7. Kết cấu của luận văn
2.2.3. Tình hình vốn ngân sách đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng Khu công
công nghiệp Quảng Bình
Toàn tỉnh có 05 KCN đã và đang đầu tư xây dựng hạ tầng và đi vào hoạt động. Trong đó: 03 KCN đã xây dựng cơ sở hạ tầng và đi vào hoạt đồng (gồm KCN Tây Bắc Đồng Hới, KCN Bắc Đồng Hới, KCN Cảng biển Hòn La); 02 KCN đang được đầu tư xây dựng (KCN Hòn La II và KCN Tây Bắc Quán Hàu). Tổng mức đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kỹ thuật của 3 KCN đã đi vào hoạt động là 396,82 tỷ đồng, đến nay đã thực hiện được 215,5 tỷ đồng, cơ bản hoàn thành các hạng mục thiết yếu như: GPMB, rà phá bom mìn, xây dựng hệ thống trục chính giao thông, cấp điện, cấp nước, thoát nước, xử lý nước thải... bước đầu đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư.
Để thực hiện quy hoạch phát triển CSHTKCN, việc huy động và sử dụng vốn đầu tư có ý nghĩa quyết định. Những năm qua, Uỷ ban nhân dân Tỉnh Quảng Bình và các Bộ ngành Trung ương đã đặc biệt quan tâm tới vấn đề này. Cụ thể là:
Nhà nước đã ưu tiên bố trí vốn đầu tư lớn kể cả các nguồn của Trung ương, từ ngân sách tỉnh cũng như các chương trình mục tiêu khác cho các công trình xây dựng cơ sở hạ tâng KCN. Các nguồn vốn đầu tư này tập trung vào xây dựng thời gian qua chủ yếu tập trung đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật KCN cảng biển Hòn La, KCN Hòn La II; hệ thống giao thông trục chính trong KKT; trục đường nối KCN cảng biển Hòn La với KCN xi măng tập trung Tiến - Châu - Văn Hóa... Đến nay, các dự án như: Nhà điều hành KKT Hòn La, Khu nghĩa địa phục vụ giải phóng mặt bằng
Trung tâm Nhiệt điện Quảng Trạch; hệ thống cấp điện cảng Mũi Độc; khu tái định cư; xây dựng các trục đường ngang KKT Hòn La (giai đoạn 1); san lấp mặt bằng các lô đất 1A -1, 1A-2 và 1D KCN cảng biển Hòn La đã được hoàn thành.
Cùng với ngân sách trung ương và tỉnh, Tỉnh củng đã có chính sách tạo điều kiện thu hút các nguồn lực đầu tư khác để xây dựng CSHT KCN như đã cấp giấy chứng nhận đầu tư cho nhà đầu tư xây dựng CSHT KCN Hòn La II (hiện nay nhà đầu tư đang khảo sát, lập dự án để triển khai xây dựng).
Việc quản lý và sử dụng nguồn vốn Ngân sách nhà nước được quản lý chặt chẽ nhằm giải quyết những vấn đề phát triển dài hạn cũng như ngắn hạn theo định hướng của phát triển kinh tế xã hội. Trong những năm qua đặc điểm của nguồn vốn này như sau:
Tốc độ và quy mô của vốn ngân sách trong tổng vốn đầu tư xã hội có xu hướng ngày càng tăng nhằm đáp ứng các nhu cầu về đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp trên địa bàn.
Bảng 2.5. Kết quả thực hiện nguồn vốn NSNN giai đoạn 2011 - 2014
Đơn vị: triệu đồng
Năm Vốn NSNN cấp cho KCN Tổng vốn đầu tư XDCB toàn tỉnh
2011 117.117 1.984.884
2012 133.238 2.215.306
2013 137.101 2.407.149
2014 179.545 2.677.043
Năm 2011 nguồn vốn đầu tư từ NSNN đạt 117.117 triệu đồng chiếm 5,9 % trong tổng số 1.984.884 triệu đồng tổng nguồn vốn đầu tư XDCB toàn tỉnh. Năm 2014, nguồn vốn ngân sách cấp 179.545 triệu đồng, tăng 1,29 lần so với năm 2011.
