Các loại hình du lịch cộng đồng

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 30 - 33)

6. Cấu trúc đề tài

1.1.5. Các loại hình du lịch cộng đồng

Các loại hình du lịch sau đây phù hợp với du lịch cộng đồng bởi nó thuộc quyền sở hữu và được quản lý bởi cộng đồng địa phương.

- Du lịch sinh thái: Là một hình thức du lịch diễn ra trong khu vực tự nhiên (đặc biệt là trong các khu vực cần được bảo vệ và môi trường xung quanh nó) kết hợp tìm hiểu bản sắc văn hóa - xã hội của địa phương có sự quan tâm đến vấn đề môi trường. Nó thúc đẩy một hệ sinh thái bền vững thông qua một quá trình quản lý môi trường có sự tham gia của tất cả các bên.

Có thể nói, du lịch sinh thái là loại hình du lịch dựa vào thiên nhiên, gắn với bản sắc văn hóa địa phương. Du lịch sinh thái thường được diễn ra ở những khu, điểm du lịch có tài nguyên hoang sơ, nhạy cảm, có đồng bào dân tộc thiểu số sinh sống như: Tại các vườn quốc gia - nơi có cảnh đẹp, khí hậu mát mẻ, trong lành, có sự đa dạng sinh học cao, giàu tài nguyên du lịch tự nhiên, có dân cư sinh sống, vẫn bảo tồn được nhiều giá trị truyền thống văn hóa đặc sắc; các vùng núi và cao nguyên có độ cao trung bình trở lên, có nhiều phong cảnh đẹp, có các cộng đồng ít người sinh sống với những giá trị văn hóa đặc sắc; các vùng hồ biển có phong cảnh đẹp, giàu tài nguyên thủy sản, người dân địa phương có thể tham gia vào các hoạt động du lịch; ở những vùng có

nhiều sông ngòi, thác nước, có phong cảnh đẹp kết hợp với tài nguyên du lịch nhân văn hấp dẫn khách du lịch; các vùng có nguồn nước nóng hoặc nước khoáng.

Hiện tại, xu hướng du lịch thế giới là con người muốn trở về thiên nhiên, được hòa mình vào thiên nhiên, tìm hiểu bản sắc văn hóa của cộng đồng và bảo tồn thiên nhiên, du lịch sinh thái là loại hình du lịch đáp ứng được mong muốn của du khách. Do đó nó trở thành một loại hình du lịch phổ biến nhanh chóng trong ngành du lịch.

Hai trong số các nguyên tắc của du lịch sinh thái đã nhấn mạnh đến vai trò của cộng đồng:

+ Lấy cộng đồng làm trung tâm:

Cộng đồng địa phương đóng vai trò quan trọng trong quá trình ra quyết định về các hoạt động du lịch tại địa bàn mà họ sinh sống thông qua cơ cấu tổ chức riêng của họ. Phải đảm bảo lợi ích của cộng đồng sẽ được bảo vệ, cộng đồng đưa ra quyết định và được chia sẻ lợi ích từ du lịch.

Tập trung vào sáng kiến của cộng đồng và lôi kéo sự tham gia tích cực của cộng đồng. Cộng đồng là chủ nhân thực sự của các vùng đất, là người hiểu vùng đất của mình hơn ai hết và đủ niềm tự hào cùng tình yêu để bảo vệ, phát triển nó.

Hỗ trợ nâng cao năng lực nhận thức cho cộng đồng trong quá trình quản lý, phát triển du lịch.

+ Phát triển kinh tế địa phương:

Đảm bảo nguồn du lịch được sử dụng để nâng cao đời sống cho cộng đồng địa phương, y tế, giáo dục và văn hóa.

Hỗ trợ phát triển cộng đồng với sự quản lý của các doanh nghiệp và các quỹ phát triển.

Thúc đẩy mở rộng các hoạt động kinh tế khác như nông nghiệp và sản xuất hàng thủ công mỹ nghệ.

Như vậy, du lịch sinh thái không chỉ hình thành và phát triển trên cơ sở các nguồn tài nguyên thiên nhiên được bảo vệ mà nó còn có mối quan hệ với các cộng đồng địa phương trong phạm vi và các khu lân cận. Du lịch sinh thái có khả năng tăng cường trong việc bảo vệ các di sản văn hóa tốt hơn và làm tăng niềm tự hào của người dân địa phương. Những yếu tố thu hút sự quan tâm của khách du lịch với cộng đồng địa phương rất đa dạng: truyền thống địa phương, các tập quán sinh hoạt, tôn giáo…

không tránh khỏi những mối quan hệ qua lại với dân cư địa phương. Bởi vậy, điều quan trọng trong phát triển du lịch là đồng thời với việc tạo cho du khách những chuyến đi thú vị thì phải tạo được mối quan hệ hòa hợp với cộng đồng đón khách, cải thiện mức sống cho đa số người dân địa phương, không để lại những ảnh hưởng xấu về văn hóa - xã hội, đảm bảo sự phát triển bền vững.

