- Các loại giấy tờ của công dân có nội dung cần thẩm định thì phải được mẫu hóa thống nhất. Cần niêm yết công khai, minh bạch 100% thủ tục hành chính, cả phí, lệ phí cũng như thời gian giải quyết công việc của công dân, tổ chức để nhân dân theo dõi và thực hiện tốt nhiệm vụ. Khi xây dựng phải công khai để dân biết, dân đóng góp ý kiến vì mục tiêu chung là mang lại lợi ích cho nhân dân. Trên thực tế các thủ tục hành chính ban hành là do thẩm quyền của nhà nước chưa có sự quy định bắt buộc là phải có sự thỏa thuận và góp ý của người dân, doanh nghiệp và xã hội mà chỉ nhằm mục tiêu để quản lý, tạo thuận cho mình nên sinh ra tiêu cực; không vì lợi ích của người dân, doanh nghiệp và xã hội. .
- Cần nghiên cứu, phát hiện và loại bỏ những thủ tục rườm rà không cần thiết, thiếu đồng bộ, phải tạo ra một cơ chế thông thoáng tạo thuận lợi cho mọi công dân khi cần liên hệ.
Chẳng hạn như yêu cầu công dân nộp thêm nhiều giấy tờ không cần thiết, trái quy định pháp luật (như nộp bản sao sổ hộ khẩu, giấy CMND, giấy kết hôn, sơ đồ thửa đất; thủ tục đăng ký biến động vẫn phải nộp đơn xin cấp GCN, văn bản xác minh việc chấp hành pháp luật đất đai) mặc dù thành phố Vinh đã thành lập bộ phận “Một cửa” trực thuộc UBND cấp thành phố để thực hiện việc tiếp nhận, trả kết quả giải quyết thủ tục hành chính. Nhưng thực tế, người dân vẫn phải qua thêm “cửa” kho bạc để thực hiện nghĩa vụ tài chính. Hay, trường hợp công dân nộp hồ sơ tại xã. Xã chuyển hồ sơ cho Văn phòng đăng ký QSD đất qua bộ phận “Một cửa”. Nhưng khi hợp đồng đo đạc, người dân lại phải trực tiếp đến ”cửa” Văn phòng ĐKQSDĐ để làm việc. Quy định tưởng tiện cho dân, nhưng vô hình chung lại làm kéo dài thời gian giải quyết.
85
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức pháp luật nhiều hơn nữa để người dân nắm rõ hơn về các thủ tục hành chính mà họ có quyền và nghĩa vụ phải thực hiện.
Mặt trận tổ quốc, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp tích cực tuyên truyền, vận động đoàn viên, hội viên và nhân dân hiểu rõ về quyền lợi, nghĩa vụ của người sử dụng đất, thực hiện việc kê khai đăng ký cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất và chấp hành đầy đủ nghĩa vụ của người sử dụng đất theo quy định; phối hợp với chính quyền các cấp giải quyết kịp thời, dứt điểm các vụ việc tranh chấp, khiếu nại, tố cáo về đất đai ngay từ cở sở.
- Nghiên cứu, hoàn thiện hệ thống văn bản pháp luật đất đai nói chung và quy định về đăng ký, cấp giấy chứng nhận nói riêng cho phù hợp với tình hình thực tế của địa phương.
4.2.3. Bổ sung, đào tạo nâng cao năng lực cho đội ngũ cán bộ QLNN trong lĩnh vực đất đai
Trong công tác cấp GCNQSD đất vai trò của đội ngũ cán bộ địa chính đóng vai trò rất lớn. Tuy nhiên trong thực tế đội ngũ cán bộ địa chính cấp phường, xã còn thiếu về số lượng cũng như chất lượng. Mà khối lượng công việc quản lý đất đai rất nhiều do nhu cầu về cấp giấy chứng nhận ngày càng tăng lên đã gây rất nhiều khó khăn trong công tác quản lý đất đai, làm chậm tiến độ cấp GCNQSDĐ. Trên thực tế để lập được một bộ hồ sơ cấp GCNQSDĐ ngoài việc kê khai đầy đủ thông tin của người sử dụng đất thì cán bộ địa chính phường, xã phải nắm được tình trạng về thửa đất đó, chẳng hạn như nguồn gốc thửa đất, thời điểm sử dụng đất, có tranh chấp, khiếu kiện gì không và phù hợp với quy hoạch hay không ?... tất cả những điều đó được xác nhận vào đơn cấp giấy để cơ quan cấp trên làm căn cứ để cấp đất. Ngược lại nếu như các thông tin đó mà cán bộ địa chính xã không nắm được thì việc cấp
86
GCNQSDĐ cho người sử dụng đất sẽ không được tiến hành theo như quy định.
