Nhận xét chung và bài học rút ra cho Việt Nam

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kê khai thuế qua mạng internet tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 32)

Qua nghiên cứu mô hình khai thuế qua mạng các nước, chúng ta nhận thấy mặc dù mỗi nước đều có một quá trình phát triển riêng với việc ứng dụng mô hình khác nhau. Tuy nhiên, những mô hình này đều có những điểm chung và những bài học kinh nghiệm quý báu cho Cơ quan thuế Việt Nam:

Thứ nhất về mô hình kê khai của các nước

Mô hình khai thuế qua mạng của các nước đều gồm 3 thành phần: - Người khai báo (cá nhân, công ty, tổ chức, đại lý thuế): các nước có lực lượng đại lý thuế phát triển mạnh thì Cơ quan thuế có nhiều thuận lợi trong quản lý thuế, đặc biệt là quản lý kê khai thuế Ví dụ: Mỹ, Australia,.... Tại Việt Nam, số lượng đại lý thuế cũng như chất lượng đều còn mỏng, và cũng chưa có cơ chế khuyến khích đối với đối loại hình dịch vụ này nên lực lượng dịch vụđại lý thuế chưa có vai trò rõ rệt trong thúc đẩy khai thuế qua mạng. Trong thời gian sắp tới, Tổng cục Thuế cần có cơ chế khuyến khích, tạo thuận lợi cho các đối tượng là dịch vụđại lý thuế phát triển, và cơ chếđểđối tượng này thực hiện khai thuế qua mạng nhiều hơn.

- Cơ quan tổ chức truyền nhận dữ liệu: là tổ chức trung gian kết nối DN với Cơ quan thuế. Tổ chức này có thể là công ty tư nhân hoặc Nhà nước (ở

Việt Nam là các tổ chức T-VAN). Tổ chức này có vai trò rất quan trọng vì

đây là cánh tay phải của Cơ quan thuế, chất lượng của dịch vụ này ảnh hưởng lớn đến chất lượng thực hiện khai thuế qua mạng. Vì vậy, cần lựa chọn, sàng lọc, quản lý chặt chẽ cũng như tạo điều kiện cho đổi tượng này phát triển.

- Cơ quan thuế: để triển khai khai thuế qua mạng tốt, hầu hết các nước

đều lựa chọn phương án thiết lập các trung tâm dữ liệu Trung ương. Dữ liệu

được truyền từ người nộp thuế tới cơ quan thuế và được lưu trữ tại trung tâm dữ liệu tập trung này để kiểm tra những thông tin cơ bản, sau đó được truyền tới cấp trực tiếp quản lý nhỏ hơn để tiếp tục kiểm tra.

Thứ hai, về phương pháp thực hiện

Hầu hết các nước đều có sự lựa chọn triển khai thí điểm trước khi đưa mô hình vào thực hiện chính thức. Giai đoạn đầu lựa chọn triển khai tại các

đơn vị điển hình. Sau một thời gian, ngắn dài khác nhau tùy điều kiện từng quốc gia sẽ triển khai trên diện rộng toàn quốc. Trong quá trình thí điểm, có thể áp dụng kê khai thuế qua các phương tiện điện tử các như sử dụng đĩa mềm, băng từ, kê khai qua điện thoại,.. .tạo thuận lợi cho DN trong quá trình ban đầu tiếp cận.

Nhận thức được tầm quan trọng và tính tất yếu của khai thuế qua mạng nên các nước đều dành sựđầu tư và quan tâm lớn, đồng thời có những chính sách và phương pháp khuyến khích để loại hình dịch vụ này phát triển. Chính phủ, Bộ Tài chính, Tổng cục Thuế cũng nhận thức được tầm quan trong của việc triển khai khai thuế qua mạng nhằm tạo tiền đề thực hiện thủ tục thuế điện tử và chính phủđiện tử trong tương lai. Vì vậy, Việt Nam cần có sự quan tâm và đầu tưđủ lớn về co sở hạ tầng Công nghệ Thông tin, về nhân lực, hoàn thiện về mặt pháp lý,... để khai thuế qua mạng trở nên phổ biến và là tiền đề

Thứ ba, vềđiều kiện thực hiện

- Phần lớn các nước đều có hệ thống EDI (trao đổi dữ liệu điện tử) của quốc gia hoặc tổ chức T-VAN làm nền tảng cho việc áp dụng khai thuế qua mạng. Những nước có hệ thống EDI hoàn chỉnh, thương mại điện tử phát triển và Chính phủ điện tử mạnh thì việc kê khai thuế qua mạng sẽ thuận lợi và có điều kiện phát triển.