Trong bốn năm qua (từ 2011-2014), vốn đầu tư thực hiện từ ngân sách đạt 567.001 triệu đồng. Có thể minh hoạ vốn đầu tư từ ngân sách qua biểu đồ sau:
Biểu đồ 2.1. Biểu đồ nguồn vốn đầu tư từ NSNN 2011 - 2014
Đơn vị: triệu đồng
Các dự án đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp sử dụng nguồn vốn từ ngân sách trung ương và địa phương luôn được tỉnh và BQL Khu kinh tế coi trọng và xác định là nguồn vốn có tính quyết định đến định hướng phát triển của KCN.
Định hướng của tỉnh Quảng Bình trong giai đoạn 2011-2015 là Tập trung đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội theo hướng đồng bộ, hiện đại đạt cấp, bậc kỹ thuật làm nền tảng vững chắc cho sự phát triển; tạo bước đột phá trong phát triển kinh tế xã hội và chuyển dịch cơ cấu kinh tế
nhằm thực hiện thắng lợi mục tiêu Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV đã đề ra cụ thể:
* Phát triển cơ sở hạ tầng kinh tế
Xây dựng hoàn thiện một bước cơ bản mạng lưới giao thông, đáp ứng nhu cầu vận chuyển hàng hoá và hành khách trong và ngoài tỉnh, phục vụ có hiệu quả cho phát triển kinh tế-xã hội, tạo điều kiện phân bố lại dân cư và điều tiết mật độ giao thông.
- Về đường bộ:
+ Trước hết ưu tiên đầu tư hoàn thành các dự án đang triển khai như: Cầu và đường về xã Văn Hoá, đường từ Khu kinh tế Hòn La đến khu xi măng tập trung Tiến - Châu - Văn Hóa, đường tránh nhà máy xi măng Sông Gianh; Cải tạo nâng cấp đường 565 (TL16) và đường 562 (TL20), tiến hành đầu tư xây dựng tuyến đường ven biển, xây dựng và hoàn thành Cầu Nhật lệ 2 để tạo bước đột phá trong phát triển đô thị và các tuyến đường phục vụ dân sinh ở các vùng.
+ Tranh thủ mọi nguồn vốn để đầu tư xây dựng, nâng cấp các tuyến đường như: Tỉnh lộ 570 (TL3B), đường Trần Hưng Đạo (từ cầu vượt) đến đường Hồ Chí Minh, trong đó 1 số tuyến đường quan trọng được xây dựng đảm bảo hiện đại. Triển khai xây dựng các trục đường trong các đô thị, ưu tiên các trục đường chính của thành phố Đồng Hới, thảm nhựa các tuyến đường nội thành.
+ Từng bước đầu tư các tuyến đường như: Tỉnh lộ 561 (TL2), 558; 559, F325, các đường ngang khác nối Quốc lộ 1A với đường Hồ Chí Minh. Xây dựng, nâng cấp các cầu, cống có hoạt tải dưới 30 tấn để đảm bảo khai thác đồng bộ mạng lưới giao thông đường bộ trong toàn tỉnh.
- Cảng Hòn La: Ưu tiên triển khai đầu tư giai đoạn 2 để nâng công suất cảng và đảm bảo tàu có trọng tải 30.000 - 50.000 tấn ra vào cảng làm hàng và trở thành cảng tổng hợp trong quy hoạch hệ thống cảng biển Việt Nam.
- Cảng Hàng không Đồng Hới: Đầu tư hệ thống dẫn đường cất hạ cánh tự động và các thiết bị hiện đại, đồng bộ để có thể đảm bảo cho các máy bay cất cánh, hạ cánh an toàn.
