- Dùng phương pháp chuẩn độ: [2]
Phƣơng pháp này chỉ áp dụng cho các trƣờng hợp lƣợng bạc đủ lớn để có thể phát hiện sự thay đổi về màu sắc hay điện thế.
+ Phƣơng pháp Mohr: Cho muối bạc nitrat phản ứng với natri clorid, chỉ thị là Kali cromat, khi tới gần điểm tƣơng đƣơng một lƣợng dƣ Ag+
phản ứng với CrO42- tạo ra kết tủa đỏ gạch Ag2CrO4.
Ag+ + Cl- → AgCl ↓ (trắng). 2Ag+ + CrO42- → Ag2CrO4 (đỏ gạch)
+ Cho muối bạc phản ứng với natri clorid trong môi trƣờng acid, điểm tƣơng đƣơng đƣợc phát hiện bằng phƣơng pháp đo thế.
+ Phƣơng pháp Volhard: Cho muối bạc nitrat dƣ phản ứng với natri clorid trong môi trƣờng acid, định lƣợng muối bạc dƣ bằng dung dịch KSCN với chỉ thị phèn sắt amon và thêm một lƣợng nhỏ nitrobenzen:
Ag+ + Cl- → AgCl ↓ Ag+ + SCN- → AgSCN ↓ Fe3+ + SCN- → Fe(SCN)2+ (màu đỏ)
+ Phƣơng pháp Fajans: Cho muối bạc nitrat phản ứng với natri clorid, chỉ thị fluorescein, gần điểm tƣơng đƣơng dung dịch từ màu vàng chuyển sang màu hồng:
Ag+ + Cl- → AgCl ↓ HFlu ↔ H+ + Flu-
Trƣớc điểm tƣơng đƣơng, lƣợng AgNO3 cho vào còn thiếu nên tủa tạo thành hấp phụ Cl-
dƣ trong dung dịch, vì vậy các hạt kết tủa mang điện tích âm. Sau điểm tƣơng đƣơng, Ag+
- 20 -
dƣơng sẽ hấp phụ anion Flu- của chỉ thị, làm nó chuyển từ màu vàng sang màu hồng. Sự chuyển màu này giúp ta phát hiện điểm kết thúc của chuẩn độ.