Giới thiệu chung về văn hoa Việt Nam:

Một phần của tài liệu Luận văn ảnh hưởng của văn hoá đến thương mại quốc tế trên thế giới và ở việt nam (Trang 70 - 95)

LI, Xu thế toàn cầu hoa ngày càng mạnh mẽ trong TMQT:

Ở VIỆT NAM

1.1. Giới thiệu chung về văn hoa Việt Nam:

Việt Nam là quốc gia nằm trong khu vực Đông Nam A, đặc trưng của

vùng này là sự chênh lệch khá lớn giữa bình nguyên và núi rừng, và sự chênh lệch tương đối nhỏ giữa bình nguyên và mặt biển. Chính nét đặc trưng này cùng điều kiện khí hậu nóng ẩm, mưa nhiều và có gió m ù a là cơ sở thuận lợi cho việc phát sinh nghề nông trồng lúa nước từ rảt sớm. Chính điều này tạo nên đặc trưng văn hoa Việt Nam - nền văn minh thực vật (khái niệm của học giả Pháp p. Gouron) hay nên văn hoa lúa nước.

Một yểu tố tự nhiên nữa có ảnh hưởng rảt lớn đến văn hoa Việt Nam, đó là Việt Nam nằm giữa Đông Nam Á, núi rừng chiếm khoảng 2/3 diện tích, sông ngòi nhiều và phân đều khắp. Đồng bằng chỉ chiếm chưa đến 1/3 diện tích. Ngoài ra, Việt Nam còn có bờ biển bao quanh hướng Đông và hướng Nam, dài khoảng hơn 20.000 km. Phía Tây và Bắc bị chắn bởi hai dãy núi Hoàng Liên

Sơn và Trường Sơn cùng các khu rừng nhiệt đới. Chính địa hình này làm kinh tế

Việt Nam thiên về hái lượm hơn là săn bắn (vì hệ thực vật phong phú hơn động vật) và trồng trọt theo lối đa canh. Ngoài ra, Việt Nam còn là điểm tiếp xúc với 2 nền văn minh lớn của thế giới là Trung Hoa và ản Độ . ảnh hưởng của 2 nền văn minh này (nhảt là văn hoa Trung Hoa) khá rõ nét trong văn hoa Việt Nam.

Do ảnh hưởng của môi trường tự nhiên, nền văn hoa Việt Nam mang tính thực vật cao. Trong đời sống tâm linh, người Việt Nam có tục thờ cây, trong đời sống vật chảt, người Việt không có truyền thống chăn nuôi đại gia súc lảy thịt. V à cơ cảu bữa ăn truyền thống của Việt Nam là cơm - rau - cá.

Theo Arnold Toynbee trong A Study o/History thì trong lịch sử nhân loại

một trong 18 nền văn minh còn tồn tại và phát triển trong thế giới hiện đại. Theo các nhà nghiên cứu, văn hoa Việt Nam hình thành từ thiên niên kỷ I V đến thiên niên kỷ III trước Công nguyên (theo Trần Trọng Kim là năm 2789 trước Công

nguyên),dưới thời nước Văn Lang của các Vua Hùng Ngay từ thời đó, người Việt cổ đã biết trồng lúa nước và nổi tiếng với nghề đúc trống đồng, mà tiêu biểu là trống đồng Đông Sơn.

Từ năm 111 trước Công nguyên đến năm 938 sau Công nguyên là thời kỳ Bực thuộc, nền văn hoa của người Việt phải đối đầu một cách gay gựt với chủ

trương Hán hoa của người Trung Hoa. Nhưng người Việt Nam đã tiếp thu văn hoa Trung Hoa một cách có chọn lọc, có biến cải cho phù hợp với văn hoa dân

tộc, tiêu biểu như sự tiếp nhận đạo Khổng, đạo Lão, đạo Phật và hệ chữ Nho. Song song với quá trình tiếp thu ấy, ý thức đối kháng vói Trung Hoa vẫn luôn tồn tại trong người Việt, nhất là trong thời kỳ người Việt đã giành được độc lập,

dưới các triều đại Đinh, Lý, Trần ,Lê mà tiêu biểu là minh chủ Lê Lợi và nhà

văn hoa Nguyễn Trãi.

