Tiếp cận trực quan

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố vinh luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 p (Trang 48)

Thông qua khảo sát thực tế, mô tả, phân tích các đối tượng nghiên cứu. 2.2. Phương pháp thu thập số liệu

Để thu thập số liệu trong quá trình nghiên cứu, tác giả sử dụng tài liệu thứ cấp và tài liệu sơ cấp.

2.2.1. Tài liệu thứ cấp

- Thu thập các tài liệu, số liệu đã có tại các cơ quan trong huyện và xã: phòng Kinh tế, phòng Tài nguyên và Môi trường, chi cục Thống kê, phòng Thanh tra, phòng Nội vụ. Sử dụng các văn bản chỉ đạo, báo cáo giao ban định kỳ, số liệu thống kế tại các phường, xã.

37

2.2.2. Tài liệu sơ cấp

Tài liệu sơ cấp là các số liệu do tác giả tự điều tra trong quá trình nghiên cứu. Bằng việc thiết kế các phiếu điều tra, các phiếu hỏi để làm việc trực tiếp với một số UBND xã, một số hộ dân và một số đối tượng liên quan.

- Nội dung điều tra: đánh giá chung về thực trạng công tác cấp GCN

QSD đất và nguyên nhân ảnh hưởng đến hoạt động cấp GCN QSD đất tại thành phố Vinh.

- Các bước tiến hành điều tra chọn mẫu:

Bước 1: xây dựng phương án điều tra: phương án điều tra gồm những nội dung cơ bản liên quan đến cuộc điều tra đã được thống nhất trước và trong khi điều tra như: mục đích điều tra; nội dung điều tra; phạm vi, đơn vị và đối tượng điều tra; thời điểm, thời gian điều tra; phương pháp điều tra; lực lượng tiến hành điều tra; kinh phí và các điều kiện vật chất đảm bảo thực hiện; trách nhiệm của các cá nhân liên quan; tổng hợp, phân tích và công bố kết quả điều tra.

Bước 2: xác định khối lượng mẫu và phương pháp chọn mẫu: căn cứ vào đối tượng và mục tiêu nghiên cứu để lựa chọn phương pháp cho phù hợp. Tác giả dự kiến điều tra trực tiếp 250 người dân, đối tượng lựa chọn được phân bổ đều tại 25 phường, xã.

Bước 3: thiết kế bảng hỏi (phiếu điều tra).

Bước 4: tổchức hướng dẫn điều tra gồm các nội dung: giới thiệu phương án điều tra; giới thiệu, giải thích mẫu phiếu điều tra và kỹ thuật phỏng vấn; giải thích hệ thống mã hoá được sử dụng trong phiếu điều tra và phương pháp ghi mã; giới thiệu nội dung và kỹ thuật tổng hợp nhanh kết quả điều tra.

38 2.3. Phương pháp xử lý số liệu

2.3.1. Phân tổ thống kê

Phân tổ thống kê là căn cứ vào một (hay một số) tiêu thức nào đó để tiến hành phân chia các đơn vị của hiện tượng nghiên cứu thành các tổ (và các tiểu tổ) có tính chất khác nhau. Phân tổ là phương pháp cơ bản để tiến hành tổng hợp thống kê.

2.3.2. Bảng thống kê

Bảng thống kê là hình thức biểu hiện các số liệu thống kê một cách có hệ thống, lôgíc nhằm mô tả cụ thể, rõ ràng các đặc trưng về mặt lượng của các hiện tượng nghiên cứu.

2.3.3. Phương pháp phân chia và tổng hợp

Phân tích và tổng hợp là hai phương pháp gắn bó chặt chẽ quy định và bổ sung cho nhau trong nghiên cứu, và có cơ sở khách quan trong cấu tạo, trong tính quy luật của bản thân sự vật. Trong phân tích, việc xây dựng một cách đúng đắn tiêu thức phân loại làm cơ sở khoa học hình thành đối tượng nghiên cứu bộ phận ấy, có ý nghĩa rất quan trọng. Trong nghiên cứu tổng hợp vai trò quan trọng thuộc về khả năng liên kết các kết quả cụ thể (có lúc ngược nhau) từ sự phân tích, khả năng trừu tượng, khái quát nắm bắt được mặt định tính từ rất nhiều khía cạnh định lượng khác nhau. Đề tài “Quản lý nhà nước về chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố Vinh” sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp là một trong những phương pháp quan trọng để nghiên cứu.