- Nguồn lực tài chính để hiện đại hóa ngành Thuế trong đó có việc thực hiện khai thuế qua mạng là nguồn nội lực và nguồn vốn vay từ bên ngoài.

- Khi triển khai thực hiện, hầu hết các nước đều có mục tiêu, chiến lược rõ ràng cụ thể. Cơ sở pháp lý là Luật thương mại điện tử và các quy định có liên quan.

- Phát triển khai thuế qua mạng đi đôi với việc phát triển các dịch vụ

kèm theo hỗ trợ DN bao gồm: việc tra cứu, tư vấn,...

- Nguồn nhân lực thực hiện (bao gồm Thuế, đại lý thuế, DN) phải phù hợp và đủ khả năng đáp ứng yêu cầu công việc. Riêng đội ngũ Cơ quan thuế, các nước đều chú trọng xây dựng lực lượng chuyên gia giỏi, cửđi đào tạo tại các nước phát triển trên thế giới.

Thứ tư, nhũng khó khăn khi thực hiện (nhận thức, thói quen sử dụng…)

Nhận thức của người dân còn chưa thấu đáo, có khi còn sợ khi tiếp xúc với công việc mới, với máy tính, internet do tuổi tác, thói quen cũ…

khai thuế qua mạng đã và đang trở thành một trong những phương thức chủ yếu để người nộp thuế ở nhiều nước trên thế giới thực hiện nghĩa vụ kê khai và nộp thuế của mình. Trong đó, Việt Nam là nước đi sau, và vì vậy có cơ hội để học hỏi các mô hình. Tuy nhiên, lựa chọn mô hình nào cần phù hợp với điều kiện từng nước. Cơ quan thuế các nước đều coi kê khai qua mạng là một trong các nội dung của yếu của việc hiện đại hóa ngành thuế. Việc triển khai áp dụng; hình thức kê khai thuế điện tử có thể nhanh, chậm tùy từng nước, nhưng luôn được tiến hành một cách bài bản theo quy trình: thiết kế hệ

thống, thử nghiệm công nghệ, thử nghiệm triển khai thí điểm và từng bước triển khai rộng.

PHẦN III: ĐẶC ĐIỂM ĐỊA BÀN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU 3.1 Khái quát sơ bộ vềđịa bàn tỉnh Bắc Giang

Bắc Giang là tỉnh miền núi, là cửa ngõ giao lưu kinh tế xã hội giữa vùng trung du miền núi với vùng đồng bằng Bắc Bộ; phía Đông giáp với tỉnh Quảng Ninh, phía Tây giáp với các tỉnh Bắc Ninh, Thủđô Hà Nội; phía Nam tiếp giáp với Hải Dương và phía Bắc tiếp giáp với tỉnh Lạng Sơn, Thái Nguyên, diện tích tự nhiên 3.822km2.

Tỉnh Bắc Giang có 9 huyện (6 huyện miền núi, 1 huyện vùng cao) và 1 thành phố; toàn tỉnh có 230 xã, phường, thị trấn; dân số trên 1,6 triệu người với 25 dân tộc sinh số trên địa bàn tỉnh. Ngoài ra, Bắc Giang được cả nước biết đến là một tỉnh có truyền thống cách mạng đấu tranh chống giặc ngọai xâm; có chận chiến Xương Giang - Cần Trạm - Hố Cát; có anh hùng áo vải Hoàng Hoa Thám đã kiên cường lãnh đạo nghĩa quân Yên Thế chống thực dân Pháp; có khu căn cứ cách mạng Hiệp Hòa, là nơi nuôi dấu cán bộ cách mạng để dành lại độc lập tự do năm 1945..vv..

