Logarit tự nhiên tổng tài sản đƣợc dùng đại diện cho quy mô ngân hàng (SIZE). Quy mô ngân hàng có mối tƣơng quan dƣơng với khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu (ROE) và có ý nghĩa thống kê tại mức ý nghĩa 5% trong mô hình. Mối tƣơng quan dƣơng chỉ ra rằng các NHTM ở Việt Nam càng mở rộng hoạt động bao gồm gia tăng lƣợng tài sản, phát triển về quy mô thì khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu càng tăng. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra và phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Ong Tze San & Teh Boon Heng
58
(2013) ở Malaysia. Thực ra, ở Việt Nam, ngân hàng có quy mô lớn nhƣ Vietcombank, Vietinbank nhờ vào sức mạnh thị trƣờng có thể thu hút đƣợc nguồn vốn huy động lớn từ tập đoàn, tổng công ty nhà nƣớc với mức lãi suất thấp, chi phí đầu vào thấp; các ngân hàng này lại có lợi thế kinh tế theo quy mô khi chi phí cố định đƣợc phân bổ cho một khối lƣợng giao dịch lớn.
4.2.2. Về tỷ lệ vốn chủ sở h u (CAP)
Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối tƣơng quan dƣơng với khả năng sinh lợi trên tổng tài sản và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%; có mối tƣơng quan âm với khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu và có ý nghĩa thống kê 1%. Theo kỳ vọng thì Tỷ lệ vốn chủ sở hữu có mối tƣơng quan dƣơng với khả năng sinh lợi. Tuy nhiên, với dữ liệu thu thập đƣợc thì CAP tác động dƣơng với ROA và tác động âm với ROE. Điều này có thể lý giải nhƣ sau:
CAP tác động dƣơng với ROA vì: khi tỷ lệ vốn chủ sở hữu tăng lên (đặc biệt là trong giai đoạn vừa qua vốn chủ sở hữu của các nhà đầu tƣ là ngân hàng nƣớc ngoài đầu tƣ vào ngân hàng VN khá nhiều), do đó nên ngân hàng tận hƣởng đƣợc nhiều công nghệ hiện đại, hiệu quả hoạt động gia tăng.
CAP tác động âm với ROE vì: tốc độ gia tăng lợi nhuận thấp hơn (thậm chí có năm lợi nhuận còn giảm) tốc độ gia tăng của vốn chủ sở hữu (do áp lực tăng vốn điều lệ lên 3000 tỷ đồng trong giai đoạn 2010) nên tác động ngƣợc chiều.
4.2.3. Về tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng (LLR)
Theo kỳ vọng thì tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng trên dƣ nợ tín dụng của ngân hàng càng cao thì hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng càng thấp. Tuy nhiên, với dữ liệu thu thập đƣợc tỷ lệ dự phòng rủi ro tín dụng chƣa tìm thấy tác động có ý nghĩa thống kê đối với khả năng sinh lợi trên tổng tài sản và khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu. Theo Heffernan và Fu (2008) khoản dự phòng này là sự phản ứng của ngân hàng đối với rủi ro khi cho vay, cụ thể là khoản nợ quá hạn. Sự tác động này là chƣa thật sự rõ rang, vì các ngân hàng có khẩu vị rủi ro khác nhau và những ngân hàng thích rủi ro sẽ mong muốn có lợi nhuận cao, trong khi các ngân hàng thận trọng với rủi ro thì sẽ cho vay ít hơn đồng thời thu lợi cũng sẽ ít hơn.
59
4.2.4. Về tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR)
Tỷ lệ chi phí hoạt động có mối tƣơng quan âm, tác động mạnh nhất đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản với hệ số hồi quy là -0.0555798 và có ý nghĩa thông kê với mức ý nghĩa 1%. Tỷ lệ chi phí hoạt động cũng có mối tƣơng quan âm, tác động mạnh nhất đến khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu với hệ số hồi quy là -0.5478503 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Điều này chứng tỏ rằng, sự thay đổi của tổng chi phí hoạt động trên thu nhập hoạt động của NHTM Việt Nam, nếu chi phí hoạt động càng lớn hoặc doanh thu càng thấp (hoặc cả hai) sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động của NHTM Việt Nam. Tức NHTM muốn gia tang khả năng sinh lợi thì cần kiểm soát tốt chi phí hoat động của mình. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với giả thuyết đặt ra và phù hợp với kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Ong Tze San & Teh Boon Heng (2013) ở Malaysia.
