Các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của Ngân hàng thƣơng mại

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)

Việc nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của NHTMcó vai trò quan trọng trong việc tìm ra các giải pháp nâng cao khả năng sinh lợi, từ đó góp phần xây dựng một hệ thống tài chính lành mạnh, đủ năng lực để đối mặt với những thách thức và gia tăng vị thế cạnh tranh ở cả trong và ngoài nƣớc. Các yếu tố này có thể đƣợc chia làm hai nhóm: Nhóm yếu tố khách quan và nhóm yếu tố chủ quan, tùy theo điều kiện cụ thể của từng NH mà hai nhóm yếu tố này có những ảnh hƣởng khác nhau đến khả năng sinh lợi của các NHTM.

2.2.3.1. Nhóm yếu tố khách quan

Môi trƣờng về kinh tế, chính trị và xã hội trong và ngoài nƣớc:

NHTM là một tổ chức trung gian tài chính làm cầu nối giữa khu vực tiết kiệm với khu vực đầu tƣ của nền kinh tế, do vậy những biến động của môi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội có những ảnh hƣởng không nhỏ đến hoạt động của các NH. Nếu môi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội ổn định sẽ tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động của các NHTM, vì đây cũng là điều kiện làm cho quá trình sản xuất của nền kinh tế đƣợc diễn ra bình thƣờng, đảm bảo khả năng hấp thụ vốn và hoàn trả vốn của các doanh nghiệp trong nền kinh tế. Ngƣợc lại, khi môi trƣờng kinh tế, chính trị và xã hội trở nên bất ổn thì lại là những nhân tố bất lợi cho hoạt động của các NHTM nhƣ nhu cầu vay vốn giảm, nguy cơ nợ quá hạn, nợ xấu gia tăng làm giảm hiệu quả hoạt động của các NHTM.

Hơn nữa, hiện nay quá trình hội nhập kinh tế quốc tế đang diễn ra mạnh mẽ trên thế giới. Các nền kinh tế của các nƣớc trên thế giới ngày càng phụ thuộc vào nhau, luồng vốn quốc tế đã và đang dồn vào khu vực châu Á mạnh mẽ, điều này đang tạo ra nhiều cơ hội cho Việt Nam nói chung và hệ thống NH nói riêng nhiều

14

cơ hội mới nhƣ có thể tranh thủ đƣợc các nguồn vốn, công nghệ, kinh nghiệm quản lý từ các nền kinh tế phát triển…tuy nhiên, bên cạnh đó ngành NH cũng phải đối mặt với nhiều thách thức từ quá trình hội nhập, nhƣ phải cạnh tranh với những tập đoàn tài chính đầy tiềm lực (về vốn, công nghệ, năng lực quản lý…). Trong khi thực tế hiện nay cho thấy các NHTM Việt Nam còn yếu về mọi mặt từ năng lực tài chính, kinh nghiệm quản trị NH, công nghệ đến nguồn nhân lực.

Ngoài ra, với quá trình hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng, thì sự biến động của tình hình kinh tế, chính trị và xã hội của các nƣớc trên thế giới mà nhất là các bạn hàng của Việt Nam cũng có những ảnh hƣởng không nhỏ đến HQTC của các NHTM.

Môi trƣờng pháp lý:

Môi trƣờng pháp lý là cơ sở tiền đề cho các ngành kinh tế phát triển nhanh và bền vững. Nó bao gồm tính đồng bộ và đầy đủ của hệ thống luật, các văn bản dƣới luật, việc chấp hành luật và trình độ dân trí. Mọi thành phần kinh tế đều phải đảm bảo hoạt động trong khuôn khổ của pháp luật và NH đƣợc biết đến nhƣ là lĩnh vực chứa đựng rủi ro rất lớn. Do vậy, điều kiện kiên quyết trong quá trình hoạt động của NH là phải tuân thủ chặt chẽ các quy định của pháp luật.

Đồng thời, quá trình tiền tệ hóa diễn ra nhanh trong thời gian gần đây đòi hỏi Việt Nam phải sớm thông qua các bộ luật mới và sửa đổi các điều luật không còn phù hợp với tình hình kinh tế, có nhƣ vậy hệ thống luật pháp mới thực sự tạo lập đƣợc một môi trƣờng pháp lý hoàn chỉnh làm cơ sở để giải quyết các tranh chấp, khiếu nại nảy sinh trong hoạt động kinh tế, xã hội.

Chính sách về tài chính của Chính phủ:

Vai trò của Chính phủ là một yếu tố mang tính xúc tác rất quan trọng đối với sự phát triển của bất kỳ ngành nào ở một nƣớc, nhất là lĩnh vực NH.

Chính phủ tác động đến ngành NH với vai trò là ngƣời quản lý và giám sát của toàn hệ thống thông qua vai trò của Ngân hàng Trung ƣơng, với tƣ cách là chủ sở hữu, là con nợ và chủ nợ lớn nhất của các NHTM. Chính phủ cũng đồng thời là ngƣời hoạch định đƣờng lối phát triển chung của toàn ngành và điều phối nổ lực

15

chung của toàn bộ hệ thống NH. Chính phủ có thể có những chính sách tác động đến cung, cầu, đến ổn định kinh tế vĩ mô, đến sự phát triển của thị trƣờng chứng khoán, đến các điều kiện nhân tố sản xuất, các ngành liên quan và phụ trợ của ngành NH để tạo thuận lợi hay kìm hãm sự phát triển của ngành NH. Vì vậy, khi xây dựng chiến lƣợc kinh doanh các NHTM phải xem xét đến sự tác động của đƣờng lối chiến lƣợc và mức độ ảnh hƣởng của các chính sách kinh tế vĩ mô đến xu hƣớng hoạt động của hệ thống NHTMCP trong nền kinh tế.

Môi trƣờng cạnh tranh:

Một thị trƣờng tài chính phát triển với nhiều loại hình NH và nhiều tổ chức tài chính phi NH sẽ làm gia tăng mức độ cạnh tranh của các tổ chức với nhau. Mức độ cạnh tranh ngày càng khốc liệt sẽ tác động đến lợi nhuận của NH và điều đó đòi hỏi các NH phải đƣa ra các chiến lƣợc phát triển, các sản phẩm mới và nâng cao chất lƣợng dịch vụ đối với khách hàng nhằm đứng vững và gia tăng hiệu quả hoạt động của chính tổ chức mình.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 26 - 28)