nhằm phát triển hoạt động du lịch cộng đồng, đem lại lợi ích kinh tế cho người dân bản địa. Để loại hình du lịch này ngày càng hấp dẫn, thu hút nhiều du khách hơn nữa, các tỉnh cần có sự liên kết chặt chẽ, góp phần tạo ra các sản phẩm du lịch phong phú, đa dạng, mang đậm dấu ấn riêng của mỗi địa phương.

Ở Lai Châu cũng có một số bản đã bước đầu khai thác có hiệu quả như Điểm du lịch cộng đồng bản Hon, bản Vàng Pheo…

Tiểu kết chƣơng 1

Du lịch cộng đồng là hình thức du lịch mà du khách là người mang lại lợi ích kinh tế và có ảnh hưởng nhất định đến tài nguyên thiên nhiên, môi trường sinh thái, nếp sống của người dân địa phương. Người dân địa phương là người kiểm soát các giá trị về tài nguyên du lịch để hỗ trợ du khách có cơ hội tìm hiểu và nâng cao nhận thức về văn hóa truyền thống của cộng đồng địa phương. Cộng đồng địa phương sẽ nhận được lợi ích về kinh tế, học hỏi được những kinh nghiệm từ du khách, có cơ hội về giao lưu, nắm bắt được những nét văn hóa, các thông tin trong nước và quốc tế.

Du lịch cộng đồng có vai trò to lớn, đặc biệt giúp người dân xóa đói giảm nghèo, thay đổi tư duy kinh tế, học hỏi nhiều kinh nghiệm của du khách, bảo vệ môi trường. DLCĐ cũng cần phải có những điều kiện nhất định như: tài nguyên du lịch phải đa dạng phong phú, có sự tham gia rộng rãi của cộng đồng địa phương; có cơ chế chính sách thông thoáng; có sự tham gia của các doanh nghiệp, các nhà đầu tư; có nguồn cung cầu, có các tổ chức Phi chính phủ… Các nguyên tắc phát triển DLCĐ là: Công bằng về mặt xã hội; Tôn trọng các giá trị văn hóa của cộng đồng; Chia sẻ lợi ích từ du lịch cho cộng đồng…

Có nhiều sản phẩm DLCĐ khác nhau như: tham quan làng bản, du lịch nông nghiệp, du lịch sinh thái, du lịch nông nghiệp, du lịch văn hóa, du lịch nghiên cứu văn hóa bản địa…

Ngành du lịch ở nước ta đã phát triển mạnh, đặc biệt từ sau những năm 1990, doanh thu du lịch ngày càng tăng. Du lịch cộng đồng phát triển muộn hơn, nhưng cũng đã có những kết quả đáng kể, đã xây dựng được nhiều bản DLCĐ từ miền Bắc vào miền Nam, từ vùng núi cao hiểm trở đến vùng đồng bằng. Mỗi địa phương, mỗi khu vực đã khai thác những thế mạnh để phát triển những sản phẩm DLCĐ khác nhau. Trong tương lai, DLCĐ sẽ là những thế mạnh của nhiều địa phương trong cả nước.

Chƣơng 2

TIỀM NĂNG VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÒA BÌNH

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 39 - 42)