Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 33 - 39)

6. Cấu trúc đề tài

1.2.1. Một số mô hình phát triển du lịch cộng đồng ở Việt Nam

DLCĐ ở Việt Nam mới được xuất hiện từ năm 1997. Cho tới nay đã có một số điểm DLCĐ đang hoạt động có hiệu quả. Nhưng nhìn chung, các điểm DLCĐ hoạt động chưa có hiệu quả cao. Có một số khu vực, hoạt động du lịch cộng đồng đã có giá trị kinh tế cao như: vùng Đồng bằng sông Cửu Long, vùng Tây Bắc, Bắc Trung Bộ…

1.2.1.1. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ởvùng Đồng bằng sông CửuLong

DLCĐ ở vùng bằng sông Cửu Long bắt đầu được biết đến từ sau chương trình tàu thanh niên Đông Nam Á cập cảng lần đầu tiên ở TP. Hồ Chí Minh vào năm 1995. Tham gia homestay tại đồng bằng Sông Cửu Long, du khách không chỉ hòa vào không gian sống và sinh hoạt của người dân vùng sông nước mà du khách còn được trải

hoạch trái cây, đi chợ nổi, cùng chủ nhà nấu những món ăn dân dã, nghe và được thử hát đờn ca tài tử cùng với bà con nông dân theo phương châm 3 cùng: “cùng ăn, cùng ở, cùng làm”. Bên cạnh các hoạt động mà khách du lịch tham gia cùng với gia đình các chủ nhân homestay, các công ty lữ hành cũng phối hợp với các homestay để tổ chức các tour mang sắc thái riêng của vùng quê Nam Bộ như: “về quê tát mương bắt cá” tại Cồn Phụng (Bến Tre); “một ngày làm nông dân” ở Cái Bè (Tiền Giang); “Tây ở nhà ta” (Vĩnh Long).

Đối tượng khách du lịch của các homestay tại đồng bằng sông Cửu Long khá đa dạng, từ những người có hu nhập trung bình, thấp ở nước ngoài đến những người có thu nhập cao, có địa vị cao trong xã hội như: Doanh nhân, bác sĩ, kĩ sư đến từ Pháp, Bỉ, Đức, Hà Lan, Nhật Bản… cũng tham gia loại hình du lịch này.

Tuy đạt được những kết quả đáng khích lệ nhưng các hoạt động homestay ở đồng bằng sông Cửu Long vẫn nhỏ lẻ, theo kiểu tự phát, thiếu chuyên nghiệp, đầu tư chưa bài bản. Thường là khách du lịch yêu cầu các dịch vụ thì gia đình đáp ứng, chứ trước đó chỉ có hoạt động bán trái cây. Hiện nay, một số chương trình đến các điểm homestay chủ yếu là tham quan, nghỉ vườn, còn các hoạt động lưu trú, ăn uống, các dịch vụ khác gần như không tổ chức được.

Một hạn chế nữa ở đồng bằng sông Cửu Long là các tỉnh thành đều phát triển các dịch vụ cộng đồng tương đối giống nhau. Các dịch vụ chủ yếu là: tham quan cù lao, ngắm cảnh sông nước, tham quan vườn trái cây, nghe đờn ca tài tử, ghé thăm nhà cổ, thăm các lò sản xuất kẹo dừa, mật ong, thăm chợ nổi, câu cá… Với dịch vụ quen thuộc đó, du khách sẽ không nhận thấy sự khác nhau về các sản phẩm du lịch ở các tỉnh thành, nên thời gian lưu trú của khách không lâu.

Đa số các chủ homestay ở đồng bằng sông Cửu Long thiếu tính chuyên nghiệp trong việc tổ chức và khả năng giao tiếp bằng ngoại ngữ với du khách nước ngoài còn hạn chế. Sự tham gia của cộng đồng địa phương vào quá trình ra quyết định, phát huy ý kiến, năng lực tổ chức trong các chương trình homestay tại đây còn thụ động, mang tính hình thức. Người dân mới chỉ là nhân viên thời vụ mỗi khi các công ty lữ hành đưa khách đến địa phương. Họ chỉ tham gia vào một số công việc đơn giản như chèo thuyền tham quan kênh rạch, đánh xe ngựa đưa khách di chuyển trên các cù lao, phục vụ các bữa ăn. Các công việc chính như hướng dẫn du khách tham quan, lên thực đơn

cho các món ăn mang đặc trưng của vùng miền hay thiết kế các chương trình tham quan thuộc quyền của các đơn vị lữ hành.

Như vậy, có thể nói hoạt động du lịch cộng đồng đã và đang phát triển ở vùng đồng bằng sông Cửu Long nhưng hiệu quả chưa cao, sản phẩm du lịch còn đơn điệu, chưa có sức hấp dẫn du khách.

