Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình qua khảo sát thực tế

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 66)

6. Cấu trúc đề tài

2.2.3. Thực trạng hoạt động du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình qua khảo sát thực tế

Trong quá trình nghiên cứu, tác giả đã tiến hành điều tra các thông tin từ phía khách du lịch tại bốn bản du lịch cộng đồng của Hòa Bình (Bản Lác, bản Giang Mỗ, xóm Ải và xã Hiền Lương), với số lượng khách điều tra là 200. Điều tra khách du lịch về các mặt cụ thể như: về sự đáp ứng nhu cầu của du khách trên nhiều mặt; về mức độ tham gia để phát triển DLCĐ của các tổ chức cá nhân; việc phục vụ khách du lịch; đánh giá về mức độ hài lòng của du khách, những nguyên nhân làm cho du khách không hài lòng…

Kết quả điều tra cụ thể như sau:

Về mức độ đáp ứng nhu cầu của du khách trên địa bàn địa phương với những yếu tố: Tài nguyên du lịch, cơ sở hạ tầng, nguồn vốn đầu tư, nguồn nhân lực và các nhân tố khác.

Đánh giá về mức độ đáp ứng về tài nguyên du lịch; cơ sở hạ tầng; nguồn vốn

đầu tư; nguồn nhân lực.

Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về tài nguyên du lịch trong số 200 du khách của các bản cụ thể như sau:

- 24 du khách đánh giá tài nguyên du lịch rất đảm bảo, chiếm 12%; - 93 du khách đánh giá tài nguyên du lịch khá đảm bảo, chiếm 46,5%; - 68 du khách đánh giá tài nguyên du lịch bình thường, chiếm 34%; - 12 du khách đánh giá tài nguyên du lịch ít đảm bảo chiếm 6%; - 3 du khách đánh giá tài nguyên du lịch chưa đảm bảo, chiếm 1,5%.

Như vậy, nhìn chung về tài nguyên du lịch ở Hòa Bình được du khách đánh giá khá tốt, có thể đáp ứng tốt nhu cầu cho du khách. Đây là lợi thế, là cơ sở ban đầu để giúp Hòa Bình có thể khai thác những tiềm năng này cho phát triển DLCĐ.

Kết quả đánh giá mức độ đáp ứng về cơ sở hạ tầng cụ thể là: - 0 có du khách đánh giá rất đảm bảo, chiếm 0%;

- 22 du khách đánh giá khá đảm bảo, chiếm 11%; - 35 du khách đánh giá bình thường, chiếm 17,5%; - 121 du khách đánh giá ít đảm bảo, chiếm 60,5%;

- 22 du khách đánh giá chưa đảm bảo, chiếm 11%.

Như vậy, nhìn chung cơ sở hạ tầng ở Hòa Bình còn chưa phát triển, phần lớn du khách đánh giá ít đảm bảo, 71,5% du khách đánh giá chưa đáp ứng được nhu cầu. Bởi thế, Hòa Bình cần phải có sự đầu tư thỏa đáng về cơ sở hạ tầng để thu hút khách du lịch nhiều hơn.

Về cơ sở nghỉ ngơi, lưu trú kết quả điều tra cụ thể là: - 25 du khách đánh giá rất đảm bảo, chiếm 12,5%; - 99 du khách đánh giá khá đảm bảo, chiếm 49,5%; - 55 du khách đánh giá bình thường, chiếm 27,5%; - 13 du khách đánh giá ít đảm bảo, chiếm 6,5%; - 8 du khách đánh giá chưa đảm bảo, chiếm 4%.

Về cơ sở nghỉ ngơi lưu trú phục vụ cho du khách được đánh giá là khá đảm bảo, số lượng du khách chưa hài lòng trên lĩnh vực này chỉ chiếm 10,5%. Đây là sự cố gắng của các nhà làm DLCĐ của các bản. Phần lớn các hộ đều tự đầu tư để đón khách. Nếu có sự hỗ trợ đầu tư của các doanh nghiệp du lịch thì cơ sở nghỉ ngơi phục vụ du khách sẽ đảm bảo tốt hơn.

Về nguồn lao động kết quả điều tra về mức độ đáp ứng phục vụ khách du lịch là: - 0 có du khách nào đánh giá rất đảm bảo;

- 26 du khách đánh giá khá đảm bảo, chiếm 13%; - 96 du khách đánh giá bình thường, chiếm 48%; - 57 du khách đánh giá ít đảm bảo, chiếm 28,5%; - 21 du khách đánh giá chưa đảm bảo, chiếm 10,5%.