Các nội dung liên quan có sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp gồm: phân tích những kết quả đã thực hiện của chính quyền địa phương về hiện trạng hệ thống bản đồ địa chính, tình hình lập hồ sơ địa chính, tiến độ cấp GCN đất ở, đất nông nghiệp giai đoạn 2008 - 2013 để trả lời được các câu hỏi liên quan: chính quyền địa phương đã quản lý hiệu quả công tác cấp GCN

39

QSD đất hay chưa? Các chính sách đưa ra có đẩy nhanh tiến độ cấp GCN hay không, có đảm bảo lợi ích kinh tế - xã hội cho người dân hay chưa,… Từ đó tổng hợp được thực trạng quản lý nhà nước trong hoạt động chứng nhận QSD đất trong giai đoạn nghiên cứu.

Phân tích thực trạng quản lý nhà nước về cấp GCN QSD đất giai đoạn 2008 - 2013 để đánh giá được những thành công và tồn tại trong giai đoạn nghiên cứu. Trong quá trình sử dụng phương pháp phân tích và tổng hợp, đề tài có sử dụng các số liệu thống kê đã qua xử lý, các công thức toán học đơn giản và các biểu đồ để thấy rõ hơn đặc trưng, xu hướng, quy mô, tỷ trọng... của hiện tượng, nội dung, vấn đề nghiên cứu.

2.4. Phương pháp phân tích

2.4.1. Phương pháp so sánh

Là phương pháp xem xét các chỉ tiêu phân tích bằng cách dựa trên việc so sánh số liệu với một chỉ tiêu cơ sở (chỉ tiêu gốc). Khi nghiên cứu đề tài, số liệu để so sánh đó là các số liệu tại thời điểm khi địa phương ổn định địa giới hành chính, và năm trước so với năm sau. Thông qua phương pháp so sánh để đánh giá các động thái phát triển của hiện tượng, bản chất kinh tế, xã hội theo thời gian, không gian.

2.4.2. Phương pháp chuyên gia

Trong quá trình thực hiện luận văn, tổ chức hội thảo, trao đổi thông tin với các chuyên gia có kinh nghiệm trong lĩnh vực đăng ký đất đai trao đổi về cách nhìn nhận, đánh giá cũng như những gợi ý đề xuất và giải pháp nhằm hoàn thiện mô hình này

2.5. Kỹ thuật và công cụ phân tích

Sau khi điều tra, thu thập các số liệu liên quan đến đề tài nghiên cứu, tác giả chủ yếu sử dụng các phần mềm thống kê EXCEL để xử lý số liệu điều tra phục vụ các nội dung nghiên cứu.

40

CHƯƠNG 3. THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ CẤP GIẤY CHỨNG NHẬN QUYỀN SỬ DỤNG ĐẤT TẠI THÀNH PHỐ VINH

3.1. Khái quát đặc điểm tự nhiên, kinh tế, xã hội của thành phố Vinh Vinh

3.1.1. Vị trí địa lý và điều kiện tự nhiên

- Vị trí địa lý: thành phố Vinh là trung tâm chính trị, kinh tế, văn hoá -

xã hội của tỉnh Nghệ An, là một trong hai đô thị lớn nhất vùng Bắc Trung Bộ có diện tích tự nhiên là 10.501 km2 bao gồm 16 phường và 9 xã. Trung tâm

thành phố Vinh cách thủ đô Hà Nội 295 km (về phía Bắc) và cách Huế 350 km; Đà Nẵng 472 km; thành phố Hồ Chí Minh 1.447 km (về phía Nam).

+ Phía Bắc và phía Đông giáp huyện Nghi Lộc; + Phía Tây giáp huyện Hưng Nguyên;

+ Phía Nam giáp tỉnh Hà Tĩnh.

