Tài nguyên du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 43 - 57)

6. Cấu trúc đề tài

2.1.2. Tài nguyên du lịch

2.1.2.1. Tài nguyên du lịch tự nhiên

Với vị trí địa lý thuận lợi, khí hậu đa dạng đã tạo cho Hòa Bình có những tài nguyên thiên nhiên hết sức phong phú, đa dạng và đặc thù phục vụ cho du lịch.

Địa hình

Hòa Bình có địa hình phong phú và hấp dẫn khách du lịch. Đặc điểm nổi bật của địa hình tỉnh Hòa Bình chủ yếu là đồi và núi cắt xẻ, chia cắt phức tạp, độ dốc lớn và theo hướng Tây Bắc - Đông Nam, chia thành 2 vùng:

- Vùng núi cao Tây Bắc: Bao gồm các huyện Mai Châu, Đà Bắc, kéo dài xuống huyện Tân Lạc, Lạc Sơn. Núi cao trung bình không quá 1.000m, ngọn núi cao nhất là Pu Canh (cao 1.373 m). Độ cao trung bình của núi giảm dần xuống phía đông nam như: núi ở xã Bắc Sơn (huyện Tân Lạc) cao 1.136 m, núi ở xã Phú Lương (huyện Lạc Sơn) cao 934m, núi ở xã Tự Do (huyện Lạc Sơn) cao 820m… Núi ở vùng này có cấu tạo bởi đá xâm nhập, chủ yếu là đá granit.

- Vùng núi thấp và đồi phía Đông Nam: bao gồm các huyện Kỳ Sơn, Lương Sơn, Kim Bôi, Lạc Thủy, Yên Thủy. Địa hình vùng này có sự xen kẽ giữa địa hình cácxtơ và địa hình xâm thực, do đó có nhiều hang động, đất thường bị mất nước. Núi cao trung bình 200 - 500m, bị chia cắt thành nhiều khối rời rạc.

Địa hình Hòa Bình đặc trưng với nhiều vách đá, hiểm trở, nhiều hang động, thác nước. Những vùng núi đá vôi quần tụ tạo nên những bức tường địa hình che chắn, hình thành nên các quần thể cư trú của các cư dân từ xa xưa. Kiểu địa hình này không tạo sức hút lớn với du khách nhưng rất thích hợp với hoạt động khám phá, phiêu lưu mạo hiểm khoa học. Địa hình đa dạng thích hợp để phát triển các loại hình du lịch như: Du lịch sinh thái, Du lịch nghỉ dưỡng, Du lịch khám phá, nghiên cứu, Du lịch cộng đồng.

Hòa Bình có hàng trăm hang động tự nhiên lớn nhỏ đầy sức hấp dẫn với du khách như: hang Đầu Rồng (Cao Phong), hang Xóm Trại (Lạc Sơn), hang Muối (Tân Lạc), hang Khoài, hang Mỏ Luông, hang Chiều (Mai Châu), hang Chùa (Yên Thủy), hang Hào (Lạc Thủy), hang Chổ (Lương Sơn), động Chùa Tiên (Lạc Thủy), động Thiên Tôn (Yên Thủy), động Mường Chiềng (Tân Lạc), động Đá Bạc, động Mãn Nguyện (Lương Sơn), động Thác Bờ (Cao Phong),…

Hang động không chỉ là sản phẩm của tự nhiên, mà qua thời gian, bàn tay trí tuệ của con người từ thời nguyên thủy cho đến nay, nó đã biến thành nơi ở, nơi lưu giữ các bức tranh cuộc sống, phục vụ cho các cuộc đấu tranh và giờ đây nó trở thành những điểm du lịch để cho con người khám phá, nghiên cứu.

Như vậy, có thể khẳng định yếu tố địa hình của tỉnh đã tạo nên những tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là DLCĐ, vì địa hình nơi đây vẫn còn hoang sơ, ít tác động của bàn tay con người, phù hợp với những đặc điểm của DLCĐ. Có thể phát triển loại hình du lịch tham quan, nghiên cứu, trải nghiệm với bà con địa phương nơi đây.

