Với việc nghiên cứu định tính trong chƣơng 3 thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều còn thấp so với các nƣớc trong khu vực. Do đó, việc lành mạnh hóa và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam sẽ giúp đảm bảo rằng các NHTM có đủ năng lực tài chính về quy mô và chất lƣợng. Để nâng cao năng lực tài chính , các NH nên thực hiện một số biện pháp nhƣ:
- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng:
+ Bƣớc 1: Đánh giá lại nợ xấu hiện tại.
+ Bƣớc 2: Tiến hành bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho các công ty mua bán nợ. Các NH sẽ rao bán các khoản nợ xấu sau khi đã thẩm định chi tiết và xác định không còn khả năng thu hồi. Sau khi thực hiện xong bƣớc này các NH phải xem xét lại khoản nào đã bán đƣợc, khoản nào chƣa bán đƣợc thì xử lý tiếp bƣớc 3.
+ Bƣớc 3: Thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Các khoản nợ có tài sản đảm bảo không bán đƣợc các NH sẽ tiến hành xử lý bằng cách thanh lý tài sản theo phƣơng thức bán đấu giá tài sản đó theo mức của thị trƣờng. Sau khi thực hiện xong bƣớc 3, các NH sẽ rà soát lại xem đã xử lý đƣợc nợ xấu chƣa? Nếu chƣa thì thực hiện tiếp bƣớc 4.
+ Bƣớc 4: Sử dụng nguồn quỹ DPRR để xóa nợ. Các khoản vay quá hạn các NH đều có trích lập dự phòng, vì vậy sau khi thực hiện các bƣớc trên vẫn chƣa xử lsy đƣợc thì các NH sẽ dùng quỹ này để xử lý nợ xấu.
+ Bƣớc 5: Kiến nghị Chính phủ mua lại tài sản thế chấp. Với các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là các công trình, bất động sản…sau khi các NH đã thực hiện các bƣớc trên mà vẫn không xử lý đƣợc, các NH sẽ kiến nghị Chính phủ mua lại để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc.
- Tăng VCSH của các NHTM: Từ kết quả phân tích thực trạng cho thấy quy mô VCSH của các NHTM Việt Nam hầu nhƣ không đạt chuẩn khung an toàn CAMELS. Việc tăng VCSH cho các NHTM là vấn đề cần đƣợc quan tâm và buộc phải thực hiện bởi tăng VCSH là nhân tố quyết định để có thể vừa tăng cƣờng huy
65
động vốn mở rộng đầu tƣ phục vụ phát triển kinh tế, vừa thực hiện tỷ lệ an toàn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Các giải pháp đƣợc đƣa ra cho việc tăng VCSH nhƣ sau:
+ Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy: Đây là nguồn bổ sung vốn tốt nhất. Khi tỷ lệ tài sản tăng lên tƣơng ứng với tỷ lệ vốn tự có tăng do lợi nhuận để lại đƣợc coi là tỷ lệ tăng trƣởng bền vững của NH. Để thực hiện đƣợc điều này đỏi hỏi các NH phải nâng cao chất lƣợng tài sản, tăng thu dịch vụ, kiểm soát đƣợc các chi phí, quản lý nợ xấu…
+ Bán thêm cổ phần cho cổ đông hiện hữu: Trong giai đoạn hiện nay, các kênh đầu tƣ vốn trong nền kinh tế đều gặp khó khăn. Do đó, việc tăng vốn bằng cách phát hành thêm cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu đƣợc coi là lựa chọn tối ƣu. Đây là biện pháp dễ dàng cho các NH và là kênh tăng vốn bền vững. Tuy nhiên, để thu hút đầu tƣ, các NH phải đảm bảo đƣợc thu nhập và lợi ích của các cổ đông.
+ Kêu gọi đầu tƣ từ các cổ đông chiến lƣợc nƣớc ngoài: Đây là các nhà đầu tƣ có tiềm lực tài chính mạnh cộng thêm những kinh nghiệm trong công tác quản trị rủi ro, công nghệ NH và các mô hình quản trị hiện đại giúp cho các NH vừa tăng vốn hoạt động vừa thúc đẩy quá trình phát triển theo chiều sâu.
+ Sáp nhập và hợp nhất NH: Đây là giải pháp trọng tâm trong việc tái cấu trúc hệ thống NHTM mà Chính phủ và các NH đang tiến hành.