4.2.5. Về tỷ lệ thanh khoản (LIQ)
Tỷ lệ thanh khoản có mối tƣơng quan dƣơng đến khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%. Kết quả này cho thấy, yếu tố thanh khoản tác động cùng chiều lên hiệu quả NHTM Việt Nam, cụ thể là ROE, tức là các ngân hàng duy trì trạng thái thanh khoản ở mức cao thì sẽ đạt mức sinh lợi tốt hơn. Kết quả này tƣơng đối phù hợp với các ngân hàng tại Việt Nam trong giai đoạn vừa qua rủi o tín dụng là khá lớn, phản ánh qua tỷ lệ nợ xấy trong giai đoạn nghiên cứu. Với tỷ lệ nợ xấu cao nhƣ vậy, việc cho vay nhiều sẽ vừa làm ngân hàng thiếu hụt thanh khoản vừa khiến cho lợi nhuận của các ngân hàng giảm sút. Chiều hƣớng tác động này cũng đã đƣợc tìm thấy trong nghiên cứu thực nghiệm của Olweny và Shipho (2011) tại Kenya trong giai đoạn 2002 – 2008.
4.2.6. Về tỷ lệ dƣ nợ cho vay (LOAN)
Tỷ lệ dƣ nợ cho vay có mối tƣơng quan dƣơng đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Tỷ lệ dƣ nợ cho vay cũng có mối tƣơng quan dƣơng đến khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 1%. Điều này cho thấy, tỷ lệ cho vay so với tổng tài
60
sản càng cao thì lợi nhuận của NHTM càng cao. Kết quả nghiên cứu này phù hợp với các kết quả nghiên cứu trƣớc đây của Bashir (2000).
4.2.7. Về mức độ phát triển của ngân hàng (ASSGDP)
Biến mức độ phát triển của ngân hàng phản ánh mức độ phát triển (về mảng huy động tiền gửi) của ngân hàng khi có điều chỉnh bởi yếu tố kinh tế vĩ mô, do đó khá phù hợp với thực tiễn tại Việt Nam. Với dữ liệu thu thập đƣợc thì mức độ phát triển của ngân hàng có mối tƣơng quan âm, tác động nhỏ nhất đến đến khả năng sinh lợi trên tổng tài sản với hệ số hồi quy là -0.0001684 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 10%. Mức độ phát triển của ngân hàng cũng có mối tƣơng quan âm, tác động nhỏ nhất đến đến khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu với hệ số hồi quy -0.00028531 và có ý nghĩa thống kê với mức ý nghĩa 5%.
Điều này có thể lý giải nhƣ sau: trong giai đoạn nghiên cứu, khả năng sinh lợi có xu hƣớng giảm, trong khi đó mức độ phát triển của ngân hàng (về mảng huy động tiền gửi của khách hàng) không có biến động nhiều (thậm chí gần đây có xu hƣớng tăng), do đó tác động âm. Lý do mức độ phát triển của ngân hàng tăng do: gần đây lƣợng tiền gửi của khách hàng tại ngân hàng tăng dần, trong khi đó tăng trƣởng kinh tế không cải thiện mấy. Việc mức độ phát triển của ngân hàng tác động âm đến khả năng sinh lợi do tiền gửi của khách hàng tuy tăng nhƣng chƣa đƣợc sử dụng một cách hiệu quả (không cho vay đƣợc nhiều), kết hợp với việc nền kinh tế còn nhiều khó khăn (tăng trƣởng kinh tế chƣa đƣợc cải thiện), dẫn đến khả năng sinh lợi giảm.
Mặc dù mức độ phát triển của ngân hàng tác động âm đến khả năng sinh lợi nhƣng không nên vội vàng kết luận rằng cần giảm mức độ phát triển của ngân hàng nhằm tăng khả năng sinh lợi. Do vậy, cần sử dụng hiệu quả lƣợng tiền gửi của khách hàng và cải thiện nền kinh tế vĩ mô theo hƣớng ổn định và bền vững.
Để có một cái nhìn khái quát về kết quả nghiên cứu đã thảo luận, tác giả tổng hợp mối quan hệ thu đƣợc giữa các biến nhƣ sau:
- CIR tác động đến khả năng sinh lợi: -
61
- LOAN tác động đến khả năng sinh lợi: + - LIQ tác động đến khả năng sinh lợi: + - SIZE tác động đến khả năng sinh lợi: + - ASSGDP tác động đến khả năng sinh lợi: -
- LLR tác động đến khả năng sinh lợi: Không có mối quan hệ.