Thành phố Vinh nằm ở trung độ cả nước trên trục giao thông quan trọng xuyên Bắc - Nam, giữa hai thành phố: Hà Nội và Hồ Chí Minh là hai trung tâm lớn của hai vùng kinh tế phát triển nhất trong cả nước.

Từ thành phố Vinh có thể đi đến Lào (qua ba cửa khẩu: Cầu Treo, Thanh Thuỷ và Nậm Cắn) và các tỉnh vùng Đông Bắc của Thái Lan. Đến thành phố Vinh cũng xem như đã đến thị xã Cửa Lò (15 km); Kim Liên - quê hương Chủ tịch Hồ Chí Minh (12 km); Tiên Điền, Nghi Xuân - quê hương đại thi hào Nguyễn Du (10 km) cùng với các địa danh nổi tiếng khác ở quanh vùng.

Vị trí địa lý của thành phố Vinh và hệ thống giao thông đối nội, đối ngoại cũng như các hạng mục hạ tầng kinh tế và xã hội khác ngày càng được hoàn thiện đang và sẽ là những điều kiện thuận lợi để thành phố Vinh có thể tiếp thu nhanh tiến bộ khoa học kỹ thuật, thu hút các nhà đầu tư trong và

41

ngoài nước để phát triển một nền sản xuất hàng hoá có sức cạnh tranh cao với những ngành mũi nhọn đặc thù, đẩy nhanh tốc độ phát triển kinh tế - xã hội, mở rộng liên kết kinh tế trong nước và thế giới, đưa nền kinh tế của thành phố Vinh nhanh chóng hòa nhập theo xu thế phát triển chung. [24]

- Địa hình, địa mạo:thành phố Vinh nằm ở vùng đồng bằng ven biển

nên địa hình tương đối bằng phẳng do được kiến tạo bởi hai nguồn phù sa, đó là phù sa sông Lam và phù sa của biển. Địa hình dốc đều về hai hướng Nam và Đông - Nam, độ cao trung bình từ 3- 5 m so với mực nước biển. Vinh còn có núi Quyết nằm ven bờ sông Lam ở phía Đông Nam Thành phố. Núi dài trên 2 km, đỉnh cao nhất 101,5 m; đây là địa danh gắn liền với Phượng Hoàng Trung Đô, với sự nghiệp lẫy lừng của thiên tài quân sự Nguyễn Huệ - Hoàng đế Quang Trung.

3.1.2. Dân cư

Dân số trung bình của thành phố Vinh năm 2008 khoảng 290,4 nghìn người trong đó nam khoảng 140 nghìn người, chiếm 48,21% và nữ khoảng 150,4 nghìn người, chiếm 51,79% tổng dân số.

Nếu tách phần tăng dân số cơ học do sát nhập, tỷ lệ tăng dân số bình quân trong 5 năm 2001-2005 là 1,86%/năm và trong 8 năm 2001-2008 là 1,8%/năm. Tuy hàng năm biến động thất thường, song tỷ lệ tăng dân số đang

có xu thế tăng (chủ yếu tăng cơ học từ khu vực nông thôn vào thành thị), phù

hợp với tỷ lệ đô thị hóa của một đô thị đang phát triển. Dân số khu vực nội thành (16 phường) khoảng 206,9 nghìn người; dân số nông thôn là 83,5 nghìn người.

3.1.3. Đặc điểm kinh tế, xã hội.

Về phát triển kinh tế

42

- Giá trị sản xuất (giá cố định 2010): ước đạt 30.822 tỷ đồng, đạt 100% KH năm, tăng 8,3% so với cùng kỳ.

- Giá trị gia tăng (giá cố định 2010): ước đạt 15.042,2 tỷ đồng, đạt 100% kế hoạch, tăng 7,6% so với cùng kỳ.

- Tổng vốn đầu tư toàn xã hội: 10.366 tỷ đồng, đạt 101% KH, tăng 7,0% so với năm trước.

- Cơ cấu kinh tế chuyển dịch tích cực: công nghiệp - xây dựng giảm từ 34,05% năm 2013 xuống 32,77%, dịch vụ tăng từ 64,19% lên 65,57%, nông nghiệp giảm từ 1,76% xuống 1,67%.