Mặt khác trình độ của một số cán bộ địa chính còn yếu kém, nhiều cán bộ chưa nắm rõ các quy định của nhà nước về trình tự thủ tục cấp GCNQSDĐ, không có tinh thần trách nhiệm trong công tác cấp GCNQSDĐ cho người dân. Để giải quyết vấn đề này cần phải tăng cường thêm lực lượng cán bộ địa chính cho các phường, xã giải quyết về vấn đề thiếu hụt về số lượng cũng như chất lượng. Khi tuyển cán bộ phải kiểm tra chặt chẽ khả năng làm việc, chuyên ngành đào tạo của người nộp hồ sơ dự tuyển tránh tình trạng người chưa qua đào tạo chuyên môn vào làm trái ngành, nâng cao khả năng tin học và áp dụng công nghệ mới trong công tác cấp GCNQSDĐ.
Hiện nay vấn đề tiêu cực trong công tác quản lý đất đai đặc biệt là công tác về cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất được người dân phàn nàn nhiều nhất là sự nhũng nhiễu, gây khó khăn của cán bộ địa chính phường,
xã... Để nâng cao năng lực của đội ngũ cán bộ công chức làm việc trong lĩnh
vực đất đai cần quan tâm các biện pháp sau:
- Cải tiến công tác cán bộ, bao gồm việc tuyển dụng, sử dụng và đào tạo cán bộ. Cụ thể là việc lựa chọn những người vững về chuyên môn để xử lý các công việc liên quan theo yêu cầu của người dân đảm bảo tính chính xác và nhanh chóng: Bố trí công việc phù hợp với chuyên môn và năng lực của mỗi người nhằm tạo điều kiện cho công chức phát huy tốt nhất khả năng của mình. Bên cạnh đó người quản lý phải có các biện pháp kiểm tra chất lượng hoạt động của công chức, kịp thời phát hiện và uốn nắn các sai sót, động viên, khuyến khích đối với những người đạt kết quả tốt trong công việc.
- Quan tâm cử cán bộ công chức tham gia các lớp bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn. Mặt khác có các biện pháp hướng dẫn, bồi dưỡng tại chỗ về chuyên môn đối với các công chức dưới hình thức trao đổi, báo cáo… tạo
87
điều kiện cho công chức tiếp cận và nắm bắt kịp thời những quy định của pháp luật có liên quan, những nghiệp vụ kỹ thuật mới phục vụ cho công việc.
- Nâng cao đạo đức phục vụ nhân dân: xử lý nghiêm các trường hợp cán bộ gây phiền hà, sách nhiễu đối với tổ chức, cá nhân khi thực hiện các thủ tục cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất.Phải đề ra các tiêu chuẩn rõ ràng về đạo đức công chức, các tiêu chuẩn này phải được thể chế hoá bằng các văn bản pháp luật. Tạo môi trường khuyến khích công chức phát huy năng lực và phẩm chất của mình.
- Nâng cao thu nhập và đời sống tinh thần cho cán bộ làm việc trong ngành như: quan tâm, chăm sóc, động viên, tuyên duyên, khen thưởng để kích thích tính tích cực trong trạng thái tâm lý, tạo động lực để họ hăng say, tích cực cống hiến trong công việc.
4.2.4. Tăng cường giáo dục, phổ biến, tuyên truyền pháp luật
Để công tác tuyên truyền và phổ biến giáo dục pháp luật về đất đai nói chung và hoạt động cấp GCN QSD đất nói riêng đạt hiệu quả và thiết thực, Chính quyền địa phương cần:
- Cấp ủy, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa đến công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật, nhận thức sâu sắc hơn về vai trò, trách nhiệm của cả hệ thống chính trị để từ đó định hướng lãnh đạo, chỉ đạo đúng đắn trong công tác này.
- Xây dựng và củng cố lực lượng làm trong công tác tuyên truyền và phổ biến pháp luật, thường xuyên bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đối đội ngũ tuyên truyền viên, hòa giải cơ sở để nâng cao chất lượng hoạt động của đội ngũ này.
- Đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất cần thiết để đảm bảo hiệu quả cho hoạt động phổ biến giáo dục pháp luật.
88
- Trong công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật cần phát huy vai trò của các tổ chức chính trị xã hội, tổ chức quần chúng tại địa phương như: Hội phụ nữ, hội nông dân, hội cựu chiến binh... Đảm bảo đây là những hạt nhân nòng cốt trong tuyên truyền kiến thức về pháp luật nói chung và cấp GCNQSDĐ nói riêng đến cho người dân.
