trung học phổ thông qua dạy học phần phương trình và bất phương trình
Xuất phát từ đặc điểm về tâm lí lứa tuổi của học sinh THPT nên việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh THPT chịu sự ảnh hưởng của các yếu tố sau
- Ảnh hưởng của trào lưu xã hội, truyền thống hiếu học, sự vươn lên của những người tiêu biểu: Hiện nay hầu hết giáo viên đều nhận thức được việc học là cần thiết, phải thường xuyên, học suốt đời, học để khẳng định mình,…nhất là trong giai đoạn giáo dục nước ta đang có những đổi mới cả về mục tiêu, nội dung, phương pháp, cách đánh giá kết quả học tập của học sinh. Trong sự đổi mới này, giáo viên được thể hiện khả năng của mình bằng nội dung chương trình mở, phương pháp mở, kiểm tra đánh giá kết quả của học sinh thường xuyên trong suốt quá trình học. Nếu giáo viên không tự học, tự nghiên cứu để nắm bắt những đổi mới đó thì sẽ tụt hậu, giáo viên đó sẽ không nắm bắt kịp thời với nhịp điệu đổi mới của hệ thống chương trình. Vì vậy, giáo viên phải thường xuyên học hỏi, tìm đọc sách báo, trao đổi, rút sáng kiến kinh nghiệm hàng năm với đồng nghiệp để tìm ra cách dạy, nhằm phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh [12].
- Sự tự ý thức và động cơ nhận thức: Đây là yếu tố thuộc về chủ thể nhận thức, có ý nghĩa quyết định trực tiếp đối với quá trình hình thành và phát triển năng lực tự học của học sinh. Nếu học sinh không tự giác, tích cực, không chủ động tổ chức các hoạt động học tập ở lớp cũng như ở nhà thì mọi cố gắng của giáo viên cũng như các yếu tố khác đều kém hiệu quả. Tự học phải là công việc tự giác của mỗi người dựa trên cơ sở nhận thức đúng vai trò quyết định của tự học đến sự tích lũy kiến thức cho bản thân[12].
- Những ảnh hưởng của những suy nghĩ, tâm lí, thói quen không đúng về vấn đề tự học như: Thiếu lòng tin vào khả năng tự học, cho rằng tự học là khó khăn, chỉ những người thông minh và bản lĩnh thì tự học mới thành công. Khi có suy nghĩ như vậy học sinh không có ý chí để vượt qua khó khăn gặp phải trong quá trình tự học[12].
- Vốn tri thức, kể cả tri thức về phương pháp: Kiến thức chuyên môn là cơ sở để người học có thể tiếp tục nghiên cứu các kiến thức của bộ môn ở mức độ cao hơn. Toán học là một khoa học chứng minh, những tri thức sau được xây dựng trên những cơ sở của kiến thứ, kết quả có trước. Không có học tập toán có kết quả nếu không có các tri thức Toán học đã học. Để tự học có hiệu quả, người học phải trang bị cho mình vốn kiến thức cơ bản để nghiên cứu các vấn đề mình quan tâm[12].
- Ảnh hưởng của năng lực trí tuệ, phương pháp và khả năng vận dụng các thao tác tư duy: Đây là yếu tố quan trọng ảnh hưởng đến khả năng nắm bắt tri thức khoa học nhanh hay chậm của mỗi học sinh. Yếu tố này ảnh hưởng rất lớn đến khả năng học tập nói chung và khả năng tự học nói riêng. Những học sinh có khả năng trí tuệ đặc biệt tốt thường có khả năng tự học cao[12].
- Ảnh hưởng của cách dạy học trong nhà trường, hệ thống tài liệu, sách giáo
khoa: Theo Nguyễn Bá Kim: “Phương pháp dạy học là cách thức hoạt động và giao
lưu của thầy gây nên những hoạt động và giao lưu cần thiết của trò nhằm đạt được những mục đích dạy học”. Như vậy có thể thấy cách dạy học ở nhà trường là yếu tố ảnh hưởng quyết định đến cách học và phương pháp tự học của học sinh. Nếu tài liệu, SGK, được biên soạn theo hướng dẫn để học sinh có thể tự học thì sẽ phát triển được khả năng này.
Trong dạy học, người giáo viên không chỉ là người nêu rõ mục đích mà quan trọng hơn là gợi động cơ học tập cho học sinh, điều này làm cho học sinh ý thức được những mục đích đặt ra và tạo được động lực bên trong giúp học sinh học tập tự giác, tích cực, chủ động và sáng tạo.
Thông qua việc dạy của giáo viên, học sinh nắm vững tri thức, kĩ năng, kĩ xảo, hình thành năng lực cần thiết và phương pháp tự học của học sinh cũng được hình thành và phát triển.
Hoạt động kiểm tra đánh giá của giáo viên ảnh hưởng đến hoạt động tự kiểm tra đánh giá của học sinh. Trong quá trình tự mình tìm ra kiến thức, người học tạo ra một sản phẩm lúc đầu có thể chưa chính xác, chưa khoa học nhưng qua quá trình trao đôi, thảo luận với bạn bè và quá trình kiểm tra đánh giá của giáo viên dần dần hình thành năng lực tự kiểm tra, đánh giá của học sinh, lám cho năng lực tự học ngày càng phát triển.