7. Kết cấu của luận văn
1.1.3. Đánh giá trình độ phát triển và hiệu quả về xây dựng cơ sở hạ
tâng khu công nghiệp
1.1.3.1. Hệ thống chỉ tiêu làm cơ sở để đánh giá trình độ phát triển của kết cấu cơ sở hạ tầng
Một là, loại phản ánh quy mô và trình độ phát triển của bản thân các loại kết cấu CSHT như tổng số vốn đầu tư, tỷ trọng đầu tư trong tổng số vốn đầu tư cho đô thị đang xem xét, số kilômet đường các cấp đã xây dựng, số máy điện thoại, số lượng nước sạch cung ứng, số kilômet đường ống cấp nước, thoát nước... Loại chỉ tiêu này cho biết quy mô, tốc độ phát triển các lĩnh vực HTKT.
Hai là, loại phản ánh chất lượng tổng hợp, phản ánh mối quan hệ giữa sự phát triển của CSHT khu công nghiệp với sự phát triển của đô thị nói chung. Khi nghiên cứu lập quy hoạch, kế hoạch đầu tư xây dựng CSHT thì loại chỉ tiêu này có ý nghĩa cực kỳ quan trọng. Ví dụ chỉ tiêu số mét vuông đường tính bình quân cho một phương tiện giao thông đang hoạt động hoặc tốc độ trung bình của phương tiện, tần suất tắc nghẽn giao thông nói lên khả năng lưu thông trong Khu công nghiệp; chỉ tiêu số mét khối nước sạch tiêu dùng của dân cư, của nhà máy; khả năng thoát nước; khả năng cấp điện; khả năng xử lý nước tải..nói lên chất lượng cung cấp các nguồn lực phục vụ nhu cầu sản xuất trong khu công nghiệp, chỉ tiêu số mét vuông cây xanh nói lên chất lượng đảm bảo môi trường xanh cho đô thị...
1.1.3.2. Về hiệu quả việc xây dựng kết cấu cơ sở hạ tầng khu công nghiệp
Việc xây dựng kết cấu CSHT là hiệu quả tổng hợp của hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội và đảm bảo môi trường trong mối quan hệ chặt chẽ với phát triển bền vững nhằm hướng tới chất lượng phát triển. Việc đánh giá hiệu quả việc xây dựng kết cấu CSHT khu công nghiệp phải bao gồm cả đánh giá định tính và đánh giá định lượng, cả tầm mức vĩ mô và vi mô.
Hiệu quả việc xây dựng kết CSHT khu công nghiệp từ nguồn vốn NSNN trước hết là hiệu quả Xây dựng kết cấu CSHT. Mặt khác, vì đó là nguồn vốn nhà nước, do vậy nó phải được xem xét ở góc độ Nhà nước thu được lợi ích gì từ việc xây dựng kết cấu CSHT khu công nghiệp. Nó được đánh giá qua 3 tiêu chí:
(1) Hiệu quả kinh tế của việc xây dựng CSHT là tổng thể các yếu tố về lợi ích kinh tế đo được bằng việc giá trị hoá các yếu tố kinh tế thu được so với chi phí bỏ ra để đầu tư. Hiệu quả kinh tế của xây dựng kết cấu CSHT được phản ánh bởi các chỉ tiêu đo lường về mặt kinh tế như GDP …Do vậy, có thể dùng các chỉ tiêu này để đánh giá. Hiệu quả kinh tế của việc xây dựng kết cấu CSHT khu công nghiệp từ nguồn vốn NSNN là lợi ích kinh tế thu được khi nhà nước dùng nguồn vốn của mình để đầu tư xây dựng CSHT.
(2) Hiệu quả xã hội là chênh lệch giữa các lợi ích mà xã hội thu nhận được và chi phí nguồn lực mà xã hội phải bỏ ra để đầu tư. Hiệu quả xã hội từ việc xây dựng kết cấu CSHT khu công nghiệp là tổng thể các yếu tố lợi ích về xã hội do thực hiện công việc mang lại. Hiệu quả xã hội phải đặt trong mối liên hệ với hiệu quả kinh tế và sự cân đối hài hoà giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội, đảm bảo định hướng phát triển KT-XH, bản chất, mô hình của nền kinh tế.
(3) Hiệu quả về mặt môi trường từ việc xây dựng CSHT Khu công nghiệp là song song với việc tăng cường, phát triển mạnh CSHT nhưng đảm bảo hài hoà giữa phát triển KTXH và đảm bảo môi trường. Nghĩa là xây dựng CSHT nhưng môi trường sinh thái phải được duy trì trong tầm mức, tiêu chuẩn quy định, không ảnh hưởng lớn đến môi trường.