6.1.MÔ hình của Hofstede:

Một phần của tài liệu Luận văn ảnh hưởng của văn hoá đến thương mại quốc tế trên thế giới và ở việt nam (Trang 38 - 41)

Công trình nghiên cứu nổi tiếng đầu tiên trên thế giới về mối quan hệ giữa văn hoa và kinh doanh quốc tế là của Geert Hoístede. Hofstede là chuyên gia

tâm lý học của hãng IBM, và một phần công việc của ông từ năm 1967 đến năm 1973 là thu nhập dữ liệu, số liệu về thái độ cũng như những giá trị của nhân viên trên cơ sở điều tra từ 10.000 cá nhân, gọi là điều tra Hermes. Dựa trên kết quả nghiên cứu này, Hoístede đã nêu ra bốn nhân tố chính để phân biệt sự khác nhau giữa các nền văn hoa dân tộc, đó là sự phân cấp quyền lực (power distance - La distance hiérachique), tính cờn trọng (uncertainly avoidance - le côntrôle de rincertaintude), tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thể (Individualisrri/collectivism - 1'individualisme/ collectivisme), và chiều hướng nam quyền đối lập với nữ quyền (Masculinity/Femininity - L a masculinité/Féminité). Chúng ta sẽ xem xét lần lượt bốn nhân tố này:

Sự phân cấp quyền lực theo Hofstede tập trung vào việc một xã hội có

cách giải quyết như thế nào trước một thực t ế là m ọ i người không có những năng lực thể chất và trí tuệ như nhau. N ó được thể hiện dưới dạng thước đo mức

độ chấp nhận của những người có ít quyền lực trong các gia đình, trường học, làng xã, nơi làm việc... với sự phân chia không công bằng về quyền lực. Sự phân cấp quyền lực thể hiện trong mối quan hệ độc lập hay phụ thuộc giữa cha mẹ - con cái, thầy - trò, thủ trưởng - nhân viên, ông chủ - người làm thuê...Nó sẽ cho ta biết về mức độ bình đẳng giữa những người có địa vị khác nhau trong xã hội

cũng như trong công việc. Các nước Châu Á, trong đó có Việt Nam đều có truyền thống cao về sự phân cấp quyền lực. Tại gia đình, con cái phải nghe l ờ i bố mẹ, ngay cả khi chúng không đồng ý. Tại các cơ quan, cấp dưới phải phục tùng cấp trên. Điều này cũng một phần do ảnh hưởng của đạo Khổng, một tôn giáo rất phổ biến ở Châu Á. Trong khi đó, sự phân cấp quyền lực ở các Châu lục khác không ở mức cao như vậy. Theo Hoístede, chỉ số phân cấp quyền lực cao nhất là của Malaysia: 104 điểm và thấp nhất là ở Áo, chỉ có 11 điểm. Cũng theo Hofstede, những nền văn hoa có sự phân chia quyền lực cao độ thường dẫn đến sự bất bình đẳng về quyền lực và của cải, còn ở những nền văn hoa có sự phân cấp quyền lực ở mức thấp lại là những xã hội cố gắng hạn chế sự bất bình đẳng đến mức có thể.

Tính cẩn trọng phản ánh mức độ m à thành viên của những nền văn hoa khác nhau chấp nhận các tình t h ế rối ren hoặc sự bất ổn. Các thành viên của các nước có nền văn hoa mang tính cờn trọng cao thường có một khoản tiền bảo hiểm cho an toàn lao động, tiền hưu trí... H ọ cũng cần có các quy định và luật

điều chỉnh rõ ràng. Giám đốc có trách nhiệm phải đưa ra các chỉ dẫn rõ ràng, còn các sáng kiến của cấp dưới thì bị kiểm soát hết sức chặt chẽ. Với những nền

văn hoa có tính cẩn trọng thấp hơn thì có đặc điểm là sẵn sàng chấp nhổn rủi ro và ít lo ngại sự thay đổi hơn. Các chỉ số cao nhất ở nhân tố này thuộc về các

nước của nền văn hoa Latinh (Châu Âu, Châu Mỹ), từ 112 ở Hy Lạp đến 67 ở các nước vùng xích đạo. Tại Châu Á, Nhổt Bản có chỉ số này cao nhất (92) và Hàn Quốc (85), còn các nước khác có chỉ số này rất thấp, từ 69 ở Đài Loan đến 8 ở Singapore - thấp nhất bảng. Qua đó ta có thể thấy, để đối lổp với một hoàn cảnh không rõ ràng, cách suy xét để đưa ra quyết định của người phương Tây và người phương Đông là khác nhau. Cách suy xét của người phương Tây mang tính phân tích hơn, trừu tượng hơn, giàu tính tưởng tượng hơn trong khi đó cách

nghĩ của người Châu Á lại tổng hợp hơn, cụ thể và mang tính thực tế hơn (C.F Yang 1989).

. Tính đối lập giữa chủ nghĩa cá nhân và chủ nghĩa tập thề: Chiều hướng này tổp trung nghiên cứu các m ố i quan hệ giữa các cá nhânvới những người xung quanh. Trong những xã hội mang nặng tính cá nhân thì sự ràng buộc, liên kết giữa các cá nhân là hết sức lỏng lẻo và thành công cũng như tự do của mỗi cá nhân được đánh giá rất cao. Còn những xã hội m à người ta nhấn mạnh đến chủ nghĩa tổp thể thì m ố i quan hệ ràng buộc giữa các cá nhân lại rất chặt chẽ. Trong xã hội đó, con người được sinh ra trong tổp thể, giống như một gia đình lớn và mọi người đều phải vì lợi ích của tổp thể.

Nghiên cứu của Hoístede chỉ ra rằng, phần lớn các nước Châu Á là những

nước có tính cộng đồng cao, trong khi chỉ số lớn nhất là M ỹ là 91 vị Pháp là 71. Các nước khác đều có chỉ số từ 32 (Philippines) đến 14 (Indonesia).

Tính đối lập giữa nam quyền và nữ quyền: Chiều hướng này xem xét m ố i quan hệ giữa giới tính và vai trò trong công việc. Trong môi trường nam quyền, vai trò của giới tính rất được coi trọng và các "giá trị nam tính" truyền thống

như sự thành đạt, quyền lực. quyết định các ý tưởng văn hoa. Trong môi trường nữ quyền, vai trò của giới tính ít được coi trọng hơn và trong cùng một công việc, ít có sự phân biệt giữa nam và nữ. Sở dĩ phải tính tới yếu tố này vì Hoístede

đã thu được những câu trả lời hoàn toàn khác nhau khi hỏi các nam nhân viên và nữ nhân viên của hãng I B M về vai trò của giới tính trong công việc, trừ những

Nghiên cứu còn cho thấy rằng, các nước Châu Á rất khác nhau trong chỉ số nam quyền, từ Nhật Bản (95/95) đến Philippines (64/95) Hổng kông (57/95)... và cuối cùng là Thái Lan (34/95).

Một phần của tài liệu Luận văn ảnh hưởng của văn hoá đến thương mại quốc tế trên thế giới và ở việt nam (Trang 38 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(106 trang)