- Cấp, thoát nước Trước hết ưu tiên đẩy nhanh tiến độ xây dựng các công trình cấp nước bằng các nguồn vốn để đưa vào sử dụng như: Cấp nước Hoàn Lão, cấp nước các xã vùng Nam Quảng Trạch, các xã vùng trũng huyện Quảng Ninh, Khu kinh tế Hòn La, Khu trung tâm Phong Nha.
- Điện lực Phát triển nguồn điện theo quy hoạch phát triển điện lực Quốc gia giai đoạn 2006-2015, có xét đến năm 2025 và Quy hoạch phát triển Điện lực Quảng Bình thời kỳ 2011-2015 có xét đến năm 2020 đã được phê duyệt để đáp ứng nhu cầu phụ tải và phát triển kinh tế xã hội của tỉnh như:
- Ưu tiên đầu tư xây dựng mới trạm biến áp 220 KV Ba Đồn, các trạm biến áp 110KV ở: Quảng Phú, Khu kinh tế Hòn La, nhà máy xi măng Văn Hóa, nhà máy xi măng Trường Thịnh, Bố Trạch. Cải tạo, nâng công suất các trạm biến áp 110KV ở: Ba Đồn, xi măng Sông Gianh, Lệ Thủy. Tập trung đầu tư phát triển hoàn thiện mạng lưới điện bao gồm: xây dựng mới đường dây đến các trạm biến áp 110kV; đường dây và các trạm biến áp 35kV; đường dây và các trạm biến áp 22kV; cải tạo các trạm biến áp và đường dây sang điện áp 22kV ở các vùng trọng điểm, các huyện. Ưu tiên đầu tư lưới điện cho các khu công nghiệp, các khu du lịch, các khu dân cư mới, địa bàn khó khăn.
- Thông tin và truyền thông: Trước hết ưu tiên đầu tư hạ tầng kỹ thuật phục vụ ứng dụng CNTT trong cơ quan nhà nước. Ứng dụng rộng rãi và phát triển công nghệ thông tin trong các tổ chức, đơn vị kinh tế trên tất cả các
ngành, lĩnh vực. Thu hút đầu tư phát triển công nghiệp, công nghệ thông tin của tỉnh,
* Phát triển hạ tầng xã hội
- Lĩnh vực Y tế,Giáo dục đào tạo, văn hóa thể dục thể thao
Trước hết ưu tiên xây dựng cơ sở vật chất các trường học theo hướng chuẩn hoá, hiện đại hoá; Từng bước hoàn thiện chương trình kiên cố hoá trường lớp học và xây dựng nhà công vụ cho giáo viên; Đầu tư xây dựng, tăng cường cơ sở vật chất hiện đại cho trường Trường Đại học Quảng Bình; Đầu tư để nâng cấp và hoàn thiện mạng lưới y tế cơ sở, đầu tư xây dựng, nâng cấp các trạm y tế xã phường để đến năm 2015 có 85% số xã đạt chuẩn quốc gia về y tế; Tranh thủ các nguồn vốn Trung ương, địa phương để đầu tư xây dựng các cơ sở tập luyện và thi đấu thể thao cho các lứa tuổi ở các huyện các xã.
- Lĩnh vực khoa học, công nghệ
Huy động các nguồn vốn để đầu tư cho công tác tiêu chuẩn, đo lường chất lượng, công tác kiểm định nguyên vật liệu và chất lượng xây dựng công trình, quan tâm xây dựng các phòng thí nghiệm khoa học ở trường Đại học, các bệnh viện tỉnh, huyện, ở một số ngành. Tăng cường đầu tư cơ sở vật chất cho Trung tâm ứng dụng tiến bộ kỹ thuật, các phòng thí nghiệm.