Từ năm 1850, đánh dấu bằng sự kiện thực dân Pháp chính thức xâm lược

nước ta, văn hóa Việt Nam lại bước vào một giai đoạn mới, giai đoạn giao lưu

với văn hoa Âu Tây. Trong suốt thời gian này, văn hoa Việt Nam một mặt chống lại sự Âu hoa để bảo tồn và phát triển văn hoa dân tộc, mặt khác lại tiếp nhận những tinh hoa của văn hoa phương Tây, tiêu biểu nhất là sự phổ cập chữ Quốc ngữ trong nhà trường và ngoài xã hội. Các tư tưởng tự do, dân chủ, bình đẳng của phương Tây cũng được các trí thức Viêt Nam tiếp nhận và phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp nhân dân. Với chủ trương đưa khoa học kỹ thuật vào Việt Nam để khai thác thuộc địa, nền văn hoa vật chất cũng có bộ mặt mới, tiêu biểu là sự cải tạo hệ thống đường sá và phương tiện giao thông. Đô thị và thương mại cũng phát triển, đồng thời hình thành tầng lớp tư sản và công nhân.

Từ năm 1945, sau khi nước ta giành được độc lập, văn hoa Việt Nam lại

bước vào một giai đoạn mới. Đảng ta, đứng đầu là Chủ tịch Hồ Chí Minh, đã đề ra Đề cương văn hoa Việt Nam, với 3 mục tiêu là dân tộc hoa, khoa học hoa,

đại chúng hoa nền văn hoa Việt Nam. Văn hoa Âu Tây, nhất là khoa học kỹ

thuật, đã dần dần đan xen và biến đổi văn hoa nông nghiệp truyền thống. Chúng ta đã tiến hành cơ giới hoa, hiện đại hoa các công cụ sản xuất nông, lâm, ngư

nghiẹp và giao thông, khoa học hoa kỹ thuật trồng trọt, chăm bón, thủy lợi... Do

vậy, nền k i n h tế Việt Nam đã có những bước chuyển biến rõ rệt, điển hình là từ một nước phải nhập khẩu gạo, đến năm 1992, Việt Nam đã trở thành một nước xuất khẩu gạo đúng thứ 3 trên thị trường thế giới. Tinh hình đô thị hoa phát triển nhanh chóng, bộ mặt nông thôn cũng dủn dủn được đổi mới, các tiện nghị vật chất ngày một nâng cao và phổ biến trong các gia đình Việt Nam.

Cũng trong quá trình giao lưu, văn hoa Việt Nam đã tiếp thu các ý thức tư tưởng như tinh thủn cá nhân, ý thức dân chủ, tư duy phân tích..., văn học, nghệ thuật của phương Tây, trong đó học thuyết M a r x đã đóng một vai trò quan trọng. Trước thềm t h ế kỷ X X I , văn hoa Việt Nam đang tiếp tục thâu hoa văn hoa thế giới, và phát huy bản sắc văn hoa dân tộc, xây dựng một nền văn hoa hiện đại, thống nhất trong đa dạng cho các giai đoạn k ế tiếp.

1-2. Hệ thống giá trị trong văn hoa Việt nam và ảnh hưởng của nó đến kinh doanh

Như chúng ta đã nói ở chương li, các yếu tố cấu thành nên văn hoa, nhất là hệ thống giá trị trong văn hoa có ảnh hưởng rất lớn đến k i n h doanh. Theo

Hoístede, nếu coi văn hoa là "củ hành" thì nhân của nó chính là hệ thống giá trị. Hệ thống giá trị đóng vai trò trục quay đối với nền văn hoa, do đó cũng đóng một vai trò rất quan trọng đối với kinh doanh. Ngày nay, khái niệm giá trị văn hoa không chỉ dừng ở phạm vi lý thuyết m à đã hiện diện trong các lĩnh vực ứng dụng như trong đàm phán quốc t ế với các công trình của N.Prime (1994), P.S.Deol (1997)...hay trong marketing quốc tế với các tác phẩm của R.T.Green (1983), R. Marchetti (1990) và n ổ i bật nhất là công trình của J.c. Usunier(1997).