* Điều kiện kinh tế - Xã hội

Với vị trí rất thuận lợi về giao thông, cách sân bay quốc tế Nội Bài 65 km, cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 60 km và cảng Hải Phòng 200 km, cách biên giới Trung Quốc 180 km. Bắc Giang còn là điểm nút giao lưu thông qua hệ thống đường bộ, đường sắt, đường sông kết nối với các tỉnh thành, đường quốc lộ 1A đi Lạng Sơn và cửa khẩu Việt Nam - Trung Quốc, nối Bắc Ninh, Thủđô Hà Nội và đi tới các tỉnh thành trong cả nước….

3.2 Một số vấn đề chung về Cục Thuế tỉnh Bắc Giang

3.2.1 Quá trình hình thành và phát trin

Cục thuế Bắc Giang được thành lập theo Quyết định số 1133TC/QĐ- BTC ngày 14/12/1996 của Bộ trưởng Bộ Tài Chính V/v thành lập Cục thuế

trực thuộc Tổng Cục Thuế nhà nước, chịu sự lãnh đạo song trùng lãnh đạo quản lý hành chính của Uỷ ban nhân dân tỉnh Bắc Giang. Chức năng, nhiệm vụ chính của Cục thuế Bắc Giang là quản lý và khai thác nguồn thu trên địa bàn, đảm bảo số thu cho ngân sách Nhà nước.

Cơ cấu tổ chức của Bộ máy Cục thuế Bắc Giang gồm 13 Phòng chức năng và 10 Chi cục thuế trực thuộc tại 9 huyện và thành phố Bắc Giang, với tổng số cán bộ công chức 539 người (tính đến thời điểm 31/12/2013).

Thực hiện Luật quản lý thuế, bộ máy quản lý thuế ở Cục thuế Bắc Giang được cải cách theo hướng tổ chức tập trung, với 4 chức năng nhằm chuyên môn hoá, nâng cao năng lực quản lý thuế ở từng chức năng, gồm: Tuyên truyền, hỗ trợ người nộp thuế; Theo dõi, xử lý việc kê khai thuế; Thanh tra, kiểm tra thuế; Đôn đốc thu nợ và cưỡng chế nợ thuế.

3.2.2 Cơ cu t chc b máy

Cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Bắc Giang gồm 13 phòng và 10 Chi cục Thuế

Chức năng nhiệm vụ cụ thể các phòng thuộc Cục thuế được quy định tại Quyết định số 502/QĐ-TCT ngày 29/3/2010 của Tổng cục Trưởng Tổng cục Thuế.

Số lượng cán bộ công chức tại Cục thuế Bắc Giang không nhiều. Tuy nhiên số cán bộ công chức có trình độ Cao Đẳng Đại học trở lên chiếm tỷ lệ

68,8% một tỷ lệ khá cao số còn lại số cán bộ công chức có trình độ Trung cấp là và tương đương 31,2% một tỷ lệ khá thấp so mặt bằng chung của ngành thuế cả nước.

Sơđồ 3.1 Mô hình các Phòng chức năng tại Cục Thuế Bắc Giang CỤC THUẾ TỈNH BẮC GIANG PHÒNG TUYÊN TRUYỀN VÀ HỖ TRỢ người nộp thuế PHÒNG TỔNG HỢP - NGHIỆP VỤ - DỰ TOÁN PHÒNG KÊ KHAI VÀ KẾ TOÁN THUẾ PHÒNG QUẢN LÝ NỢ & CƯỠNG CHẾ NỢ THUẾ PHÒNG THANH TRA THUẾ PHÒNG KIỂM TRA THUẾ SỐ 1 PHÒNG QUẢN LÝ THUẾ THU NHẬP CÁ NHÂN PHÒNG KIỂM TRA THUẾ SỐ 2 PHÒNG TỔ CHỨC CÁN BỘ PHÒNG KIỂM TRA NỘI BỘ PHÒNG HÀNH CHÍNH - QUẢN TRỊ - TÀI VỤ - ẤN CHỈ PHÒNG QUẢN LÝ CÁC KHOẢN THU TỪĐẤT PHÒNG TIN HỌC

