bài tập.Từ đó học sinh thấy được chỗ còn yếu, thiếu sót của bản thân để đề ra phương hướng khắc phục. Kĩ năng tự kiểm tra giúp học sinh phát hiện được những sai lầm của lời giải để có phương hướng sửa chữa, tiết kiệm thời gian trong học tập.
Tự đánh giá thường là hoạt động đầu tiên phải làm khi bắt đầu một quá trình tự học. Nó khiến cá nhân phải tham gia vào quá trình học tập. Tự đánh giá khuyến khích sự suy nghĩ và hoạt động có chủ đích hướng tới những mục tiêu hữu ích, đồng thời nó cũng khuyến khích người học có trách nhiệm với việc học tập của mình.
Quá trình tự kiểm tra, đánh giá nếu được tiến hành thường xuyên sẽ trở thành kĩ xảo, giúp học sinh có khả năng củng cố và nắm chắc nững kiến tức cơ bản; ngược lại, việc học tập sẽ chỉ mang tính đối phó với các kì kiểm tra hoặc học lấy lệ, tất yếu sẽ ảnh hưởng không tốt đến kết quả học tập của người học.
Tóm lại, trong quá trình học tập, nếu học sinh biết xây dựng kế hoạch hợp lí, thực hiện kế hoạch hợp lí đưa lại hiệu quả, biết tự đánh giá, điều chỉnh phù hợp với nội dung, phương pháp và thời gian sẽ tạo cho mình phong cách học tập độc lập, tự mình tìm kiếm được các tri thức khoa học và thực tiễn.
1.3. Một số vấn đề về bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổ thôngqua dạy học phần phương trình và bất phương trình qua dạy học phần phương trình và bất phương trình
1.3.1. Mục đích của việc bồi dưỡng năng lực tự học cho học sinh trung học phổthông thông
Để góp phần trong cuộc cách mạng về giáo dục, nghị quyết TW IV khóa 7 đã đề ra nhiệm vụ “Đổi mới phương pháp dạy học ở tất cả các cấp học, bậc học, ngành học”. Nghị quyết TW 2 khóa 7 đã chỉ rõ một nhiệm vụ quan trọng của ngành giáo dục đào tạo là “Đổi mới phương pháp giáo dục, đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nề nếp tư duy sáng tạo cho người học”. Với tư tưởng chiến
lược cơ bản của Đảng là “Lấy nội lực, năng lực tự học làm nhân tố quyết định sự phát triển của bản thân người học”.Vì vậy, chúng ta có thể coi tự học là mũi nhọn chiến lược của giáo dục đào tạo của nước ta hiện nay.
Trong xã hội hiện đại, tự học là một đòi hỏi cơ bản của con người, giúp họ có khả năng thích ứng cao trước mọi tình huống của đời sống, bắt nhịp được sự bùng nổ của thông tin, khoa học và công nghệ. Tự học là một trong những phẩm chất quan trọng nhất mà nhà trường cần phải trang bị cho học sinh. Vì nó có ích không chỉ khi các em còn ngồi trên ghế nhà trường mà cả khi đã bước vào cuộc sống. Hình thành năng lực tự học cho học sinh trở thành một mục tiêu cơ bản của giáo dục nhà trường và quản lí nhà trường phải hướng tới mục tiêu đó.
Toán học so với các môn học khác có các đặc điểm cơ bản đó là tính trừu tượng cao, tính thực tiễn phổ dụng và tính logic. Chính đặc điểm này đã tác động không nhỏ đến việc rèn luyện kĩ năng tự học cho học sinh. Nó đòi hỏi học sinh ngoài giờ lên lớp cần phải dành thời gian ở nhà để suy nghĩ, đào sâu nghiên cứu, tìm hiểu kĩ SGK cũng như ở trong các nguồn tài liệu khác mới có thể hiểu rõ và nắm vững các nội dung kiến thức. Từ đó góp phần hình thành nên ý thức tự học của học sinh, tạo cho học sinh thói quen đọc sách và tham khảo tài liệu.
Một đặc thù khác của môn Toán là tính logic và hệ thống, do đó nội dung chương trình môn toán trong nhà trường phổ thông bao gồm một hệ thống các kiến thức được móc nối và liên hệ chặt chẽ với nhau. Kiến thức của phần trước là cơ sở tiền đề cho các kiến thức của phần sau. Vì thế, đối với môn Toán nếu học sinh nắm chắc kiến thức cũ và có khả năng tư duy tốt thì học sinh hoàn toàn có thể suy đoán để tìm và khám phá ra những tri thức mới. Có thể nói tính logic của môn Toán giúp học sinh rèn luyện và phát huy năng lực tư duy, rèn luyện trí tưởng tượng. Điều này có tác dụng tích cực đến việc rèn luyện kĩ năng tự học của học sinh. Hơn nữa, tính logic và hệ thống của môn Toán còn giúp học sinh có thể dễ dàng tóm tắt bài học, tự hệ thống hóa và phân loại dạng bài tập và qua đó hình thành kĩ năng tự hệ thống hóa kiến thức sau mỗi nội dung của bài học. Đó chính là một trong những kĩ năng giúp cho việc tự học của học sinh đạt hiệu quả.