1.2.1.2. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ởHà Giang

Từ Hà Nội, theo Quốc lộ 2 khoảng hơn 300km về phía đông bắc, du khách sẽ đến với Hà Giang - mảnh đất địa đầu nơi biên cương của Tổ quốc. Hà Giang có diện tích gần 8.000km², là nơi cư trú của cộng đồng 22 dân tộc, trong đó mỗi dân tộc đều bảo tồn và lưu giữ những giá trị, sắc thái văn hóa riêng, tạo nên bản sắc đặc trưng mà không phải vùng đất nào cũng có được. Với những lợi thế đó, Hà Giang đã đẩy mạnh phát triển loại hình du lịch cộng đồng gắn với nông thôn mới, như bước đột phá trong phát triển du lịch của địa phương. Đến nay, Hà Giang đã xây dựng được 25 làng văn hóa du lịch cộng đồng tại hầu hết các huyện trong tỉnh, tiêu biểu là các làng Tiến Thắng, Hạ Thành (TP. Hà Giang); Nậm Hồng và Phìn Hồ (huyện Hoàng Su Phì)…

Cách thành phố Hà Giang 6km về phía tây, bản văn hóa du lịch Hạ Thành có 117 hộ dân với 558 nhân khẩu, chủ yếu là đồng bào dân tộc Tày, trong đó có 5 hộ tham gia hoạt động du lịch cộng đồng. Bản đã thành lập đội ngũ hướng dẫn viên gồm 3 người (1 nam, 2 nữ) có trình độ học vấn trên 12 để dẫn khách tham quan bản. Đến Hạ Thành, du khách sẽ được tận hưởng bầu không khí trong lành, mát mẻ, thưởng ngoạn phong cảnh thiên nhiên tuyệt đẹp với những đồi cọ xanh biếc, những tảng đá cổ nằm rải rác khắp các thửa ruộng bậc thang hay dòng thác Nậm Tha ngày đêm ào ào nước chảy. Đến đây, du khách còn có dịp tham gia chương trình du lịch “30 phút làm công dân thôn Hạ Thành” với nhiều hoạt động thú vị như: nghỉ đêm tại nhà dân, câu cá, làm nương, thưởng thức các món ăn dân dã hay tham gia các hoạt động văn hóa, văn nghệ dân gian như: múa sen, hát cọi, hát then, hát giao duyên… Bà con thôn bản đã bắt đầu có ý thức về du lịch cộng đồng và mong muốn chính quyền địa phương tạo điều kiện hỗ trợ về cơ sở vật chất và đào tạo nâng cao trình độ nguồn nhân lực phục vụ du lịch để phát triển hơn nữa loại hình du lịch này trong thời gian tới.

1.2.1.3. Mô hình phát triển du lịch cộng đồng ởLào Cai

bào dân tộc anh em sinh sống, mỗi dân tộc có những nét văn hóa đặc trưng riêng đậm đà bản sắc nên đã tạo nên diện mạo văn hóa Lào Cai phong phú và đa dạng. Từ năm 1998, được sự giúp đỡ của Tổ chức bảo tồn thiên nhiên thế giới (IUCN) và Tổ chức phát triển Hà Lan (SNV) tỉnh Lào Cai đã xây dựng thí điểm mô hình cộng đồng tại các xã Cát Cát, Bản Hổ, Tả Van, Nậm Cang… Mô hình DLCĐ đã góp phần tích cực trong việc nâng cao đời sống của nhân dân, giúp xóa đói, giảm nghèo.

Với phương châm: Lấy văn hóa dân tộc là nền tảng và kim chỉ nam cho việc tạo ra các thế mạnh, các sản phẩm du lịch, đồng thời gắn việc khai thác du lịch với bảo tồn văn hóa các dân tộc thiểu số để thu hút khách du lịch. Từ năm 2005, DLCĐ ở Lào Cai có những bước phát triển mới. Tỉnh đã có một số điểm DLCĐ hoạt động có hiệu quả như Bản Dền (Xã Bản Hổ), thôn Cát Cát (Xã San Xả Hổ), bước đầu hai bản này đã có 24 nhà nghỉ cộng đồng ở bản Hổ và 10 nhà nghỉ cộng đồng ở San Xả Hổ đã cơ bản đáp ứng được nhu cầu của du khách. Trong các bản này cần phát triển các dịch vụ khác như: Dịch vụ nấu ăn cho du khách, dịch vụ bán đồ lưu niệm… Đời sống của người dân được nâng lên đáng kể, tỷ lệ hộ nghèo đã giảm nhanh.