Nguồn lao động của Hòa Bình để phục vụ cho phát triển DLCĐ, nhìn chung còn yếu kém, trên 60% du khách hài lòng về lao động phục vụ du khách, 39% du khách vẫn chưa hài lòng về lao động phục vụ cho khách du lịch. Đây là vấn đề cần phải quan tâm, cần có những giải pháp đào tạo lao động của các điểm DLCĐ, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.

Đánh giá về mức độ tham gia để phát triển DLCĐ của chính quyền, địa

phương, ý thức của người dân địa phương, của khách du lịch, trách nhiệm của doanh nghiệp du lịch. Kết quả điều tra cụ thể trên 200 du khách là:

Về trách nhiệm của chính quyền địa phươn

- 62 du khách đánh giá bình thường, chiếm 31%; - 16 du khách đánh giá chưa tốt, chiếm 8%; - 6 du khách đánh giá yếu kém, chiếm 3%.

Nhìn chung, mức độ tham gia của chính quyền địa phương trong phát triển du lịch cơ bản đã đáp ứng được nhu cầu của du khách, chỉ có 11% du khách đánh giá chưa tốt và yếu kém. Chính quyền địa phương cần chủ động hơn trong các công tác đón tiếp du khách, bảo đảm an ninh trật tự cho du khách khi đến tham quan tại bản.

Về ý thức của người dân địa phương

Kết quả điều tra ở bốn bản cho thấy, du khách đã đánh giá khá tốt về ý thức của người dân địa phương trong việc tham gia phát triển DLCĐ. Cụ thể là:

- 55 du khách đánh giá rất tốt, chiếm 27,5% - 97 du khách đánh giá khá tốt, chiếm 48,5%; - 29 du khách đánh giá bình thường, chiếm 14,5%; - 15 du khách đánh giá chưa tốt, chiếm 7,5%; - 4 du khách đánh giá yếu kém, chiếm 2%.

Ý thức của người dân ở các bản DLCĐ nhìn chung khá tốt. Trong nhiều năm phát triển DLCĐ, người dân đã hiểu vai trò của cộng đồng đối với việc phát triển DLCĐ cũng như những lợi ích mà họ được hưởng, bởi thế, người dân không ngừng nâng cao ý thức để sẽ thu hút nhiều du khách hơn. Số lượng người không hài lòng về ý thức của người dân ít (19 người), chiếm 9,5%. Đây là thuận lợi lớn để thu hút nhiều khách hơn.

Về ý thức của khách du lịch

Kết quả điều tra ý thức của khách du lịch, những du khách tự nhận xét những người cùng tham gia du lịch, cùng đoàn du lịch về ý thức của họ trong quá trình hoạt động du lịch. Kết quả cụ thể là:

- 62 du khách đánh giá rất tốt, chiếm 31%; - 71 du khách đánh giá khá tốt, chiếm 35,5%; - 42 du khách đánh giá bình thường, chiếm 21%; - 17 du khách đánh giá chưa tốt, chiếm 8,5%; - 8% du khách đánh giá yếu kém, chiếm 4%.

Trong khi đi du lịch, có nhiều du khách có ý thức cao, còn một số du khách có ý thức chưa tốt. Các biểu hiện cụ thể khi khảo sát thực tế thể hiện ý thức chưa tốt của du

khách là: xả rác bừa bãi, vệ sinh thiếu ý thức, thiếu ý thức trong bảo vệ tài nguyên du lịch, thậm chí có nhiều đoàn khách du khách còn lấy trộm đồ của nhau… Đây là vấn đề các bản DLCĐ cần phải quan tâm và có quy định cụ thể, rõ ràng để nâng cao ý thức của khách tham gia du lịch.

Về trách nhiệm của các doanh nghiệp du lịch

- 0 có khách du lịch nào đánh giá rất tốt - 69 khách đánh giá khá tốt, chiếm 34,5%; - 102 khách đánh giá bình thường, chiếm 51% - 17 khách đánh giá chưa tốt, chiếm 8,5%; - 12 khách đánh giá yếu kém, chiếm 6%.

Trách nhiệm của các doanh nghiệp du lịch cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, cần phải có nhiều biện pháp cụ thể phối hợp địa phương, nâng cao chất lượng phục vụ khách du lịch.

Việc phục vụ khách du lịch của các điểm du lịch ở Hòa Bình cũng được điều

tra, đánh giá trên các mặt: Văn hóa, văn nghệ; tham gia hoạt động cùng địa phương, ăn uống, nghỉ ngơi, tham gia hoạt động cùng địa phương. Kết quả điều tra cụ thể như sau:

Về văn hóa, văn ngh

- 57 du khách đánh giá rất tốt, chiếm 28,5%; - 86 du khách đánh giá khá tốt, chiếm 43%; - 32 du khách đánh giá bình thường, chiếm 16%; - 25 du khách đánh giá chưa tốt, chiếm 12,5%. - 0 có du khách đánh giá yếu kém.

