Đây là chức danh mới được Sacombank bổ sung vào năm 2015, chính vì việc mang tiếng là nhân viên hỗ trợ. Nên vẫn chưa nhận được sự quan tâm cần thiết của ban lãnh đạo chi nhánh, các phòng ban.
Tuy nhiên với hoạt động và chức năng của mình nhân viên hỗ trợ sẽ giúp ít rất nhiều trong việc giảm tải thời gian làm việc cho nhân viên kinh doanh cũng như sẽ là một bước kiểm tra rủi ro độc lập. Chính vì vậy nhân viên hỗ trợ cũng cần được đào tạo một cách chuyên nghiệp, được học hỏi những kiến thức gần với nhân viên kinh doanh.
Ngoài ra, vì không được chú trọng nên nhân viên hỗ trợ không được tham gia các khóa đào tạo đầu vào của Sacombank. Mà thay vào đó là được thử việc bằng cách
“cằm tay chỉ việc” điều này ảnh hưởng rất lớn đến năng suất làm việc của nhân viên. Việc không hiểu rõ được quy trình làm việc cũng như việc không được xem trọng sẽ không phát huy được tối đa những lợi ích mà nhân viên hỗ trợ mang lại đối với tổ chức.
3.3.4.2. Nội dung:
Căn cứ vào thực trạng của chi nhánh cũng như tham khảo ý kiến của nhân viên hỗ trợ để đưa ra một số giải pháp như sau:
- Chuẩn hóa quy trình làm việc chuẩn cho nhân viên hỗ trợ, mô tả chi tiết từng bước, mô hình hóa các công việc cần làm và phòng ban cần phải tiếp xúc. Quy trình làm việc chuẩn là cần thiết để bắt đầu cho quá trình đào tạo, dựa vào quy trình làm việc sẽ giúp phát hiện nhân viên hỗ trợ còn thiếu kinh nghiệm cũng như kiến thức trong giai đoạn nào. Ngoài ra với việc có quy trình chuẩn hóa sẽ giúp cho nhân viên đào tạo cũng như nhân viên kinh doanh tránh sảy ra các mâu thuẫn trong quá trình làm việc do áp lực của khách hàng, khối lượng công việc dẫn đến việc đổ lỗi cho nhau.
- Phân tích nhu cầu học tập, điểm mạnh, điểm yếu, sở thích và khả năng của từng nhân viên hỗ trợ để xây dựng chương trình đào tạo, huấn luyện cho phù hợp với khả năng, đồng thời giúp nhân viên được phát triển theo hương chuyên môn hóa. Nhân viên đào tạo chỉ là một bước đệm để họ phát triển thành nhân viên kinh doanh hay nhân viên rủi ro, sau khi đã tiếp xúc với khách hàng cũng như quy trình tín dụng của Sacombank.
- Phối hợp với hội sở đề nghị các chương trình đào tạo cho nhân viên hỗ trợ, dựa trên các kiến nghị của nhân viên hỗ trợ cũng như đáp ứng nhu cầu phát triển của công việc.
- Nhân viên hỗ trợ cần được đào tạo bài bản về quy trình tín dụng, cũng như các sản phẩm của Sacombank. Vì ngoài nhân viên kinh doanh thì họ chính là người trực tiếp với khách hàng. Đã có nhiều trường hợp được ghi nhận khi đi công chứng giấy tờ, hoặc đăng ký giao dịch đảm bảo cho khách hàng. Nhân viên hỗ
trợ không trả lời được những thắc mắc của khách hàng về sản phẩm cũng như quy trình làm việc của ngân hàng. Điều này sẽ gây ảnh hưởng rất lớn đến uy tín của Sacombank cũng như việc duy trì khách hàng cho chi nhánh.
- Bên cạnh chương trình đào tạo về chuyên môn, ngân hàng cũng nên cho nhân viên hỗ trợ tham gia các khóa đào tạo về kỹ năng mềm như: kỹ năng giao tiếp, quản lý thời gian, kỹ năng làm việc nhóm.
3.3.4.3. Tính khả thi
Việc đào tạo này hoàn toàn có thể thực hiện được nếu có sự giới thiệu từ trưởng phòng rủi ro, nơi nhân viên hỗ trợ là nhân viên trực thuộc. Sacombank luôn được đánh giá là có một trong những ngân hàng có chương trình đào tạo phong phú, hiệu quả. Vì vậy việc nhân viên hỗ trợ không được đào tạo tốt là do chưa được tạo điều kiện tham gia vào các chương trình này.