Ngoài ra, Lào Cai còn xây dựng được nhiều điểm DLCĐ khác có hiệu quả khá tốt như Tả Van Chả (Bắc Hà); Cát Cát (Sa Pa), Cao Sơn (Mường Khương), Lũng Pô, nơi con sông Hồng chảy về đất Việt gắn với làng văn hóa du lịch Mông tại thôn Lũng Pô; Điểm DLCĐ thôn Lao Chải, nơi cội nguồn văn hóa người Hà Nhì đe; Điểm DLCĐ tại cụm thôn trung tâm xã Dền Sáng gắn với văn hóa người Dao Đỏ; điểm du lịch Mường Hum gắn với văn hóa chợ vùng cao; điểm du lịch trung tâm xã bản Xèo gắn với văn hóa dân tộc Giáy.

Doanh thu du lịch của các hộ tham gia làm du lịch đạt khá cao, nhiều hộ đạt trên 100 triệu đồng/năm; những hộ có thu nhập thấp hơn cũng đạt khoảng 25 đến 35 triệu đồng/năm.

Các sản phẩm DLCĐ ở Lào Cai cũng liên tục gia tăng ở hầu hết các huyện. Các hộ kinh doanh du lịch lưu trú qua đêm cho khách du lịch ở nhiều bản. Bản Tà Phìn (Sa Pa) có 20 hộ; Tả Van (Sa Pa) có 42 hộ; Bản Hổ (Sa Pa) có 30 hộ, Cao Sơn (Mường Khương) có 03 hộ; Trung Đô (Bắc Hà) có 14 hộ. Doanh thu du lịch tại các hộ kinh doanh dịch vụ du lịch khá cao, nhiều hộ đạt trên 40 triệu đồng/năm.

Ngoài việc phát triển dịch vụ lưu trú, DLCĐ phát triển kéo theo hàng loạt các dịch vụ khác phục vụ nhu cầu cho du khách. Tại Sa Pa (Lào Cai), mỗi bản làng, mỗi

dân tộc đều khai thác và phát huy bản sắc văn hóa riêng để phát triển du lịch. Dân tộc Dao Đỏ ở xã Tà Phìn đã biết khai thác tri thức dân gian trong việc chữa bệnh và phát triển thành thương hiệu “tắm lá thuốc dân tộc Dao Đỏ - Tà Phìn”. Người dân tộc Tày xã Bản Hổ biết khai thác văn hóa vật chất nhà cửa với kiến trúc nhà sàn phát triển thành dịch vụ nhà nghỉ rất tiêu biểu của dân tộc Tày. Người dân nơi đây đã phục dựng nhiều tiết mục văn hóa, văn nghệ phục vụ du khách và lưu diễn trong và ngoài nước. Một số hộ còn phát triển thêm dịch vụ du khách trực tiếp câu cá của gia đình và tự chế biến món ăn. Đây là hoạt động du lịch rất hấp dẫn. Người Mông ở bản Cát Cát biết phát triển dịch vụ du lịch bán hàng lưu niệm, nước uống, dịch vụ khuân vác thuê, dịch vụ dẫn đường tại các điểm nghỉ chân theo tuyến Sa Pa - Sín Chải - Cát Cát - Sa Pa. Người dân đã làm chủ các hình thức kinh doanh du lịch của mình và thu lợi ích trực tiếp từ hoạt động kinh doanh đó, qua đó đã cải thiện được cuộc sống của người dân.

Đến nay, Sa Pa đã có 8 điểm và 12 tuyến DLCĐ. Các tuyến du lịch thu hút du khách đông như: Sa Pa - Lao Chải - Tả Van - Bản Dền - Thái Phú; và tuyến Sa Pa - Cát Cát - Sín Chải. Các tuyến du lịch này hàng năm thu hút được trên 20.000 lượt khách nước ngoài trải nghiệm.

Các sản phẩm du lịch văn hóa ở Sa Pa cũng rất đặc trưng. Chính sự đa dân tộc đã làm phong phú sinh hoạt văn hóa dân tộc và trở thành các sản phẩm du lịch. Phiên chợ vùng cao ngoài mục đích mua bán hàng hóa còn là một ngày hội văn hóa rất đặc sắc. Một số chợ vùng cao trở thành sản phẩm du lịch đặc biệt như chợ Cốc Ly, chợ Bắc Hà, chợ Các Cầu, chợ Pha Long, chợ Mường Hum… Đặc biệt chợ Bắc Hà được giới thiệu là một trong mười chợ hấp dẫn nhất Đông Nam Á.

Ruộng bậc thang ở Lào Cai được tạp chí du lịch Travel and Leisure (Hoa Kì) bình chọn là một trong bảy ruộng bậc thang kì vĩ nhất châu Á và thế giới, đặc biệt là ruộng 121 bậc ở làng Vù Lỳ Sung xã Trung Chải… Ruộng bậc thang ở Sa Pa đã phát triển thành sản phẩm du lịch thông qua các tour tham quan ruộng bậc thang, chương trình tour cho du khách tham gia trải nghiệm hoạt động sản xuất nông nghiệp trên các ruộng bậc thang.

