Nghiên cứu trong nƣớc của Trịnh Quốc Trung và Nguyễn Văn Sang,

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)

(2013). Các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các Ngân hàng thƣơng mại Việt Nam. Tạp chí Công nghệ ngân hàng, 85, 11-15

Bài nghiên cứu sửu dụng mô hình hồi quy Tobit dựa trên số liệu của 39 NHTM Việt Nam giai đoạn 2005-2012 để xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt nam thông qua chỉ tiêu ROA và ROE. Nghiên cứu cho thấy, tổng chi phí hoạt động trên doanh thu có tƣơng quan nghịch với cả ROA và ROE; tỷ lệ VCSH trên tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận trên tổng tài sản càng cao, nhƣng lại làm lợi nhuân trên VCSH giảm; tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao; tỷ lệ nợ xấu càng cao thì hiệu quả hoạt động của các NHTM càng giảm; NHTM Nhà nƣớc hoạt động kém hiệu quả hơn so với NHTM khác. Nghiên cứu cho thấy để tăng hiệu quả tài chính của một ngân hàng cần chú ý tăng quy mô vốn chủ sở hữu trên tổng tài sản, tăng tỷ lệ cho vay so với tổng tài sản và giảm tỷ lệ nợ xấu. Bên cạnh đó, nghiên cứu cũng cho thấy NHTM Nhà nƣớc hoạt động kém hiệu quả hơn so với NHTM khác và vì vậy vấn đề tái cấu trúc ngân hàng cần phải chú trọng đến loại hình sở hữu của ngân hàng mới có thể tăng tính hiệu quả của từng ngân hàng cũng nhƣ toàn hệ thống.

Kết luận chƣơng 2

Chƣơng 2 nêu lên tổng quan cơ sở lý thuyết nghiên cứu về lợi nhuận cũng nhƣ khả năng sinh lợi của NHTM, đồng thời cũng trình bày các chỉ tiêu đánh giá khả năng sinh lợi của NHTM để có một cái nhìn khái quát về các yếu tố sẽ đƣợc sử dụng để phân tích về thực trạng các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam sẽ đƣợc trình bày trong chƣơng kế tiếp.

Bên cạnh đó, chƣơng này còn trình bày về các nhân tố khách quan và chủ quan ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của NHTM và khảo lƣợc các nghiên cứu trƣớc đây trên thế giới và Việt Nam về tác động của các yếu tố đến khả năng sinh lợi của NH.

20

Từ việc khảo sát các công trình khoa học nêu trên, luận văn đƣa vào mô hình các biến nhƣ sau: các biến đại diện cho khả năng sinh lợi là ROA (tỷ lệ thu nhập trên tổng tài sản), ROE (tỷ lệ thu nhập trên vốn chủ sở hữu); còn các biến phụ thuộc bao gồm các biến là quy mô ngân hàng, tỷ lệ vốn chủ sở hữu, Tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng, Tỷ lệ chi phí hoạt động, Tỷ lệ thanh khoản, Tỷ lệ dƣ nợ cho vay, Mức độ phát triển của ngân hàng. Trong đó, Biến mức độ phát triển của ngân hàng đã đƣợc Bashir (2000) đƣa vào nghiên cứu nhƣng chƣa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê. Do đó, tác giả đã đƣa thêm biến mức độ phát triển của ngân hàng (hoặc có thể gọi là biến tỷ lệ huy động tiền gửi) vào mô hình nghiên cứu để tạo tính mới của đề tài và phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam.

21

CHƢƠNG 3: THỰC TRẠNG VỀ KHẢ NĂNG SINH LỢI CỦA CÁC NGÂN HÀNG THƢƠNG MẠI VIỆT NAM VÀ PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Chƣơng 3 thực hiện phân tích thực trạng hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam để thấy đƣợc những kết quả đạt đƣợc cũng nhƣ những mặt còn hạn chế; phân tích phƣơng pháp nghiên cứu, phƣơng pháp chọn mẫu, khung tiếp cận nghiên cứu, các giả thuyết của đề tài, lƣợng hóa đề tài, mô hình nghiên cứu. Kết quả chƣơng 3 góp phần làm căn cứ để đề ra các giải pháp giúp nâng cao khả năng sinh lời của các NHTM Việt Nam.

Một phần của tài liệu Phân tích các yếu tố ảnh hưởng đến khả năng sinh lợi của các ngân hàng thương mại việt nam (Trang 32 - 34)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)