Các ngành trong lĩnh vực kinh tế tăng trưởng, phát triển và đạt được một số kết quả như sau:

Về công nghiệp - TTCN

Thành phố tiếp tục triển khai có hiệu quả các giải pháp phát triển sản xuất, mở rộng thị trường tiêu thụ, khuyến khích tiêu dùng, tạo môi trường, hành lang thuận lợi để các doanh nghiệp nhỏ và vừa phát triển. Tập trung kêu gọi thu hút đầu tư và giám sát chặt chẽ tiến độ các dự án, quy hoạch các cụm công nghiệp, thực hiện các chính sách tháo gỡ khó khăn cho hoạt động sản xuất, duy trì đối thoại doanh nghiệp. Năm 2014, giá trị sản xuất công nghiệp - xây dựng đạt 15.795 tỷ đồng, đạt 101,5% KH, tăng 6,4% so cùng kỳ. Các sản phẩm công nghiệp tiếp tục tăng trưởng ổn định và năng lực cạnh tranh được nâng cao; có 610 doanh nghiệp thành lập mới, cấp mới giấy phép kinh doanh 1.130 hộ, cấp phép xây dựng: 240 dự án (tăng 54,6% so cùng kỳ) và 1.290

nhà ở tư nhân (tăng 15,13% so cùng kỳ), cơ cấu doanh nghiệp chuyển biến

theo hướng tăng sản xuất kinh doanh, giảm loại hình xây dựng và kinh doanh bất động sản

Chuẩn bị khởi công xây dựng CCN Hưng Đông với 7,8 ha đất theo hình thức cuốn chiếu. Hoàn thành điều chỉnh quy hoạch cụm CN Nghi Phú

43

(đã được UBND tỉnh Nghệ An phê duyệt) và kêu gọi thu hút đầu tư thành công 2 doanh nghiệp của Nhật Bản và Hàn Quốc vào đầu tư xây dựng. Tổ chức đánh giá tác động ô nhiễm môi trường, hoàn thành lập hồ sơ điều chỉnh quy hoạch, chuẩn bị đầu tư sửa chữa, cải tạo hạ tầng kỹ thuật cụm CN Hưng Lộc. Tập trung giải quyết các vướng mắc và chỉ đạo trình Sở Tài chính, UBND Tỉnh phê duyệt giá cho thuê đất có hạ tầng tại Cụm CN Đông Vĩnh.

- Triển khai các chính sách củng cố, hỗ trợ, khuyến khích phát triển các HTX, chỉ đạo giải thể, tổ chức đại hội gắn với việc sửa đổi điều lệ, giám sát hoạt động theo Luật HTX 2012 (giải thể HTX Xuân Thái, thành lập HTX đầu tư và phát triển Dư Ngọc - Đông Vĩnh). Phân loại, chỉ đạo và tạo điều kiện củng cố, phát triển các HTX và các làng nghề trên địa bàn. Phối hợp với các ngành cấp Tỉnh tham mưu thành lập và giải quyết nhu cầu địa điểm sản xuất cho các doanh nghiệp trên địa bàn. Công tác quản lý nhà nước về GMGSTT trên địa bàn được tăng cường.

Hoạt động thương mại - dịch vụ

Trong điều kiện khó khăn chung, sức mua và khả năng thanh toán giảm, các hoạt động thương mại, dịch vụ vẫn có bước phát triển (các mặt hàng thiết yếu vẫn

duy trì dung lượng tiêu thụ, năng lực mới tăng thêm khá và đa dạng, chất

lượng ngày càng đi vào nề nếp và chuyên nghiệp (khách sạn, nhàhàng, dịch

vụ chăm sóc sức khỏe...).

- Thương mại: tổng mức bán lẻ hàng hóa ước đạt: 8.157 tỷ đồng, tăng

18,9% so với cùng kỳ.