Khí hậu

Khí hậu là nhân tố có ảnh hưởng sâu sắc và nhất định đến du lịch. Ở những khu vực có khí hậu ôn hòa, mát mẻ, không bị ô nhiễm, không bị can thiệp quá mạnh bởi bàn tay con người thì nơi đó sẽ rất thuận lợi cho việc phát triển DLCĐ. Ngược lại, những khu vực có thời tiết khắc nghiệt, như quá nóng hoặc bị ô nhiễm bởi con người tác động thì nơi đó không thể phát triển DLCĐ.

Hòa Bình là một nơi hội tụ gần như đầy đủ yếu tố khí hậu thuận lợi cho phát triển du lịch: Khí hậu nhiệt đói gió mùa với mùa đông lạnh ít mưa, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều. Nhiệt độ trung bình năm là 24,40C, lượng mưa trung bình cao 1.589 mm, độ ẩm trung bình trên 60%, cao nhất tới 90% vào tháng 8 và tháng 9, số giờ nắng là 1.633 giờ/năm. Nhìn chung, khí hậu Hòa Bình mát mẻ quanh năm, lại có nhiều đồi núi cao, phong cảnh thiên nhiên hữu tình, ít chịu tác động của con người nên rất thuận lợi để phát triển DLCĐ. Có thể khai thác các loại hình tham quan, trải nghiệm với cuộc sống địa bàn nơi đây.

Thủy văn

Nước là tài nguyên quan trọng ở tất cả các mặt của cuộc sống con người. Trong du lịch nước cũng quan trọng không kém, đặc biệt là DLCĐ của tỉnh.

Hòa Bình có mạng lưới sông, suối phân bổ tương đối đồng đều trong đó sông lớn nhất chảy qua tỉnh là Sông Đà, chảy qua các huyện như: Mai Châu, Đà Bắc, Tân Lạc, Kỳ Sơn với chiều dài chảy qua địa phận tỉnh là 151 km, tổng lưu vực là 51.000 km2. Ngoài ra còn có một số sông khác như sông Bôi, chiều dài là 50 km qua địa phận tỉnh, diện tích lưu vực là 295 km2, sông Bưởi và sông Bùi. Tỉnh còn có hệ thống suối khá nhiều, nhìn chung đáp ứng đủ nhu cầu sử dụng nước của tỉnh.

Ngoài hệ thống sông suối, nơi đây cũng hội tụ nhiều hồ, đầm trong đó giữ vai trò lớn nhất là hồ sông Đà có diện tích khoảng 8.000 ha, hồ Đầm Bải (Phú Minh - Kỳ Sơn) có diện tích 45 ha, hồ Re (Lạc Sơn) diện tích là 15 ha, ngoài ra còn rất nhiều hồ nhỏ khác phân bố ở các huyện. Mỗi hồ lại tạo nên những thắng cảnh riêng và độc đáo, đặc biệt là hồ sông Đà với diện tích rộng, thắng cảnh hai bên hồ độc đáo thuận lợi cho di chuyển, ngắm cảnh. Các hồ ở tỉnh còn rất nguyên sinh nên vô cùng thuận lợi để phát triển loại hình DLCĐ, rất hấp dẫn khách du lịch trong và ngoài nước. Du khách có thể tham quan, ngắm cảnh, trải nghiệm cuộc sống của người dân như: Đánh bắt cá trên sông suối, nuôi thả các trên lòng các hồ thủy điện và thủy lợi.

Tiếp đến phải kể đó là các thác nước được hình thành từ các sông, suối trong vùng như: Cửu Thác Tú Sơn ở Kim Bôi nằm trong khu bảo tồn thiên nhiên của Kim Bôi. Đúng như tên gọi “Cửu Thác” có 9 dòng thác với 9 vẻ đẹp khác nhau cùng với sự phong phú, đa dạng của địa hình, sinh vật đã tạo nên một khu nghỉ dưỡng thiên nhiên có sức hấp dẫn với du khách. Ngoài ra tỉnh còn có nhiều thác nước đẹp như: Thác Thăng Thiên ở Kỳ Sơn, thác Mặt Trời ở Kim Bôi và nhiều thác ở huyện khác như Tân Lạc, Cao Phong chưa được khai thác.