Hoạt động văn hóa, văn nghệ ở Hòa Bình là một trong những thế mạnh để phát triển DLCĐ. Tuy nhiên, vẫn còn 25 du khách (12,5%) đánh giá chưa hài lòng với việc phục vụ văn hóa, văn nghệ. Đây là thông tin quan trọng để giúp cho người làm du lịch cũng như những nhà quản lý cần có biện pháp nâng cao chất lượng phục vụ văn hóa, văn nghệ ở các bản DLCĐ.

Về việc tham gia hoạt động của khách cùng với người dân địa phương

- 92 du khách đánh giá rất hài lòng, chiếm 46%; - 76 du khách đánh giá khá hài lòng, chiếm 38%; - 22 du khách đánh giá bình thường, chiếm 11%; - 10 du khách đánh giá không hài lòng, chiếm 5%.

Việc trải nghiệm cùng với người dân địa phương ở Hòa Bình cũng là hoạt động được du khách đến Hòa Bình quan tâm. Du khách có thể trải nghiệm với công việc đồng áng của người dân, trải nghiệm với công việc nuôi trồng, đánh bắt thủy sản trên sông hồ, hái rau rừng, măng lay trên rừng, đạp xe quanh các bản làng, tham gia dệt vải, quay sợi… Các hoạt động đó, được du khách cảm thấy hài lòng, chỉ còn 5% du khách đánh giá chưa hài lòng. Phần lớn du khách đều đánh giá khá hài lòng và rất hài lòng với hoạt động trải nghiệm này. Đây là hoạt động cần được quan tâm nhiều hơn để hấp dẫn khách du lịch nhiều hơn.

Về dịch vụ ăn uống: kết quả điều tra cho thấy khách du lịch khá hài lòng với việc phục vụ ăn uống của các bản DLCĐ. Việc phục vụ ăn uống ở đây chủ yếu là các đặc sản địa phương có chất lượng tốt và an toàn vệ sinh thực phẩm, tốt cho sức khỏe… Kết quả cụ thể là:

- 98 du khách rất hài lòng, chiếm 49%; - 60 du khách khá hài lòng, chiếm 30%; - 42 du khách bình thường, chiếm 21%.

- 0 có du khách không hài lòng và rất không hài lòng.

Về dịch vụ nghỉ ngơi

- 60 du khách rất hài lòng, chiếm 30%; - 64 du khách khá hài lòng, chiếm 32%; - 42 du khách bình thường, chiếm 21%. - 34 có du khách không hài lòng, chiếm 17%.

Về dịch vụ nghỉ ngơi, cơ bản đã đáp ứng tốt nhu cầu của du khách. Tuy nhiên, vẫn còn 17% đu khách chưa hài lòng với việc phục vụ nghỉ ngơi, cần có sự đầu tư tốt hơn về chăn đệm, các thiết bị phục vụ du khách trong các nhà nghỉ cộng đồng.

Về môi trường địa phương

Vấn đề môi trường là vấn đề luôn được quan tâm ở các điểm DLCĐ. Đây có thể là nhân tố quyết định đến hiệu quả của việc kinh doanh du lịch. Nhìn chung, vấn đề môi trường ở các bản chưa đảm bảo, nhiều du khách chưa hài lòng với vấn đề môi trường ở các điểm DLCĐ. Kết quả cụ thể khi điều tra 200 khách du lịch là:

- 12 du khách rất hài lòng, chiếm 6%; - 67 du khách khá hài lòng, chiếm 33,5%; - 38 du khách bình thường, chiếm 19%.

- 43 du khách không hài lòng, chiếm 21,5%. - 40 du khách rất không hài lòng, chiếm 20%.

Vấn đề môi trường tại các bản DLCĐ đang rất cần được quan tâm. Trong tất cả các nội dung điều tra thì vấn đề môi trường có nhiều du khách không hài lòng nhất. 41,5% du khách chưa hài lòng với vấn đề môi trường. Du khách rất hài lòng chỉ chiếm tỷ lệ nhỏ, do đó cần có những giải pháp khắc phục vấn đề môi trường để thu hút khách du lịch nhiều hơn.

Đánh giá về nguyên nhân khiến du khách không hài lòng thì nhiều khách du lịch đánh giá do giao thông đi lại khó khăn, do sản phẩm du lịch chưa độc đáo, do vệ sinh môi trường ở các bản, chưa có nhiều sản phẩm hàng hóa lưu niệm.