+ Triển khai đấu thầu phương án quản lý khai thác chợ Mai Dâu, Nghi Phú; thực hiện đàm phán hợp đồng BOT phía Tây chợ Vinh. Chấn chỉnh công tác tài chính tại các chợ; kiểm tra công tác phòng chống cháy nổ tại 18 chợ, trung tâm thương mại siêu thị; chấn chỉnh Ban quản lý chợ Hưng Dũng; tập

44

trung giải quyết đơn thư, khiếu kiện của các tiểu thương chợ Vinh, tổ chức đối thoại, giải quyết vướng mắc với các tiểu thương chợ Bến Thủy. Phối hợp thực hiện thẩm định xếp hạng các chợ trên địa bàn. Tổ chức khảo sát, phối hợp với Công ty Nguyễn Kim để có phương án triển khai thực hiện đầu tư chợ Quán Lau trong thời gian tới.

+ Công tác quản lý thị trường tiếp tục được quan tâm. Thành lập các Đoàn liên ngành kiểm tra chống buôn lậu và gian lận thương mại, vệ sinh an toàn thực phẩm và chất lượng hàng hóa, góp phần ổn định thị trường, bảo vệ lợi ích của người tiêu dùng và doanh nghiệp, (kiểm tra 112 cơ sở SXKD, xử phạt 160 triệu, thu giữ lượng hàng trị giá khoảng 1,5 tỷ đồng).

- Du lịch:tập trung xây dựng môi trường du lịch văn minh, an toàn và

thân thiện, chất lượng dịch vụ du lịch ngày càng được nâng cao. Tổng lượng khách du lịch ước đạt: 1.700 nghìn lượt, tăng 7,4% so cùng kỳ, doanh thu ước đạt: 535 tỷ đồng, tăng 4,8% so cùng kỳ.

- Vận tải: vận tải hành khách ước đạt 7.350 nghìn lượt người, tăng

8,5% so cùng kỳ, vận tải hàng hóa ước: 746.526 nghìn tấn/km, tăng 5,4% so cùng kỳ

- Lĩnh vực thông tin truyền thông tiếp tục phát triển; Hoạt động tài chính, ngân hàng, bảo hiểm tuy khó khăn nhưng vẫn duy trì ổn định.

Sản xuất nông - ngư nghiệp và xây dựng nông thôn mới

- Với mục tiêu hướng đến nền sản xuất nông nghiệp hàng hóa, tiếp tục thực hiện các chính sách khuyến khích mở rộng mô hình, từng bước hình thành các vùng thâm canh. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu cây trồng vật nuôi, áp dụng tiến bộ kỹ thuật, xây dựng mô hình liên kết hợp tác giữa doanh nghiệp với hộ nông dân được triển khai khép kín từ dịch vụ cung ứng giống, kỹ thuật, đến tiêu thụ sản phẩm. Dự ước giá trị thu nhập bình quân/1 ha đất nông nghiệp đạt 35-40 triệu đồng.

45

+ Triển khai sản xuất vụ Đông và vụ Đông Xuân, vụ hè thu, vụ mùa đảm bảo cơ cấu cây trồng và kế hoạch đầu tư thâm canh, tích cực phòng chống hạn, dịch bệnh (bệnh tụ huyết trùng hại trâu, bò; sâu cuốn lá nhỏ)nên năng suất, sản lượng tăng khá so cùng kỳ: sản lượng lương thực tăng 6,7%

(lúa tăng 2,7%, ngô tăng 39,2%), sản lượng rau các loại tăng 8,4%, tổng đàn

gia cầm tăng 7,5%....

+ Chỉ đạo triển khai Đề án phát triển bền vững rau an toàn Thành phố giai đoạn 2014 - 2017, trước mắt đã triển khai với diện tích khoảng 50 ha. Thực hiện mô hình liên kết sản xuất nông nghiệp hàng hóa giữa các hộ dân với Công ty CP Á Châu (đã thực hiện 7,5 ha tại 3 xã là Nghi Ân, Nghi Kim và

Một phần của tài liệu Quản lý nhà nước về chứng nhận quyền sử dụng đất tại thành phố vinh luận văn ths kinh doanh và quản lý 60 34 04 10 p (Trang 48)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(110 trang)