Đối với bản thân người lao động thì ngoài yếu tố về mặt lương, thưởng thì môi trường làm việc cũng là yếu tố then chốt. Sự công bằng ở đây không chỉ từ các chính sách quản lý mà còn phải từ đội ngũ quản lý trực tiếp.
Bảng 2.5: Kết quả của yếu tố sự công bằng Mức độ đồng ý
Mã hóa Câu hỏi 1 2 3 4 5 TB Độ lệch chuẩn
CB1 Tổ chức luôn công bằng
trong mọi tình huống 7% 17% 34% 41% 0% 3,09 0,88 CB2 Tổ chức có các biện pháp đảm bảo công bằng 8% 26% 32% 35% 0% 2,93 0,93 CB3 Sự công bằng giúp tổ chức phát triển 7% 23% 30% 40% 0% 3,02 0,93 CB4 Tổ chức ủng hộ các hành vi sáng tạo 21% 21% 23% 35% 0% 2,71 0,95 CB5 Các nhà quản lý giúp đỡ cho
Qua kết quả khảo sát nhân viên đánh giá tổ chức có sự công bằng ở mức trung bình, việc đánh giá nhân viên thường dựa trên kết quả đánh giá của KPI, tuy nhiên trong chi nhánh luôn có sự ưu tiên nhất định cho phòng kinh doanh. Vì đây là đội ngũ kinh doanh chính của chi nhánh, mang lại lợi nhuận lớn nhất, cũng như có mối quan hệ tốt với ban lãnh đạo của chi nhánh. Khiến các phòng ban khác thường cho rằng không công bằng cũng như có nhiều ý kiến trái chiều, cho rằng mỗi phòng ban có nhiệm vụ và chức năng khác nhau, tuy nhiên tất cả đều hoạt động mang lại lợi ích cho chi nhánh, nên vấn đề công bằng cần được thực hiện trung thực hơn nữa.
Vì là tổ chức tín dụng hoạt động trong lĩnh vực đặc biệt nên việc ủng hộ các hành vi sáng tạo ở mức thấp cũng là việc chấp nhận được. Mô hình hoạt động của Sacombank thì mọi chi nhánh chịu sự chi phối trực tiếp của hội sở nên việc tự ý quyết định sẽ bị giới hạn rất nhiều.
Như đã trình bày ở trên, các nhân viên thường làm việc tại các phòng ban và có giới hạn trong giao tiếp nên thường chỉ tiếp xúc phần lớn với cấp trên trực tiếp của mình vì vậy việc giúp đỡ cho các nhân viên thuộc các phòng ban khác hay các cấp lãnh đạo theo dõi đến từng nhân viên là rất khó khăn. Bản thân người lao động cũng ngại chia sẽ với những lãnh đạo cấp trên. Họ cảm thấy khó khăn về mặt giao tiếp cũng như xây dựng mối quan hệ với các phòng ban khác.