ở Việt nam, trong 2 năm 1996 và 1997, Trung tâm Pháp - Việt đào đạo về quản lý ở H à nội đã tiến hành 2 cuộc điều tra về vấn đề này với trên 500 đối tượng là học viên của Trung tâm và các nhà kinh doanh làm việc tại H à nội và thành phố Hồ Chí Minh. Căn cứ vào số lượng thực tế của các doanh nghiệp hiện nay ò Việt Nam, Trung tâm đã xây dựng mẫu này với 4 2 % tổng số người được hỏi hiện đang công tác tại các doanh nghiệp nhà nước, 1 2 % trong các liện doanh, 1 0 % trong các doanh nghiệp tư nhân và 2 8 % trong các cơ sở Nhà nước, các tổ chức quốc tế và các trường đại học đào tạo về k i n h tế quản lý. Mặt khác,

theo đúng số liệu điều tra về cơ cấu theo lứa tuổi trong các nhà kinh doanh Việt nam, Trung tâm còn chọn 450 người này theo các độ tuổi vói 2 3 % số người trên 45 tuổi, 4 2 % từ 25 đến 45 tuổi và 3 5 % dưới 25 tuổi. Qua cuộc điều tra này, chúng ta có thể rút ra một số ảnh hưởng đến k i n h doanh của hệ thống giá trị văn hoa Việt nam như sau:

Trong số những giá trị có ảnh hưởng tích cỏc đến k i n h doanh, trước hết phải kể đến "hiếu học". K ế t quả điều ưa cho thấy đối với người Việt nam sỏ "hiếu học" là giá trị đầu tiên quan trọng nhất, với sỏ nhất trí của 1 0 0 % số người được hỏi. Các giá trị tiếp theo gắn với sỏ thành công là nghị lỏc ( 9 6 % ) , có chí ( 9 2 % ) , cần cù, chăm chỉ ( 8 3 % ) , cầu tiến ( 7 7 % ) . Đây chính là những giá trị đã giúp người Việt Nam thành công trong công việc và làm lỏc lượng lao động ở Việt Nam trở nên hấp dẫn đối với các nhà đầu tư nước ngoài.

Cuộc điều tra còn cho thấy người Việt nam có tính tiết kiệm cao. Trong cuộc điều tra này, 8 4 % người được hỏi nói rằng họ sẽ giành một phần lớn thu nhập cho tiết kiệm . Như vậy, nếu biết huy động số tiền nhàn r ỗ i trong dân thì ngân hàng có thể có một số vốn rất lớn để đầu tư vào kinh doanh.

Một nét đặc trưng trong văn hoa Việt nam là vai trò của gia đình. Gia đình đóng vai trò vô cùng quan trọng trong m ỗ i người Việt nam. Trong cuộc điều tra này, 6 1 , 1 % số người được hỏi khẳng định họ sẽ chọn một công việc có nhiều thời gian rảnh rỗi để chăm lo gia đình cho dù họ phải từ bỏ một công việc lương cao nhưng không còn thời gian quan tâm đến gia đình. Trong gia đình, "lòng hiếu thảo" vẫn là một khái niệm quan trọng. Tình cảm này đã giúp liên kết con cái với bố mẹ, anh chị em trong gia đình với nhau. Vì vậy, khi làm việc với người Việt Nam, cần chú ý tìm hiểu về gia đình họ.