Sa Pa cũng đã khôi phục được các làng nghề thủ công truyền thống để phát triển DLCĐ. Các cơ sở sản xuất hàng lưu niệm, trang phục dân tộc, đồ trang sức, thuốc

bản địa, đồng thời góp phần vào việc bảo lưu, giữ gìn nghề thủ công truyền thống. Tại các xã vùng cao ở Lào Cai, việc bảo tồn phát triển nghề, làng nghề luôn được coi trọng. Nhiều làng nghề đã tạo thương hiệu trên thị trường với sản phẩm không chỉ đáp ứng nhu cầu cho người dân địa phương và khách du lịch mà còn trở thành hàng hóa, là những món quà lưu niệm cho du khách. Ở Sa Pa và Bắc Hà có nhiều tiềm năng để phát triển các làng nghề truyền thống gắn với phát triển du lịch. Nơi đây có các sản phẩm dệt thổ cẩm, thêu, chạm khắc bạc, mây tre đan, rèn đúc, nấu rượu đã thu hút được nhiều khách du lịch.

Ở Lào Cai còn có loại hình DLCĐ văn hóa tâm linh. Tại Sa Pa có nhiều di tích như khu di tích vẽ chạm đá cổ với các loại hình khắc vẽ bản đồ, chữ viết, hình người có niên đại cách ngày nay hàng nghìn năm ở thung lũng Mường Hoa. Quần thể di tích đền Thượng, đền Mẫu, đền Bắc Hà, đặc biệt là liên kết 3 tỉnh trong chương trình du lịch về cội nguồn ba tỉnh: Lào Cai, Yên Bái, Phú Thọ đã đạt được những hiệu quả nhất định như năm 2010, đền Thượng đã có doanh thu 7 tỷ đồng, đền Bắc Hà thu 10 tỷ đồng.

Theo điều tra của IUCN có 70% số du khách quốc tế có nhu cầu đi xuống các bản làng, đồng bào dân tộc thiểu số. Từ năm 2006 đến năm 2012 Lào Cai đã có 310.000 lượt khách theo tuyến DLCĐ, trong đó tập trung chủ yếu vào các tour du lịch ở Sa Pa. Từ khi Lào Cai áp dụng chương trình: “biến di sản thành tài sản” để phát triển du lịch thì các điểm DLCĐ đã có sức hấp dẫn với du khách hơn. Tổng số khách DLCĐ đến Lào Cai tăng nhanh, năm 2010, số lượng khách DLCĐ tăng gấp 1,7 lần so với năm 2006.

Như vậy, DLCĐ ở Lào Cai khá phát triển. Đây là tỉnh có hoạt động DLCĐ sớm và có hiệu quả doanh thu cao. Năm 2013, các điểm DLCĐ tại huyện Sa Pa tỉnh Lào Cai đã đón 247.327 lượt khách, năm 2014 đón trên 300.000 lượt khách (riêng bản Dền xã bản Hổ năm 2013 đón 19.263 lượt khách, năm 2014 đón trên 20.000 lượt khách). Năm 2014, thu nhập bình quân từ DLCĐ ở bản Dền, Tả Vạn, mỗi hộ gia đình là 25 đến 60 triệu đồng/năm có hộ đạt 70 đến 90 triệu đồng/năm. Nguồn thu của các hộ làm DLCĐ gấp 5 đến 10 lần những hộ không làm DLCĐ. Nhờ DLCĐ phát triển mà các ngành nghề thủ công (sản xuất thổ cẩm, chạm khắc bạc, làm đồ lưu niệm…) và các dịch vụ du lịch đã tạo được công ăn việc làm cho hàng nghìn lao động địa phương. Cả tỉnh Lào Cai các điểm DLCĐ đã giải quyết được việc làm cho 2.000 lao động. Nếu

được đầu tư và có những giải pháp hữu hiệu thì đây sẽ là ngành kinh tế giúp cho Lào Cai xóa đói, giảm nghèo.

Ngoài ra, nước ta còn có một số tỉnh thành có hoạt động DLCĐ khá phát triển và cũng mang lại hiệu quả kinh tế cao như Quảng Ninh, Thừa Thiên Huế, Đà Nẵng… Các sản phẩm du lịch nhìn chung còn đơn điệu, hiệu quả kinh doanh du lịch còn thấp, số lượng khách chưa đông. Đặc biệt, du khách phần lớn không thích quay trở lại, do đó cần phải có giải pháp phù hợp để khai thác có hiệu quả hơn những tiềm năng để phát triển du lịch cộng đồng.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 33 - 39)