Bên cạnh đó, Hòa Bình còn có nhiều nguồn nước khoáng phong phú, hầu hết các huyện trong tỉnh đều có mỏ nước khoáng, đây là tiềm năng để phát triển du lịch đặc biệt là DLCĐ. Mỏ nước khoáng tiêu biểu ở Hòa Bình là Kim Bôi, hiện nay mỏ nước khoáng này đang được khai thác mạnh để phục vụ du lịch.

Nhìn chung, Hòa Bình có tài nguyên nước rất phong phú, đa dạng cả nước mặt lẫn nước ngầm để khai thác các loại hình DLCĐ, nghỉ dưỡng tại tỉnh Hòa Bình.

Sinh vật

Hòa Bình có tài nguyên sinh vật đa dạng, phong phú, có giá trị kinh tế cao thuận lợi phát triển du lịch.

Ngày nay, khi xã hội phát triển, kinh tế ổn định thì nhu cầu du lịch của con người cũng tăng và đa dạng hơn. Thị hiếu về du lịch ngày càng phong phú. Con người ngoài hình thức du lịch đơn thuần là tham quan các thắng cảnh, di tích lịch sử, văn hóa thì đã xuất hiện một hình thức mới, có sức hấp dẫn lớn với du khách. Đó là du lịch nghỉ dưỡng sinh cảnh, “tức là hòa mình vào với thiên nhiên”, du lịch tới các khu bảo tồn thiên nhiên hay những nơi có khí hậu mát mẻ, có nhiều loài động thực vật phong

phong phú, có giá trị kinh tế cao trong đó có một số loại quý hiếm được ghi trong sách đỏ Việt Nam. Tuy nhiên, do tình trạng khai thác rừng quá mức nên thảm thực vật rừng đã bị tàn phá nặng nề, chủ yếu còn rừng thứ sinh, rừng nguyên sinh ở một số khu bảo tồn, cây bụi, tràng cỏ.

Trong rừng có nhiều loại gỗ quý hiếm như: Dẻ, dổi, sến, lim, táu, chò chỉ, chò nâu, pơ mu, nghiến, lát chun… và các loại tre nứa, vầu, luồng, song hương, mây … Cùng với đó là hệ cây thuốc quý trong rừng rất nhiều, với khoảng 100 loại cây thuốc như: Hà thủ ô, xạ đen, sâm, quế, sa nhân, ngũ gia bì, các cây bổ máu như giảo cổ lam, cam thảo, tam thất… phân bố rải rác không tập trung.

Diện tích rừng của tỉnh khá lớn, chiếm 62% tổng diện tích đất. Hiện nay trên địa bàn tỉnh còn 4 khu bảo tồn thiên nhiên là: Hang Kia - Pà Cò (Mai Châu), Pu Canh (Đà Bắc), Thượng Tiến (Kim Bôi), Ngọc Sơn - Ngổ Luông (Tân Lạc - Lạc Sơn) và một phần của vườn quốc gia Cúc Phương, thuận lợi cho việc hình thành và phát triển các loại hình DLCĐ. Để khai thác có hiệu quả các loại hình du lịch thì đòi hỏi phải đầu tư cơ sở hạ tầng, cơ sở vật chất kỹ thuật, đặc biệt là công tác vệ sinh môi trường.

Nguồn tài nguyên của Hòa Bình phong phú, đa dạng đặc biệt là hệ động vật, nhiều loại quý hiếm như hươu, nai, hoẵng, voi, hổ, các loại chim quý như khướu, họa mi, cú, vẹt… nhiều loài đã được ghi trong sách đỏ Việt Nam.

Nhìn chung, Hòa Bình có nguồn tài nguyên thiên nhiên tương đối đa dạng thích hợp với nhiều loại hình du lịch như: Du lịch nghỉ dưỡng, du lịch chữa bệnh, du lịch tham quan, du lịch khám phá… Đặc biệt là tiềm năng DLCĐ lớn, đòi hỏi tỉnh Hòa Bình cần đẩy mạnh đầu tư khai thác.