* Lĩnh vực phát triển hạ tầng đô thị và khu dân cư
Trước hết ưu tiên đầu tư nâng cấp hạ tầng các đô thị theo hướng đồng bộ, chú trọng cải tạo và nâng cấp hệ thống giao thông nội thị hiện đại, hợp lý. Đầu tư đồng bộ hệ thống thoát nước, giải quyết cơ bản vấn đề thoát nước, xử lý nước thải, chất thải rắn ở các đô thị
* Phát triển hạ tầng khu kinh tế, khu công nghiệp
- Trước hết ưu tiên đầu tư xây dựng cảng Hòn La giai đoạn 2; Hoàn thành xây dựng các trục giao thông liên vùng, nội vùng, xây dựng hệ thống điện, cấp nước, xử lý nước thải đồng bộ. Hoàn thành xây dựng các khu chức
năng được quy hoạch chi tiết, để thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước vào đầu tư phát triển tại trung tâm của Khu kinh tế Hòn La.
- Phát triển các điểm dân cư đô thị, từng bước hình thành 1 khu đô thị mới hiện đại, văn minh phù hợp với Khu kinh tế mang tính động lực.
- Ưu tiên đầu tư phát triển theo quy hoạch, trước hết đầu tư hạ tầng khu vực Bãi Dinh, Hoá Tiến và ngã ba Hồng Hoá để hình thành các trung tâm với chức năng dịch vụ, kho bãi, sản xuất công nghiệp và khu trung chuyển chính của toàn tuyến.
- Các khu vực còn lại là Hóa Thanh, Y Leeng, Hoá Phúc, La Trọng đầu tư xây dựng và nâng cấp hạ tầng dần từng bước để hình thành các cụm kinh tế, cụm dân cư tập trung, hệ thống kho bãi cho toàn tuyến cũng như phát triển các cơ sở kinh tế khác.
- Tập trung ưu tiên hoàn thiện đồng bộ hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng khu xã hội tại Khu công nghiệp Tây Bắc Đồng Hới và Khu công nghiệp cảng biển Hòn La. Hoàn thành việc lập quy hoạch chi tiết và từng bước ưu tiên vốn đầu tư xây dựng hạ tầng kỹ thuật Khu Công nghiệp Bắc Đồng Hới và Khu Công nghiệp Hòn La II.
- Đối với Khu Công nghiệp Tây Bắc Quán Hàu và Khu Công nghiệp Cam Liên: Tiến hành lập quy hoạch chi tiết, từng bước đầu tư hệ thống giao thông, điện, nước.
* Nhu cầu vốn đầu tư các dự án hạ tầng kinh tế-xã hội ưu tiên đầu tư giai đoạn 2011-2015
Để đạt được mục tiêu và phương hướng phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh thời kỳ 2011 - 2015 và tốc độ tăng trưởng kinh tế đạt 12-13% ước tính nhu cầu đầu tư cho hạ tầng kinh tế xã hội thời kỳ 2011-2015 khoảng 12.000 tỷ đồng.
Trong đó:
- Vốn các thành phần kinh tế khác: 3.300 tỷ đồng. Theo các lĩnh vực:
- Giao thông chiếm 35%. - Nông nghiệp: 24%.
- Điện lực, nước, thông tin truyền thông: 15%. - Hạ tầng văn hóa, xã hội: 26%.
Tóm lại, nguồn vốn ngân sách dành cho đầu tư các dự án chiếm tỷ lệ tương đối lớn và ngày càng tăng đã được tỉnh tập trung chỉ đạo và quản lý chặt chẽ, giải quyết những vấn đề ngắn hạn và dài hạn, định hướng cho sự phát triển kinh tế xã hội trên địa bàn tỉnh, không chỉ tác động trực tiếp đến hoạt động của chủ đầu tư mà còn tác động tạo ra sự phát triển của các ngành, lĩnh vực liên quan.
2.3. Kết quả quản lý nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng Khu côngnghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh Quảng bình