3.2.3 Mt s kết qu hot động ca Cc Thuế tnh Bc Giang

Trong những năm qua, thu ngân sách trên địa bàn tỉnh Bắc Giang tăng mạnh. Nguyên nhân tăng chủ yếu thu thuế GTGT hàng nhập khẩu, đây là nguồn thu điều tiết 100% ngân sách Trung ương và phụ thuộc nhiều vào yếu tố bên ngoài. Bắc Giang là địa bàn có các khu công nghiệp cùng một số cụm công nghiệp với tổng diện tích gần 1.500 ha. Tổng số doanh nghiệp đang hoạt

động tính đến thời điểm 31/12/2013 là khoảng 5000 doanh nghiệp. Với các loại hình doanh nghiệp hoạt động có tính bền vững kết quả thu ngân sách của ngành thuế Bắc Giang trong những năm tới chắc chắn tăng mạnh.

Bảng 3.1 Kết quả hoạt động thu Ngân sách nhà nước tại Cục thuế Bắc Giang (2011-2013) T T Chỉ tiêu 2011 (Tr. đồng) 2012 (Tr. đồng) 2013 (Tr. đồng) So sánh (%) 12/11 13/12 1 Kế hoạch thu NSNN 1.457.500 1.904.000 2.036.000 131,6 106,9 2 Thực tế thu NSNN 1.985.948 2.212.186 2.555.078 111,4 115,5 3 Tỷ lệ hoàn thành so kế hoạch (%) 136,26 116,19 125,5% 84,56 108

( Nguồn: Phòng Tổng hợp Nghiệp vụ và Dự toán - Cục thuế tỉnh Bắc Giang )

Bắc Giang là một tỉnh nhỏ trung du miền núi Đông Bắc, có mức độ phát triển sản xuất kinh doanh ở mức độ thấp, nguồn thu hạn hẹp. Tuy nhiên xét tỷ

trọng cơ cấu nguồn thu những năm gần đây thì thu từ khối doanh nghiệp luôn chiểm tỷ trọng khá cao trong tổng thu ngân sách.

Bảng 3.2 Thống kê các loại hình doanh nghiệp hoạt động đến 31/12/2013

Các loại hình doanh nghiệp Số lượng (DN)

DN nhà nước 35

DN đầu tư nước ngoài 131

Công ty TNHH 1874

Công ty Cổ phần 809

DN tư nhân 270

Công ty nước ngoài không theo luật đầu tư NN 76 Tổ chức kinh tế của tổ chức chính trị 107

Đơn vị sự nghiệp, đơn vị vũ trang 981

Hợp tác xã 209

DN khác 572

Doanh nghiệp liên doanh với nước ngoài 14

Tổng cộng 5.078

(Nguồn: Phòng Kê khai và Kế toán thuế - Cục Thuế tỉnh Bắc Giang)

Số lượng doanh nghiệp trên địa bàn tăng nhanh qua các năm. Tính đến 31/12/2013, Cục thuế Bắc Giang đang thực hiện quản lý đối với hơn 5.000 doanh nghiệp và các chi nhánh doanh nghiệp, số thu từ khối doanh nghiệp qua các năm thường chiếm gần 50% tổng số thu cả năm của toàn tỉnh. Hầu hết các doanh nghiệp đều đã hoạt động có hiệu quả có nhiều đóng góp tích cực trong việc tạo ra nhiều sản phẩm, nhiều việc làm và đóng góp đáng kể

cho ngân sách nhà nước.