Tham vấn các ý kiến đóng góp xây dựng giải pháp, nhiều khách du lịch đề xuất các giải pháp đầu tư về giao thông, xây dựng sản phẩm du lịch đặc trưng, đầu tư mua sắm vật dụng chăn đệm để phục vụ tốt hơn cho du khách, chú trọng tới vấn đề môi trường ở các điểm DLCĐ.

Kết quả điều tra về các mặt đối với khách du lịch đã giúp cho người nghiên cứu có những nhận xét, đánh giá sát với thực tiễn. Đây cũng là cơ sở để có thể đề xuất các giải pháp phát triển DLCĐ bền vững hơn.

Tiểu kết chƣơng 2

Hòa Bình có nhiều tiềm năng để phát triển DLCĐ, tài nguyên thiên nhiên giàu có, có nhiều phong cảnh đẹp. Núi non hùng vĩ, nhiều hang động, thác nước đẹp. Vùng có nhiều di sản văn hóa, nhiều di tích lịch sử, đặc biệt vùng có những nét văn hóa riêng trong ăn mặc, sinh hoạt, có nhiều món ăn đặc sản... Đó là điều kiện thuận lợi để thu hút du khách. Hòa Bình còn có nhiều lễ hội truyền thống, các lễ hội mang màu sắc riêng của từng dân tộc, đây là điều kiện để thu hút khách du lịch.

Hòa Bình có nhiều đặc sản, mỗi địa phương đều có những sản vật đặc trưng riêng, thuận lợi cho du khách mua sắm và thưởng thức đặc sản của từng vùng. Hòa Bình có cơm lam, rượu cần, măng rừng, rau rừng, lợn mán…

Hòa Bình còn có cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kĩ thuật đang từng bước hoàn thiện để phục vụ khách du lịch. Mỗi bản làm du lịch đều có từ 05 hộ gia đình trở lên có đủ các điều kiện đón khách nghỉ ngơi tại nhà. Nhiều bản có các hộ gia đình tổ chức nấu ăn, mỗi bản đều có các đội văn nghệ luôn tập luyện để sẵn sàng phục vụ du khách. Hệ thống giao thông, điện nước đang từng bước được hoàn thiện để phục vụ du khách và đáp ứng tốt nhu cầu đi lại cho nhân dân trong bản. Các nguồn đầu tư cho phát triển DLCĐ đã nhiều hơn, nhiều tổ chức quốc tế đã nghiên cứu, đầu tư và hướng dẫn bà con phát triển DLCĐ. Vì vậy các điểm DLCĐ tỉnh Hòa Bình đang ngày càng thu hút khách du lịch trong nước và nước ngoài, doanh thu của các điểm du lịch cũng đăng lên, đặc biệt là Bản Lác (Mai Châu).

Hòa Bình có một số điểm du lịch hoạt động có hiệu quả như: bản Lác, bản Giang Mỗ, xóm Ải, xã Hiền Lương. Các sản phẩm du lịch chủ yếu của các bản là nghỉ tại nhà dân, ăn uống, tham quan, ngắm cảnh, trải nghiệm với cuộc sống của người dân nơi đây. Hạn chế chung của các điểm DLCĐ là khâu vệ sinh còn yếu, chất lượng phục vụ chưa cao.

Chƣơng 3

ĐỊNH HƢỚNG VÀ GIẢI PHÁP PHÁT TRIỂN DU LỊCH CỘNG ĐỒNG TỈNH HÒA BÌNH

3.1. Định hƣớng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh Hòa Bình

3.1.1. Cơ sở để đề xuất định hướng

Căn cứ vào các quan điểm, đường lối chung cùng với sự nỗ lực của bản thân ngành du lịch tỉnh nhằm đưa ra những phương hướng cho phát triển và đưa ra những giải pháp để tháo gỡ những khó khăn với mục đích phát huy tiềm năng giàu có của tỉnh, hòa nhập vào sự phát triển chung, tạo ra những đóng góp tích cực vào thu nhập kinh tế của đất nước.

Phát triển du lịch cộng đồng bền vững là định hướng chiến lược quan trọng trong đường lối phát triển du lịch của Đảng và Nhà nước. Hoạt động du lịch đồng thời đạt hiệu quả về nhiều mặt: Kinh tế, chính trị, văn hóa, xã hội, an ninh trật tự, bảo vệ môi trường sinh thái, giữ gìn và phát huy truyền thống văn hóa của vùng. Tiếp thu có chọn lọc kinh nghiệm phát triển du lịch của các địa phương, tỉnh, thành phố khác.

Quan điểm này xuyên suốt trong quá trình quy hoạch phát triển các khu du lịch.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 66)