2.1.2.2. Tài nguyên du lịch nhân văn

Dân cƣ

Hòa Bình luôn tự hào là cái nôi của một nền văn hóa, đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong tiến trình hình thành và phát triển của loại người. Đó là nền “Văn hóa Hòa Bình”, nền văn hóa của cư dân nông nghiệp sơ khai. Là một tỉnh miền núi có thành phần dân tộc khá phong phú với trên 6 dân tộc anh em sinh sống: đông nhất là dân tộc Mường chiếm 63,3%; dân tộc Việt (Kinh) chiếm 27,7%; dân tộc Thái chiếm 3,9%; dân tộc Dao chiếm 1,7%; dân tộc Tày chiếm 2,7%; dân tộc Mông chiếm 0,5%; các dân tộc khác chiếm 0,2%. Dân số toàn tỉnh theo số liệu thống kê năm 2015 là 832.543 người. Mật độ dân số 181 người/km2

. Dân số nông thôn chiếm 85% tổng dân số, dân số thành thị chiếm 15%. Dân cư phân bố không đồng đều trong tỉnh, tập trung

đông nhất là thành phố Hòa Bình với mật độ 664 người/km2

, tiếp đến là huyện Lương Sơn 258 người/km2

, thấp nhất là huyện Đà Bắc chỉ có 68 người/km2.

Bảng 2.1. Phân bố dân cƣ theo huyện ở Hòa Bình năm 2015

STT Huyện thị Diện tích (km2) Dân số (ngƣời) Mật độ dân số (ngƣời/km2 ) Tổng số 4.596 832.543 181 1 Thành phố Hòa Bình 144 95.589 664 2 Huyện Đà Bắc 778 52.749 68 3 Huyện Mai Châu 571 57.663 101 4 Huyện Kỳ Sơn 210 35.681 170 5 Huyện Lương Sơn 377 97.406 258 6 Huyện Cao Phong 255 43.708 171 7 Huyện Kim Bôi 550 109.015 198 8 Huyện Tân Lạc 532 82.119 154 9 Huyện Lạc Sơn 587 136.781 233 10 Huyện Lạc Thủy 315 59.053 188 11 Huyện Yên Thủy 277 62.799 227

(Nguồn: Niên giám thống kê tỉnh Hòa Bình năm 2016) Dân tộc Mường có 4 dòng họ chính là: Đinh, Quách, Bạch, Hoàng. Hòa Bình là cái nôi của dân tộc Mường, họ cư trú ở hầu hết các địa phương nơi các vùng thung lũng và núi thấp, bên cạnh con sông suối… Với 4 Mường chính: Mường Bi, Mường Vang, Mường Thàng, Mường Động, có thể coi đây là vùng đất tổ của người Mường ở Hòa Bình. Mặc dù không sống ở các đồng bằng rộng lớn, không có những cánh cò bay song người Mường lại không thiếu đất trồng trọt với những thửa ruộng bậc thang cùng hệ thống tưới tiêu hiệu quả. Làng xóm Mường được chia thành các Mường nhỏ và được thiết lập trong các thung lũng hay các sườn núi thấp.

Nét văn hóa độc đáo của người Mường, Thái, Dao, Mông… và phong tục, tập quán, sinh hoạt của người dân địa phương giúp Hòa Bình thu hút khách du lịch, đặc biệt là DLCĐ.

Văn hóa vật thể

Đó là toàn bộ những công trình kiến trúc như: Nhà cửa, cầu cống, thành quách, công trình dân dụng, kiến trúc, tôn giáo, nghệ thuật hay động sản như công cụ sản xuất, đồ dân dụng, trang phục, ăn uống… Tuy nhiên vấn đề của văn hóa vật chất không chỉ ở bản thân nó mà còn là mối quan hệ giữa con người với con người thông qua các biểu hiện vật chất đó trong tư duy, lao động của con người kết tinh trong các giá trị biểu hiện vật chất đó.