Kết luận chƣơng 4
Qua chƣơng 4, tác giả đã lần lƣợt trình bày kết quả phân tích các kết quả ƣớc lƣợng của các mô hình hồi quy nhằm kiểm định các giả thuyết nghiên cứu. Bên cạnh đó, nội dung chƣơng này cũng đã thảo luận về mối quan hệ của các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008 – 2015. Qua đây, nhận dạng đƣợc chiều hƣớng tác động của các yếu tố trong mô hình hồi quy ƣớc lƣợng.
Trong chƣơng tiếp theo tác giả sẽ đƣa ra một số đề xuất nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam.
62
CHƢƠNG 5:
KẾT LUẬN VÀ GỢI Ý CHÍNH SÁCH
Chƣơng 5 là chƣơng cuối cùng và các kết quả nghiên cứu trọng tâm sẽ đƣợc tóm tắt ở chƣơng này và liệt kê những ý nghĩa quan trọng từ kết quả nghiên cứu này đối với những đối tƣợng khác nhau. Trên cơ sở đó, luận văn đƣa ra một số kiến nghị nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam. Ngoài ra, chƣơng 5 cũng chỉ ra những giới hạn trong nghiên cứu của luận văn và khuyến nghị hƣớng nghiên cứu tiếp theo.
5.1. Kết luận
Bài viết nghiên cứu các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam giai đoạn từ 2008 đến năm 2015. Những nội dung phân tích chi tiết đã đƣợc trình bày lần lƣợt trong chƣơng 3 và chƣơng 4, và sau đây để có một cái nhìn khái quát lại toàn bộ kết quả nghiên cứu tác giả sẽ tóm tắt lại những điểm chính nhƣ sau:
Phương pháp định tính
Dựa trên việc phân tích thực trạng về khả năng sinh lợi của các NHTMViệt Nam trong chƣơng 3, một số kết quả đƣợc khái quát nhƣ sau:
+ Nhìn chung từ năm 2008 -2015, nguồn VCSH của Ngân hàng ngày càng gia tăng, tỷ lệ VCSH trên tổng nguồn vốn tăng giảm lên xuống và đến cuối năm 2015 tỷ lệ này là 9.20%. Quy mô tài sản cũng tăng lên qua các năm từ 2008 đến 2015.
+ Chất lƣợng tài sản: Tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tài sản cũng đạt chuẩn của khung an toàn CAMELS, tuy nhiên tình hình nợ xấu lại có nhiều biến động và có sự gia tăng.
+ Hiệu quả hoạt động: Chi phí hoạt động có xu hƣớng gia tăng và cao hơn so với các nƣớc châu Á Thái Bình Dƣơng.
+ Chất lƣợng thanh khoản: Hầu hết các NHTM đều có tỷ lệ dƣ nợ cho vay trên tổng tiền gửi của khách hàng vƣợt khung an toàn của CAMELS.
+ Chỉ tiêu sinh lời: Đa số các NH trong số 22 NHTM trong mẫu nghiên cứu có chỉ số ROA, ROE không đạt chuẩn CAMELS và sự đạt chuẩn của các NH cũng không đồng nhất, có năm đạt có năm không.
63
Phương pháp định lượng
Dữ liệu đƣợc sử dụng là dữ liệu bảng. Sau quá trình phân tích và qua các bƣớc kiểm định, bài nghiên cứu dùng mô hình hồi quy với phƣơng pháp GLS.
Kết quả nghiên cứu chỉ ra rằng ở Việt Nam các biến có tác động ngƣợc chiều với khả năng sinh lợi trên tổng tài sản theo tác động giảm dần gồm: tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR), mức độ phát triển của ngân hàng (ASSGDP). Các biến tác động cùng chiều với khả năng sinh lợi trên tổng tài sản theo tác động giảm dần gồm: tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) và tỷ lệ dƣ nợ cho vay (LOAN).
Các biến có tác động ngƣợc chiều với khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu theo tác động giảm dần gồm: tỷ lệ chi phí hoạt động (CIR), tỷ lệ vốn chủ sở hữu (CAP) và mức độ phát triển của ngân hàng (ASSGDP). Các biến tác động cùng chiều với khả năng sinh lợi trên tổng vốn chủ sở hữu theo tác động giảm dần gồm: tỷ lệ dƣ nợ cho vay (LOAN), tỷ lệ thanh khoản (LIQ) và quy mô ngân hàng (SIZE).