Trong công việc, m ố i quan hệ và lòng tin đóng vai trò quan trọng. N h ư phần lớn các nền văn hoa phương Đông khác, người Việt Nam coi tập thể lã đơn vị cơ bản của cấu trúc xã hội. Cá nhân luôn tìm thấy vị trí của mình trong quan hê trước nhất với gia đình và họ hàng, sau nữa là tới nhà trường, rồi tới công việc và cuối cùng là với quê hương. Chính vì vậy, đời sống thường ngày và công việc làm ăn đều dỏa trên cơ sở lòng tin. ơ Việt Nam lòng tin là điều kiện tiên quyết của bất cứ mối giao lưu nào. Người Việt nam tin rằng, sỏ quen biết góp phần làm giảm những rủi ro bất trắc, đặc biệt là những r ủ i ro có liên quan đến

khách hàng. Vì vậy, người Việt Nam luôn muốn làm ăn với những khách hàng

đã quen biết và lo ngại người chưa quen.

Một giá trị quan trọng nữa là thề'diện{lA% trong cuộc điều tra này). Cũng

giống như người Trung Quốc và người Nhật Bản, người Việt Nam rất coi trọng việc giữ thể diện. Thể diện là một khái niệm rất phức tạp, có liên quan chặt chẽ đến ý thức về danh dự, sự hẫ thẹn và nghĩa vụ. K h i có mâu thuẫn với người khác, người Việt Nam ít khi phê phán thẳng thừng vì như vậy sẽ làm mất thể diện của nhau. Tương tự, k h i có lỗi, người Việt Nam ít k h i x i n l ỗ i m à thường

đưa ra một cớ nào đó để biện minh cho l ỗ i của mình. Điều này đã tạo ra nét đặc biệt trong phong cách làm việc của người Việt nam. Trong công việc, k h i gặp mâu thuẫn, hoa giải luôn được coi là biện pháp tốt nhất giải quyết tranh

chấp, xung đột ở Việt Nam. Người Việt Nam luôn tìm cách tránh những căng

thẳng và sự đối đầu không cần thiết. 9 2 % số người được hỏi trả lòi rằng tính hài hước là cần thiết trong mỗi cuộc họp của cơ quan, công ty vì nó giúp giảm bầu không khí căng thẳng. Chỉ 6 % coi đó là một biểu hiện thiếu nghiêm túc. Nhưng hoa giải sẽ không tồn tại nếu không có tinh thần bình đẳng. Chúng ta cần lưu ý rằng khái niệm bình đẳng rất khác với khái niệm công bằng ở Việt Nam. Nếu chia tiền thưởng trong một doanh nghiệp chỉ dựa vào năng lực (đảm bảo sự công bằng) ắt sẽ gây ra những phản ứng tiêu cực từ phía nhân viên hơn là việc chia

đều theo đầu người. Điều này thể hiện rất rõ nét ngay cả trong bình đẳng nam nữ. Được coi là một trong những nước vẫn còn những lễ giáo phong k i ế n khắt khe với phụ nữ, tuy nhiên, ở Việt Nam dường như sự bình đẳng đạt ở mức rất cao. Có tới 9 2 % số người được hỏi nói rằng một đàn ông và một phụ nữ có cùng một chức vụ, làm cùng một công việc ắt phải nhận được cùng một mức lương.

Chỉ 7 % số người được hỏi không chấp nhận sự bình đẳng này. Đ ó là một nét rất khác với đa phần các nước được coi là hiện đại như Pháp, Đức..., những nơi m à

sự bình đẳng loại này là rất hiếm hoi. Ngoài ra tôn giáo cũng có ảnh hưởng lớn

đến hệ thống giá trị ở Việt nam. Hai tôn giáo phẫ biến nhất ở Việt nam là đạo Phật và đạo Khẫng. Là một trong những tôn giáo phẫ biến nhất ở Việt Nam, đạo Phật có ảnh hưởng rất lớn trong t i ề m thức của m ỗ i con người. Cho dù nhiều người không theo đạo Phật một cách chính thức, họ vẫn bị ảnh hưởng bởi giáo lý của đạo Phật và đề cao các giá trị như: lòng nhân ái, quan tâm giúp đỡ m ọ i