* Nhà ở

Nếu một lần đến thăm làng Mường, bản Thái hay bản Dao… chắc hẳn chúng sẽ không khỏi ngỡ ngàng trước vẻ đẹp về nếp sống của người dân tộc. Người dân tộc nơi đây sống quần cư thành từng bản, dưới bản là xóm, trên bản là Mường. Một xóm có khi chỉ năm sáu chục nóc nhà (một hộ gia đình).

- Nhà ở của người dân tộc Mường: Trong xã hội cổ truyền, nhà sàn là nơi phổ biến của người Mường Hòa Bình. Tuy nhiên trong điều kiện hiện nay, một số nơi như thị trấn, thị xã người Mường không còn ở nhà sàn mà ở nhà xây như người Kinh. Ngôi nhà sàn ẩn hiện trong núi rừng, thấp thoáng trong bóng cây, nhà sàn là tài sản quan trọng với các dân tộc nói chung hay người Mường nói riêng. Đây là kiểu nhà của đại đa số dân tộc ít người của nước ta cư trú ở vùng núi thích hợp với điều kiện địa hình tự nhiên. Người Mường đã gắn bó với ngôi nhà sàn của họ từ rất lâu đời. Nhà sàn được coi là nếp văn hóa đẹp của người Mường.

Ngôi nhà sàn là nơi diễn ra hầu hết mọi hoạt động sinh hoạt của gia đình. Từ bề ngoài ngôi nhà sàn của người Mường rất dễ nhận biết: có 4 mái, hai mái trước hình tam giác cân, hai mái đầu hồi có hình tam giác. Kết cấu của nhà sàn người Mường gồm có các vì kèo và các hàng cột, trong các hàng cột chia ra cột cái và cột con, ở giữa hai đầu cột cái nối với nhau bởi xà ngang. Ngoài ra còn có các đòn tay nối các vì kèo với nhau, trên đòn tay có các hàng rui, trên rui có các hàng mè nằm vuông góc, trên cùng là đòn nóc. Nhà của người Mường lợp bằng tranh hoặc bằng rạ, sàn nhà làm bằng cây Bương đập dập. Cột nhà làm bằng những cây gỗ to cũng có thể được chôn xuống đất hay kê trên hòn đá tảng. Nhìn chung ngôi nhà sàn của người Mường được làm từ hầu hết các vật liệu từ thiên nhiên núi rừng mang lại như: gỗ, tre, nứa, đất, đá…

Việc tìm hiểu phong cách kiến trúc về ngôi nhà sàn của người Mường là một điều vô cùng thích thú với khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế. Ngôi nhà sàn người Mường được xây dựng theo truyền thuyết của “thần Rùa” do vậy hình dáng

ngôi nhà giống với hình dáng của con rùa. Đối với người Mường con rùa là vật vo cùng thiêng liêng.

- Nhà ở của người dân tộc Thái: Người Thái ở những thung lũng thấp, nơi có nhiều điều kiện tự nhiên phong phú như: sông, suối, núi, rừng. Những ngôi nhà sàn nằm sát bên nhau không có rào ngăn. Nhà được làm bằng gỗ, tranh, tre, nứa, lá. Nhà sàn người Thái có từ 3 đến 6 cặp vì kèo, cột cái nào cũng có hàng chục cột đỡ phần sàn và có cầu thang ở hai đầu, gầm sàn cao, thoáng đãng, xung quanh nhà là vườn hoa cây trái và thường có ao cá trong vườn. Nhiều bản người Thái đang là điểm DLCĐ hấp dẫn khách du lịch, đặc biệt là khách du lịch quốc tế như bản Lác (Mai Châu).

- Nhà ở của người dân tộc Mông: người Mông cư trú ở địa hình núi cao hiểm trở, vách đá cheo leo hay quanh thung lũng nhỏ hẹp, nơi có độ ẩm cao, quanh năm mây mù bao phủ. Người Mông ở nhà đất từ 3 đến 5 gian, nhà có các cột gỗ, chân cột

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 43 - 57)