e. Phương pháp tự họcToán của học sinh
1.4.2. Thực trạng nhận thức của giáo viên trong việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thông
cho học sinh trung học phổ thông
Xuất phát từ yêu cầu nâng cao chất lượng đào tạo, Bộ Giáo dục và Đào tạo có chủ trương đổi mới nội dung và phương pháp giáo dục. Đây được xem là chìa khóa của vấn đề nâng cao chất lượng giáo dục. Việc đổi mới phương pháp dạy học môn Toán ở trường THPT hiện nay là tổ chức quá trình dạy học sao cho học sinh học tập một cách tự giác, tích cực, chủ động biết phát hiện và giải quyết vấn đề, phát triển tư duy linh hoạt, sáng tạo, hình thành phương pháp tự học. Thế nhưng ở các trường phổ thông hiện nay các phương pháp dạy học được giáo viên sử dụng chủ yếu vẫn là phương pháp truyền thống. Vấn đề cải tiến phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, tạo cho học sinh rèn luyện khả năng tự học đã được đặt ra nhưng kết quả chưa đạt như mong muốn. GV đã có ý thức lựa chọn phương pháp dạy học chủ đạo trong mỗi tình huống điển hình ở môn Toán nhưng nhìn chung có những vấn đề chưa được giải quyết, phương pháp thuyết trình còn khá phổ biến.
Về vấn đề tự học của học sinh, đa số giáo viên đã có những hiểu biết nhất định về vai trò cũng như ý nghĩa của tự học đối với hoạt động học tập, đặc biệt là đối với kết quả và chất lượng học tập của học sinh, góp phần vào việc hình thành nhân cách
học sinh. Phần lớn giáo viên cho rằng tự học giúp học sinh củng cố nắm vững và mở rộng tri thức giúp cho học sinh đạt kết quả cao trong các kì thi.
Thực tế dạy học Toán ở trường phổ thông hiện nay, những kỹ năng cần thiết của việc tự học chưa được giáo viên chú trọng đúng mức. Những phương pháp dạy học phát huy tính tích cực, độc lập, sáng tạo ở học sinh như dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, dạy học phân hóa thì giáo viên ít sử dụng. Trong dạy học chưa quan tâm đến việc giúp học sinh tự mình phát hiện, khám phá, đi đến kết luận. Chưa đặt vấn đề tự học vào đúng vị trí của nó, điều này ảnh hưởng nghiêm trọng đến chất lượng học tập của học sinh. Hầu hết các giáo viên còn sử dụng những phương pháp dạy học thuyết trình và đàm thoại chứ chưa chú ý đến nhu cầu, hứng thú của học sinh trong quá trình dạy học, chưa phát huy được tính độc lập của học sinh. Hình thức dạy học chưa đa dạng, phong phú, cách thức truyền đạt chưa sinh động, chưa gây được hứng thú cho học sinh, học sinh chủ yếu tiếp thu kiến thức một cách bị động. Những kĩ năng cần thiết cho việc tự học chưa được chú ý đúng mức. Do đó việc dạy học Toán ở trường phổ thông hiện nay còn bộc lộ nhiều điều cần đổi mới. Đó là học trò chưa thực sự hoạt động một cách tích cực, chưa chủ động, sáng tạo, chưa được thảo luận để đưa ra các khám phá của mình, kĩ năng vận dụng vào thực tiễn còn yếu. Vai trò của người thầy chủ yếu là người thông báo kiến thức, là người dạy cách chứng minh, cách phán đoán và một số thói quen làm việc nhất định chứ chưa phải là người “khơi nguồn sáng tạo” kích thích sự tìm tòi, khám phá cho học sinh.
1.4.3. Thực trạng của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổthông qua dạy học phần phương trình và bất phương trình thông qua dạy học phần phương trình và bất phương trình
Nội dung về phương trình và bất phương trình mặc dù không phải là mới đối với học sinh phổ thông nhưng những kiến thức về nội dung này rất đa dạng, phong phú. Vì vậy, học sinh cũng không tránh khỏi lúng túng và mắc sai lầm khi giải các bài toán về phương trình và bất phương trình, bởi lẽ để giải một bài toán này cần rất nhiều kĩ năng biến đổi, kĩ năng nhớ và vận dụng kiến thức. Ngoài một số bài tập đã có nêu phương pháp giải như “giải phương trình và bất phương trình bậc nhất” hoặc “giải phương trình và bất phương trình bậc hai” thì chủ yếu các bài tập còn lại đòi hỏi học sinh phải dành nhiều thời gian để luyện tập, tìm tòi hướng giải quyết bài toán. Với thời lượng ít mà kiến thức lại nhiều đòi hỏi học sinh phải tự mình tìm tòi, khắc sâu kiến
thức. Muốn vậy, trong quá trình dạy học, giáo viên cần phải hướng dẫn để các em có một quá trình tự học là rất cần thiết và cấp bách. Thế nhưng đây là một vấn đề đang còn rất khó đối với đại đa số học sinh, vì thế mà kết quả ở những tiết dạy theo hướng đổi mới phương pháp dạy học chưa thu được kết quả cao.