Quá trình hình thành và phát triển của Ngân hàng Việt Nam

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 36)

Sự phát triển của ngành NH Việt Nam có thể đƣợc đánh dấu từ sự ra đời NHNN Việt Nam vào ngày 06/05/1951. Tuy nhiên các NHTM ở Việt Nam lại có một lịch sử hình thành mới mẻ cách đây 23 năm, cụ thể là vào tháng 5/1990 khi hai sắc lệnh quan trọng đƣợc ban hành: Sắc lệnh về NHNN Việt Nam và Sắc lệnh về NH, hợp tác xã tín dụng và các công ty tài chính. Quy định này thực sự đƣa Việt Nam từ một nƣớc có hệ thống NH độc nhất sang hệ thống NH hai cấp mà ở đó chức năng của NHNN đƣợc thu hẹp lại, chỉ còn giám sát chính sách tiền tệ, phát hành tiền, quản lý hệ thống tín dụng, giám sát các NHTM, quản lý dự trữ ngoại hối với mục tiêu hàng đầu là bình ổn tiền tệ và kiểm soát lạm phát, trong khi chức năng trung gian tài chính (huy động và phân bổ nguồn vốn) đƣợc chuyển sang cho các NHTM. Hoạt động kinh doanh trên lĩnh vực tiền tệ, qua thực tiễn đã yêu cầu đƣa hoạt động NH vào khuôn khổ pháp luật cao hơn, hai sắc lệnh đã đƣợc tổng kết, nâng lên thành hai luật đƣợc thông qua và có hiệu lực thi hành từ 01/10/1998. Từ đây, ngành NH đã đóng góp rất nhiều cho sự nghiệp cách mạng chung của dân tộc và phát triển ngày càng lớn với 4 NHTM quốc doanh, 31 chi nhánh của 26 NH nƣớc ngoài, 4 NH liên doanh, 35 NHTMCP, 959 quỹ tín dụng nhân dân và một số công ty tài chính khác. Các nghiệp vụ NH đã trở nên sâu rộng, đa dạng, phong phú và

22

tăng lên nhanh chóng, huy động vốn tăng gấp 1000 lần so với 1986 và gấp 21 lần so với năm 1990, cho vay nền kinh tế tăng gấp 28 lần so với năm 1990.

Và tính đến cuối năm 2015 các con số này đã thay đổi, bao gồm 43 NHTM, 02 NH Chính sách xã hội, 01 NH Hợp tác xã, 50 chi nhánh NH nƣớc ngoài, 27 tổ chức tín dụng phi NH, , 1.145 quỹ tín dụng nhân nhân và 03 tổ chức tài chính vi mô.

Bảng 3.1 Hệ thống các tổ chức tín dụng Việt Nam (đến 31/12/2015)

STT Loại hình Năm 2015

1

Ngân hàng 46

- Ngân hàng thƣơng mại 43

+ NHTM Nhà nước (*) 7

+ NHTM Cổ phần 28

+ Ngân hàng 100% vốn nước

ngoài 5

+Ngân hàng liên doanh 3

- Ngân hàng Chính sách 2 - Ngân hàng Hợp tác xã 1 2 Tổ chức t n dụng phi ngân hàng 27 - Công ty tài chính 16

- Công ty cho thuê tài chính 11

3 Tổ chức tài ch nh vi mô 3 4 Quỹ t n dụng nhân dân 1.145 5 Chi nhánh ngân hàng nƣớc

ngoài 50

6 Văn ph ng đại diện 50

Nguồn: NHNN Việt Nam

(*) – Bao gồm cả các NHTMCP do Nhà nước nắm giữ trên 50% vốn điều lệ (như: Ngân hàng Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn Việt Nam, Ngân hàng TNHH MTV Dầu khí toàn cầu (GP Bank), Ngân hàng TNHH MTV Đại Dương, Ngân hàng TNHH MTV Xây dựng, Ngân hàng TMCP Công thương Việt Nam, Ngân hàng TMCP Đầu tư và Phát triển Việt Nam và Ngân hàng TMCP Ngoại Thương Việt Nam)

23

Nhƣ vậy cho đến ngày hôm nay, hệ thống NH đã lớn mạnh cả về số lƣợng cũng nhƣ quy mô và mở rộng các sản phẩm dịch vụ đáp ứng cơ bản các yêu cầu phát triển của nền kinh tế, ngành NH là nhân tố nòng cốt, tích cực trong công cuộc đổi mới toàn diện nền kinh tế đất nƣớc theo hƣớng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, vận hành bằng cơ chế thị trƣờng có sự quản lý vĩ mô của Nhà nƣớc theo định hƣớng Xã hội chủ nghĩa.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 34 - 36)