Nguồn thu thuế từ các doanh nghiệp trên địa bàn Bắc Giang được thể

hiện qua bảng và biểu đồ sau:

Bảng 3.3 Số thu NS từ khối DN ĐVT: Tỷđồng

Chỉ tiêu Năm 2011 Năm 2012 Năm 2013

Tổng thu ngân sách 1.986 2.212 2.555 Số thu từ khối doanh nghiệp 728 887 1.085 Tỷ lệ số thu từ khối DN/Tổng số thu NS (%) 36,66% 40,10% 42,47%

Biểu đồ 3.1 Thu ngân sách từ khối doanh nghiệp so với tổng thu ngân sách hàng năm của Cục thuế Bắc Giang

3.3 Phương pháp nghiên cứu

3.3.1 Phương pháp chn đim kho sát

* Chọn các doanh nghiệp đã thực hiện khai thuế qua mạng: Chọn 100 doanh nghiệp đã đăng ký và đã khai thuế qua mạng để tìm hiểu ý kiến về

những mặt thuận lợi khó khăn của DN, những lợi ích của khai thuế qua mạng

đem lại.

* Chọn cán bộ của phòng Kê khai và kế toán thuế, phòng Tuyên truyền và hỗ trợ người nộp thuế, các cán bộ tin học, nghiệp vụ của chi cục thuế

Thành phố Bắc Giang...

+ Số lượng: mỗi đơn vị 01 cán bộ. Phương pháp chọn: Ngẫu nhiên + Mục đích chọn: Thăm dò ý kiến của cán bộ thuế về các thuận lợi, khó khăn trong việc triển khai công tác khai thuế qua mạng.

3.3.2 Phương pháp thu thp tài liu

a) Thu thập số liệu thứ cấp

Đề tài được nghiên cứu dựa trên cơ sở các tài liệu, lý thuyết mô hình khai thuế qua mạng của một số nước, các số liệu thu thập được từ Văn phòng hiện đại hóa Tổng cục Thuế, các tạp chí nghiên cứu chuyên đề như Tin học Tài chính, Tạp chí thuế, Tạp chí Tài chính và các trang web. Số liệu trên hệ

thống phần mềm quản lý thuế tại Cục Thuế tỉnh Bắc Giang bao gồm: Số liệu thống kê về kết quả hoạt động của Cục Thuế tỉnh Bắc Giang; Thống kê số

lượng doanh nghiệp đã đăng ký kê khai thuế qua mạng; Quá trình hình thành, phát triển và cơ cấu tổ chức bộ máy Cục Thuế tỉnh Bắc Giang; Các quy trình nghiệp vụ thuế của Tổng cục Thuế, Bộ Tài chính; Các tài liệu này cung cấp những thông tin cần thiết cho phần cơ sở lý luận và thực tiễn của đề tài, xác

định được định hướng và nội dung nghiên cứu.

Phương pháp thu thập các dữ liệu này là tìm, đọc, phân tích, sử dụng và trích dẫn.

b) Thu thập số liệu sơ cấp

Các tài liệu cần thu thập bổ sung cho đề tài, được thu thập từ kết quả khảo sát lấy ý kiến của cán bộ thuế và một số chuyên gia, các lãnh đạo của các phòng, ban trong Cục thuế và Chi cục thuế, ý kiến của các doanh nghiệp trên

địa bàn tỉnh.

• Phân nhóm theo qui mô doang nghiệp - Doanh nghiệp lớn: khảo sát 10 DN - Doanh nghiệp vừa: khảo sát 45 mẫu - Doanh nghiệp nhỏ: khảo sát 45 mẫu

• Mỗi nhóm qui mô DN phân tách theo trụ sở khoảng cách đến cơ quan thuế:

- Doanh nghiệp cách trụ sở cơ quan thuế dưới 2km - Doanh nghiệp cách trụ sở cơ quan thuế dưới 2km

- Doanh nghiệp cách trụ sở cơ quan thuế từ 5km đến 10km - Doanh nghiệp cách trụ sở cơ quan thuế trên 10km

• Nội dung khảo sát

- Các thông tin về yếu tốảnh hưởng đến thực hiện khai thuế qua mạng - Các thuận lợi, khó khăn trong công tác triển khai khai thuế qua mạng - Các kiến nghị, đề xuất mong muốn

Phương pháp thu thập các dữ liệu này chủ yếu phỏng vấn theo phiếu câu hỏi bản cấu trúc, quan sát và thảo luận nhóm.

Một phần của tài liệu Tăng cường công tác kê khai thuế qua mạng internet tại cục thuế tỉnh bắc giang (Trang 32)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(122 trang)