4.3.5. Ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai
Thực chất là hiện đại hoá hệ thống thu thập và cập nhật thông tin đất đai dưới dạng số, tổ chức hệ thống mạng máy tính để sử dụng, trao đổi, cập nhật và cung cấp thông tin.
Để có thể xây dựng một cơ sở dữ liệu thông tin đất đai thống nhất, cần phải có hệ thống bản đồ địa chính chính quy và quy trình cập nhật thường xuyên các biến động về đất đai lên bản đồ địa chính. Cần hiện đại hoá các thiết bị đo đạc và nhanh chóng ứng dụng các công nghệ mới và có tính khả thi cao. Giải pháp này nhằm mục đích cuối cùng là xây dựng hệ thống mạng thông tin đất đai kết nối giữa trung ương với các địa phương. Theo đó, các biến động hồ sơ địa chính tại mỗi cấp sẽ được cập nhật trên mạng và tự động cập nhật cho hồ sơ quản lý tại tất cả các cấp. Để thực hiện cơ chế này, hệ thống thông tin đất đai cần có một hệ thống quản trị cơ sở dự liệu trên mạng thống nhất.
4.3.6. Hoàn thiện và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát trong cấp GCNQSD đất
Thời gian qua, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm trong quản lý, sử dụng đất đai đã được chính quyền địa phương quan tâm chỉ đạo thực hiện và đã phát hiện, xử lý nhiều trường hợp vi phạm, góp phần nâng cao nhận thức pháp luật đất đai bảo đảm việc thi hành pháp luật đất đai, từng bước chấn chỉnh và đưa công tác quản lý đất đai dần vào nền nếp. Tuy nhiên, công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật đất đai hiện nay vẫn còn nhiều
89
hạn chế: số lượng vụ việc thanh tra đất đai thực hiện hàng năm còn ít và còn bị động theo các vụ việc mà báo chí, dư luận phản ánh; việc kiểm tra chấp hành pháp luật đất đai chưa thực hiện thường xuyên, chất lượng kiểm tra chưa cao, nhất là việc kiểm tra trách nhiệm của các cơ quan quản lý nhà nước về đất đai ở các cấp; việc xử lý vi phạm pháp luật đất đai còn chậm, chưa dứt điểm, số lượng vi phạm đã xử lý còn ít, dẫn đến nhiều vụ việc vi phạm kéo dài không được giải quyết dứt điểm, làm giảm hiệu quả trong công tác thanh tra, kiểm tra quản lý nhà nước về chứng nhận QSD đất. Để nâng cao hiệu quả và tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về chứng nhận QSD đất cần chú ý một số giải pháp sau:
-Tăng cường đội ngũ thanh, kiểm tra đất đai đạt chuyên môn nghiệp vụ và phẩm chất đạo đức tốt đồng thời xử lý nghiêm những trường hợp nhũng nhiễu, nhận hối lộ của cán bộ thanh, kiểm tra đất đai: Yếu tố con người giữ một vị trí quan trong, hiện nay khối lượng công việc nhiều, đối tượng quản lý đa dạng và phức tạp nên thanh tra tỉnh, thanh tra Sở Tài nguyên và Môi trường, phòng Thanh tra thành phố, cần bổ sung thêm nhân sự cho phòng thanh tra, tăng cường đào tạo, phát triển nguồn nhân lực cho đội ngũ thanh tra để chuyên theo dõi, kiểm soát hoạt động quản lý nhà nước về chứng nhận QSD đất. Cần tăng cường công tác kiểm tra nội bộ, thường xuyên theo dõi, kiểm tra, giám sát chặt chẽ công chức làm việc trong lĩnh vực đất đai trong quá trình thực thi công vụ, chú trọng vào những khâu có rủi ro trong lãng phí, tham nhũng nhằm phát hiện kịp thời và kiên quyết xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm.
- Thực hiện tốt nguyên tắc dân chủ, công khai và kịp thời khi làm nhiệm vụ thanh tra: cán bộ thanh tra phải động viên được quần chúng tham gia khi tiến hành thanh tra. Phải biết dựa vào quần chúng đáng tin, có hiểu biết để thu
90
thập các thông tin, tài liệu cần thiết về đối tượng thanh tra phục vụ cho công tác thanh tra được dân chủ, khách quan, trung thực và hiệu quả thiết thực.
