Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 84 - 85)

6. Cấu trúc đề tài

3.2.3. Giải pháp nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch

Sự xuất hiện của hàng loạt các khu du lịch nghỉ mát, du dịch cuối tuần với nhiều loại hình hấp dẫn thời gian vừa qua đã tạo cho du khách có thêm nhiều sự lựa chọn mới. Bên cạnh đó chính là sự cạnh tranh trong việc thu hút khách đến với du lịch. Ban quản lý du lịch cần có những chiến lược kinh doanh cụ thể và thích hợp với xu thế phát triển hiện nay.

Đa dạng hóa sản phẩm du lịch là yếu tố không thể thiếu trong phát triển du lịch ở tỉnh Hòa Bình. Trong phát triển DLCĐ của tỉnh, chưa tận dụng hết tiềm năng của vùng, cho nên việc khám phá, khai thác những tài nguyên mới là rất cần thiết, đặc biệt các sản phẩm du lịch phải phong phú và luôn có những giải pháp để nâng cao chất lượng của sản phẩm du lịch:

- Cần quy hoạch một cách hợp lý các hộ gia đình sản xuất mặt hàng thủ công, nên có nhà trưng bày các sản phẩm mà do cộng đồng dân cư tạo ra. Sản phẩm thủ công cần tạo ra nét đặc trưng về văn hóa của người dân tộc để lôi cuốn và hấp dẫn khách du lịch tham quan và mua sản phẩm như các sản phẩm: vải thổ cẩm dệt tay, túi, quần áo thổ cẩm, các vật dụng đan lát bằng mây tre, cung, nỏ…

- Phát huy tối đa văn hóa ẩm thực địa phương, đặc biệt là các món ăn dân dã mang hương vị của người dân nơi đây và món đặc sản vùng núi như: xôi, cá nướng, cá đồ, thịt gà nấu măng chua, thịt lợn Mường nướng…

- Người dân nơi đây cần có các chương trình văn nghệ để phục vụ khách du lịch, các tiết mục đặc sắc mang đậm nét văn hóa của đồng bào dân tộc địa phương, sẽ giúp khách du lịch được thư giãn và có những trải nghiệm thú vị với cộng đồng địa phương trong chuyến du lịch của mình.

- Trong xu thế hiện nay, khách du lịch không chỉ muốn tham gia vào các chương trình tham quan một cách đơn thuần mà đặc biệt cảm thấy hấp dẫn, hài lòng với các hoạt động trải nghiệm trong cuộc sống cộng đồng, trực tiếp tham gia vào các hoạt động sinh hoạt của người dân. Vì vậy các cộng đồng địa phương cần tăng cường các hoạt động du lịch có sự tham gia của khách du lịch đi vào sinh hoạt cùng người dân để họ tìm hiểu, hiểu hơn về cuộc sống của người dân địa phương như: khách sẽ trực tiếp tham gia nấu ăn cùng gia đình, dệt vải, đan lát… Có sự kết hợp chặt chẽ giữa chương trình du lịch sinh thái và DLCĐ, để khách du lịch vừa có thể đi khám phá, ngắm cảnh cũng như trải nghiệm cùng với người dân địa phương.

Một phần của tài liệu Đánh giá tiềm năng phát triển du lịch cộng đồng tỉnh hòa bình (Trang 84 - 85)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)