Những giá trị này đóng vai trò chủ đạo trong hành động, tình cảm và suy nghĩ của người Việt Nam. Chính vì vậy, người Việt Nam nổi tiếng là một dân tộc hiếu khách, tôn trọng và quan tâm giúp đỡ người nước ngoài. Mặt khác, phần đông người Việt Nam không chấp nhận kố luật hà khắc và việc sa thải công nhân hay cắt giảm lương ở các doanh nghiệp có vốn đầu tư nưóc ngoài vì mục đích lợi nhuận. Theo quan niệm Việt Nam, làm như vậy là không nhân ái, thiếu quan tâm đến công nhân. Điều này đã gây ra những trục trặc trong quan hệ chủ thợ tại các doanh nghiệp này.

Ngoài đạo Phật, đạo Khổng cũng có những ảnh hưởng không nhỏ đến suy nghĩ và hành động của người Việt nam, tuy chưa ở mức cao như tại các nước Đài loan, Hàn quốc, Nhật bản...Hai lĩnh vực chịu ảnh hưởng nhiều nhất của đạo Khổng là đạo đức trong kinh doanh (trung thực, trung thành) và tinh thần làm việc (tiết kiệm, cần cù).

Ngoài ra, trong 2 cuộc chiến tranh chống lại thực dân Pháp và đế quốc Mỹ, người Việt Nam đã đúc kết nên nhiều giá trị như lòng yêu nước (95%), tính tập thể (43%), tính dân tộc (73%), đoàn kết địa phương (50%).Những giá trị này vốn tồn tại trong văn hoa Việt Nam từ trước nhưng qua 2 cuộc chiến tranh gian khổ đó, chúng càng được hun đúc và phát triển hon trong tâm trí người Việt Nam.

Nền văn hoa nông nghiệp cũng để lại dấu ấn trong quan niệm của người Việt Nam về thời gian. Những giá trị của người Việt Nam liên quan đến thời gian có thể tóm tắt qua 3 đặc điểm: dài hạn, đa chiều và tôn trọng quá khứ. Cuộc điều tra cho thấy 8 3 % người được hỏi coi tính ổn định (không sợ bị mất việc) là yếu tố cơ bản để chọn nơi làm việc. Họ cũng có xu hướng chọn bạn hàng có thể hợp tác lâu dài, dù giá cả không hấp dẫn bằng bạn hàng mới nhưng ổn định. Tính đa chiều thể hiện qua việc người Việt Nam dễ dàng đồng ý sửa đổi các điều khoản đã ký hay thay đổi lịch làm việc và cùng một lúc làm nhiều việc khác nhau. Nhưng nhược điểm của đặc tính này là họ không có thói quen làm việc theo kế hoạch định trước, với những hoạt động đã vạch sẵn. Người Việt Nam còn tôn trọng quá khứ, truyền thống tôn trọng người lớn tuổi và tôn trọng lễ nghĩa. Chính vì vậy, những bạn hàng cũ vẫn dễ dàng nối lại quan hệ với các doanh nghiệp Việt Nam, nhưng đặc điểm này cũng làm người Việt Nam thường e ngại sự thay đổi, ưa thích làm việc theo lối cũ và sợ rủi ro. Cuộc điều tra còn

cho thấy ngườ Việt nam khá m ê tín, hầu hết người được h ỏ i đều t i n vào sức mạnh siêu nhiên có thể giúp mình trong cuộc sống. Chính thái độ ứng xử này làm người Việt luôn chọn ngày để đàm phán hay khai trương công ty, thậm chí còn xem tử vi khi chọn đối tác. Nếu nắm được yếu tố này, các doanh nghiệp nước

Một phần của tài liệu Luận văn ảnh hưởng của văn hoá đến thương mại quốc tế trên thế giới và ở việt nam (Trang 70 - 95)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)