91
KẾT LUẬN
Từ kết quả nghiên cứu đạt được của luận văn, tác giả có thể rút ra một số kết luận chính sau:
1) Thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá - xã hội của tỉnh Nghệ An, là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ, với chức năng là đầu tàu tăng trưởng kinh tế của tỉnh Nghệ An, trong những năm qua kinh tế của Thành phố đã có bước phát triển tương đối toàn diện và liên tục tăng trưởng với tốc độ khá nhanh. Do đó, nhu cầu về việc cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận của người dân ngày càng nhiều đã gây áp lực không nhỏ cho công tác đăng ký, cấp mới, cấp đổi giấy chứng nhận quyền sử dụng đất của UBND thành phố Vinh.
2) Tại thành phố Vinh trong những năm gần đây đã đạt được những thành tựu cơ bản trong cấp GCNQSDĐ. Đến nay, trên 97% số hộ gia đình, cá nhân, tổ chức sử dụng đất đã kê khai đăng ký quyền sử dụng đất; 100% phường xã trên địa bàn thành phố đã có sổ mục kê đất sổ địa chính. Việc thiết lập hệ thống hồ sơ địa chính với đầy đủ những thông tin cần thiết về các mặt tự nhiên, kinh tế, xã hội, pháp lý là một tiến bộ quan trọng trong công tác quản lý đất đai. Tính đến tháng 12 năm 2013, thành phố đã cấp được 78.521 giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho hộ gia đình, cá nhân và tổ chức với diện tích 3.072,05 ha, trong đó đã cấp chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất sản xuất nông nghiệp đạt 73,8%; diện tích đất ở đô thị đạt 91,5 %; diện tích đất ở nông thôn đạt 93 %;
3) Công tác cấp GCNQSDĐ ở thành phố Vinh tương đối hoàn tất làm cơ sở để xây dựng đề án cơ sở dữ liệu đất đai trên địa bàn thành phố Vinh tạo điều kiện cho công tác quản lý đất đai ở thành phố Vinh ngày càng được tốt hơn, góp phần nâng cao đời sống KT - XH, giúp địa phương nắm chắc được quỹ đất để quản lý và xây dựng phương án quy hoạch sử dụng đất nhằm nâng
92
cao hiệu quả hơn nữa. Tuy nhiên hiện nay thành phố vẫn đang tồn tại không ít những vướng mắc trong cấp GCN QSDĐ. Những hộ hiện nay chưa được cấp giấy chứng nhận hầu hết đều do vướng mắc về hồ sơ thủ tục và giấy tờ liên quan. Ngoài ra, nguồn gốc và quá trình sử dụng đất của một số hộ gia đình, cá nhân phức tạp, không rõ ràng, không có trong hồ sơ địa chính; hệ thống hồ sơ địa chính, bản đồ địa chính không đầy đủ, cũ nát…Một bộ phận nhân dân chưa nhận thức được quyền và nghĩa vụ trong việc kê khai cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất nên không kê khai hoặc đã được lập hồ sơ, có thông báo nộp tiền của cơ quan thuế nhưng không thực hiện nghĩa vụ tài chính. Thành ủy Vinh đã phê duyệt đề án xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai của thành phố Vinh nhưng đến nay vẫn chưa được triển khai do không có kinh phí để thực hiện .
4) Để hoàn thiện công tác quản lý nhà nước về chứng nhận quyền sử dụng đất cần phải giải quyết đồng bộ nhiều giải pháp, trong đó chủ trọng: đơn giản hóa thủ tục hành chính liên quan đến cấp GCNQSDĐ; nâng cao năng lực trình độ cán bộ địa chính; ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý đất đai; đẩy mạnh hoạt động tuyên truyền cho người dân; tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra; làm tốt công tác quy hoạch kế hoạch sử dụng đất ... Thực hiện đồng bộ các giải pháp nêu trên chắc chắn sẽ tăng cường hiệu lực và hiệu quả QLNN về chứng nhận quyền sử dụng đất trên thành phố Vinh, đáp ứng nhu cầu thực tiễn giai đoạn phát triển mới .
93
DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO
1. Nguyễn Thị Anh (2009) “ Công tác đăng ký, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất và quyền sở hữu nhà ở trên địa bàn thành phố Vinh tỉnh Nghệ An ”, Luận văn cử nhân Trường Đại học nông nghiệp Hà Nội.
2. Phạm Tú Anh (2009) “ Thực trạng và giải pháp, cấp giấy chứng nhận
quyền sử dụng đất tại huyện Nghi Lộc tỉnh Nghệ An ”, Luận văn cử nhân