5.2. Các khuyến nghị chính sách
Luận văn này đƣợc thực hiện với mục tiêu xác định các yếu tố ảnh hƣởng đến khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn 2008- 2015 và đồng thời cũng đo lƣờng mức độ tác động của chúng đến khả năng sinh lợi. Chính vì vậy, từ những lợi ích có đƣợc từ các đúc kết trong luận văn, tác giả khuyến nghị các chính sách cho các đối tƣợng khác nhau để nhằm nâng cao khả năng sinh lợi của các NHTM Việt Nam nhƣ: các nhà hoạch định chính sách (Chính Phủ và NHNN) và các NHTM. Cụ thể, những khuyến nghị chính sách hƣớng đến các đối tƣợng trên nhƣ sau:
5.2.1. Đối với các Ngân hàng thƣơng mại:
Từ việc phân tích thực trạng chƣơng 3 và kết quả nghiên cứu chƣơng 4 có thể thấy đƣợc những vấn đề mà các NHTM Việt Nam cần phải cải thiện đó là: quy mô nguồn VCSH, tình trạng nợ xấu, chi phí hoạt động, chỉ tiêu thanh khoản, sự đa dạng hóa các sản phẩm dịch vụ NH và năng lực quản trị điều hành. Sau đây tác giả đƣa ra một số kiến nghị nhằm giải quyết những tồn đọng đó:
64
5.2.1.1. Nâng cao năng lực tài chính
Với việc nghiên cứu định tính trong chƣơng 3 thì hiệu quả hoạt động của các NHTM Việt Nam tuy đã đƣợc cải thiện nhƣng nhìn chung là kém, tất cả các chỉ số đều còn thấp so với các nƣớc trong khu vực. Do đó, việc lành mạnh hóa và nâng cao một cách nhanh chóng và căn bản năng lực tài chính của các NHTM Việt Nam sẽ giúp đảm bảo rằng các NHTM có đủ năng lực tài chính về quy mô và chất lƣợng. Để nâng cao năng lực tài chính , các NH nên thực hiện một số biện pháp nhƣ:
- Xử lý dứt điểm nợ tồn đọng:
+ Bƣớc 1: Đánh giá lại nợ xấu hiện tại.
+ Bƣớc 2: Tiến hành bán nợ xấu có tài sản đảm bảo cho các công ty mua bán nợ. Các NH sẽ rao bán các khoản nợ xấu sau khi đã thẩm định chi tiết và xác định không còn khả năng thu hồi. Sau khi thực hiện xong bƣớc này các NH phải xem xét lại khoản nào đã bán đƣợc, khoản nào chƣa bán đƣợc thì xử lý tiếp bƣớc 3.
+ Bƣớc 3: Thanh lý tài sản đảm bảo để thu hồi nợ. Các khoản nợ có tài sản đảm bảo không bán đƣợc các NH sẽ tiến hành xử lý bằng cách thanh lý tài sản theo phƣơng thức bán đấu giá tài sản đó theo mức của thị trƣờng. Sau khi thực hiện xong bƣớc 3, các NH sẽ rà soát lại xem đã xử lý đƣợc nợ xấu chƣa? Nếu chƣa thì thực hiện tiếp bƣớc 4.
+ Bƣớc 4: Sử dụng nguồn quỹ DPRR để xóa nợ. Các khoản vay quá hạn các NH đều có trích lập dự phòng, vì vậy sau khi thực hiện các bƣớc trên vẫn chƣa xử lsy đƣợc thì các NH sẽ dùng quỹ này để xử lý nợ xấu.
+ Bƣớc 5: Kiến nghị Chính phủ mua lại tài sản thế chấp. Với các khoản nợ xấu có tài sản đảm bảo là các công trình, bất động sản…sau khi các NH đã thực hiện các bƣớc trên mà vẫn không xử lý đƣợc, các NH sẽ kiến nghị Chính phủ mua lại để phục vụ cho mục đích an sinh xã hội và hoạt động của các cơ quan nhà nƣớc.
- Tăng VCSH của các NHTM: Từ kết quả phân tích thực trạng cho thấy quy mô VCSH của các NHTM Việt Nam hầu nhƣ không đạt chuẩn khung an toàn CAMELS. Việc tăng VCSH cho các NHTM là vấn đề cần đƣợc quan tâm và buộc phải thực hiện bởi tăng VCSH là nhân tố quyết định để có thể vừa tăng cƣờng huy
65
động vốn mở rộng đầu tƣ phục vụ phát triển kinh tế, vừa thực hiện tỷ lệ an toàn tối thiểu theo chuẩn mực quốc tế. Các giải pháp đƣợc đƣa ra cho việc tăng VCSH nhƣ sau:
+ Tăng vốn từ lợi nhuận tích lũy: Đây là nguồn bổ sung vốn tốt nhất. Khi tỷ lệ