- Du lịch văn hóa: Là một trong những thành phần quan trọng nhất của du lịch dựa vào cộng đồng từ văn hóa, lịch sử, khảo cổ học… Là yếu tố thu hút khách chủ yếu của cộng đồng địa phương. Ví dụ: Du lịch văn hóa sẽ bao gồm các loại hình đưa du khách đến tham quan các di chỉ khảo cổ học, cùng tham gia vào công tác bảo tồn của cộng đồng địa phương hoặc đến với một địa điểm về tôn giáo nổi tiếng hay hòa nhập với những nếp sinh hoạt của cộng đồng địa phương tại một bản làng.

Trong du lịch, bản sắc văn hóa của cộng đồng địa phương chính là “cực hút” du khách, đặc biệt là khách quốc tế. Các hoạt động du lịch này thường được tổ chức ở những địa bàn nông thôn đồng bằng, các khu phố cổ, các vùng ngoại ô, nơi tập trung nhiều di tích lịch sử, văn hóa có giá trị cao và giàu tài nguyên du lịch nhân văn phi vật thể, những cộng đồng địa phương miền núi, nơi bảo tồn nhiều văn hóa giá trị truyền thống vật thể và phi vật thể đặc sắc, giao thông không quá cách trở.

- Du lịch nông nghiệp: Đây là một hình thức du lịch dựa trên yếu tố nông nghiệp, địa điểm có thể là các vườn cây ăn trái, các cánh đồng hoặc trang trại nông lâm kết hợp, hay các tràng chăn nuôi gia súc, thủy hải sản… đã được chuẩn bị để đón tiếp du khách theo một quy trình đã được sắp xếp khoa học. Du khách khi tham gia loại hình này có thể tham quan, tìm hiểu hoặc có thể cùng tham gia hoạt động sản xuất, thu hoạch cùng với người dân địa phương mà không gây ảnh hưởng đến môi trường sinh thái và năng suất của gia chủ. Ví dụ: Các chương trình tour Farm Trip tại Australia đã đưa du khách đến những trang trại cùng với những người nông dân tham quan tìm hiểu quy trình chăn nuôi bò sữa, tham gia vắt sữa bò hoặc đến những cánh đồng nho, thu hoạch nho và tham gia sản xuất rượu vang và kết thúc mỗi tour các sản phẩm mà chính tay du khách làm ra sẽ được chủ trang trại biếu làm quà như đáp trả cho thành quả và công sức của du khách, mặt khác cũng là cách marketing rất hiệu quả cho các sản phẩm của nông trại.

- Du lịch bản địa: Loại hình du lịch này nhấn mạnh vào các yếu tố cộng đồng bản địa, chính họ là người trực tiếp mang các sản phẩm du lịch đến du khách thông

qua các giá trị về văn hóa, về lịch sử của cộng đồng địa phương. Là yếu tố thu hút du khách đến với địa phương của mình thông qua các giá trị văn hóa đặc trưng được đúc kết qua hàng ngàn năm. Ví dụ: Tại miền bắc Thái Lan có làng DLCĐ của người Karen, một dân tộc có nguồn gốc từ Myanmar, phụ nữ Karen với những chiếc cổ cao và những sản phẩm thổ cẩm tinh tế chính là điểm thu hút rất nhiều du khách tham quan tìm hiểu

- Du lịch làng: Du khách tham gia các hoạt động sinh hoạt trong cuộc sống thôn bản và các làng nông thôn, cư dân địa phương chính là người thu được lợi ích kinh tế từ các hoạt động du lịch, họ cung cấp dịch vụ lưu trú, ăn uống cho khách nghỉ ngơi qua đêm. Nhà trọ chính là các điểm kinh doanh du lịch, trong đó du khách ở lại qua đêm trong những ngôi nhà của cư dân địa phương.

- Nghệ thuật và thủ công mỹ nghệ là Loại hình mang tính lịch sử lâu dài của cộng đồng địa phương. Đây không phải là một hình thức độc lập của du lịch, mà chính là một trong những thành phần của các hoạt động du lịch. Du lịch sẽ mang đến các cơ hội tốt về kinh doanh cho các cơ sở sản xuất thủ công mỹ nghệ, gia tăng doanh số bán hàng cũng như các lợi nhuận về kinh tế từ các loại hình nghệ thuật và mặt hàng thủ công mỹ nghệ. Mặt khác, du lịch còn là cầu nối để du khách tìm hiểu thêm các giá trị về nghệ thuật, thủ công mỹ nghệ của cộng đồng địa phương cũng như góp phần để người dân địa phương hiểu thêm về những giá trị mà mình đang nắm giữ để có những hoạt động bảo tồn giúp những giá trị tốt đẹp đó trường tồn mãi với thời gian.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 30 - 33)