- Thứ nhất: Vấn đề an toàn vốn
+ Điều chỉnh lộ trình tăng vốn phù hợp với tầm vóc, khả năng từng NH. + Kiểm soát, ngăn chặn sở hữu chéo giữa các NH.
+ Quy định chặt chẽ hơn nữa công tác đánh giá rủi ro tài sản. - Thứ hai: Vấn đề nợ xấu
+ Ban hành các chính sách phù hợp nhằm làm tan băng thị trƣờng bất động sản giúp các doanh nghiệp bất động sản tháo gỡ đƣợc những khó khăn nhƣ giảm giá bất động sản nhằm mở rộng đối tƣợng bán hàng, phát triển tín dụng hỗ trợ ngƣời dân mua nhà trả góp nhằm gia tăng sức cầu, giảm thuế giá trị gia tăng, thuế doanh nghiệp đối với các công ty bất động sản…
70
+ Tập trung giải quyết nợ xấu. Hoạt động của VAMC (Công ty Trách nhiệm hữu hạn một thành viên Quản lý tài sản của các Tổ chức tín dụng Việt Nam) chỉ là một trong những giải pháp tình thế, quan trọng là cần nhanh chóng tháo gỡ về cơ chế trong việc mua bán nợ xấu theo hƣớng giao cho VAMC thực quyền trong vai trò là chủ nợ khi mua nợ xấu của các NHTM. Xây dựng cơ chế để VAMC có đủ thẩm quyền cùng với các NHTM trong việc xử lý tài sản đảm bảo. NHNN cần tăng cƣờng giám sát hoạt động của các NHTM trong việc phân loại nợ, trích và sử dụng DPRR để xử lý nợ xấu; phân phối lợi nhuận…
- Thứ ba: Vấn đề thanh khoản
+ Ban hành những quy định và chế tài chặt chẽ để loại bỏ các hiện tƣợng che giấu tốc độ tăng trƣởng tín dụng thực và tài sản chất lƣợng kém.
+ NHNN tái cấp vốn đối với các NHTM thiếu hụt thanh khoản tạm thời để đảm bảo khả năng chi trả cho các NHTM và có thể trở lại hoạt động bình thƣờng.
+ NHNN phải giám sát chặt chẽ tình hình tài chính của các NH và đặc biệt là NH đƣợc tái cấp vốn nhằm chấn chỉnh kịp thời khi có biểu hiện xấu ảnh hƣởng đến cả hệ thống NH, đồng thời NHNN cũng cần có những biện pháp mạnh tay khi các NH vi phạm về các chỉ tiêu an toàn trong quá trình hoạt động, nhƣ hạn chế mở rộng phạm vi, quy mô và địa bàn hoạt động nếu các NH vi phạm …