Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Quảng Bình

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh Quảng Bình (Trang 46 - 48)

7. Kết cấu của luận văn

1.3.3. Bài học kinh nghiệm áp dụng cho Quảng Bình

Thứ nhất, xây dựng phát triển các KCN là con đường thích hợp để CNH, HĐH kinh tế địa phương.

Các KCN là nhân tố chủ yếu duy trì tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng nhanh tỷ trọng ngành CN; là giải pháp quan trọng để thu hút đầu tư trong và ngoài nước nhằm phát triển sản xuất CN. Các KCN chuyển dần từ độc lập về hạ tầng kỹ thuật trong hàng rào, đến chỗ đòi hỏi phải có quy hoạch chặt chẽ trong mối liên hệ với các khu dân cư đô thị, hạ tầng xã hội khác ngoài hàng rào KCN. Cần chuyển dần từ phát triển chỉ về lượng sang chú trọng về chất lượng đầu tư trong KCN: Công nghệ cao, vốn lớn, tạo giá trị gia tăng cao; cơ cấu về thành phần, ngành nghề… cũng đòi hỏi phải có sự phát triển cân đối và một yếu tố không thể thiếu là khả năng cạnh tranh cao. Chú trọng hơn các tiêu chuẩn môi trường, lao động và sinh thái trong các KCN.

Thứ hai, muốn đạt được thành công nhất định trong việc phát triển các KCN thường phải hội tụ được các điều kiện về tình hình chính trị, xã hội và kinh tế vĩ mô ổn định, có chính sách phát triển KCN nằm trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội, có cơ chế quản lý linh hoạt hiệu quả cao, thủ tục hành chính đơn giản, dễ hiểu, dễ thực hiện, tránh được ở mức cao nhất tệ quan liêu, hành chính gây phiền hà cho các nhà đầu tư. Có địa điểm thuận lợi, chi phí đầu tư có sức cạnh tranh, có hệ thống kết cấu hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội tốt, gần trung tâm đô thị và CN có khả năng hậu thuẫn cho hoạt động kinh tế.

Thứ ba, Chính quyền địa phương có vai trò to lớn trong thúc đẩy KCN phát triển, nhất là trong hoạch định chiến lược CNH hiệu quả, chính sách đất đai, chính sách đền bù GPMB, chính sách tài chính tín dụng, hỗ trợ thủ tục hành chính. Địa phương nào có chính quyền năng động thì KCN ở đó không những phát triển nhanh mà còn hoạt động hiệu quả. Để tạo điều kiện phát triển các KCN, chính quyền các tỉnh thường chú trọng hỗ trợ về đất, vốn, thủ tục hành chính và xúc tiến đầu tư. Kinh nghiệm của nhiều tỉnh cho thấy, sự thân thiện của các nhà quản lý nhà nước, chính sách công khai, rõ ràng, ổn định, sự hợp tác của người lao động và cơ sở hạ tầng kinh tế xã hội đảm bảo là yếu tố quyết định sự phát triển thành công của các KCN ở địa phương.

Thứ tư, Quản lý nhà nước đối với các KCN cần tập trung hoàn thiện cơ sở pháp lý cho quản lý và phát triển các KCN, hoàn thiện mô hình quản lý “Một cửa, tại chỗ” của Ban Quản lý các KCN cấp tỉnh. Việc thay đổi Luật pháp ngày càng hoàn chỉnh là cần thiết nhưng phải đảm bảo có sự ổn định, điều chỉnh theo tiến độ, lộ trình để các nhà đầu tư an tâm đầu tư. Cần có những cơ chế chính sách ổn định lâu dài để nhà đầu tư yên tâm trong việc đầu tư vào các KCN; Quy hoạch KCN phải kết hợp với quy hoạch ngành lãnh thổ trên cơ sở quy hoạch tổng thể gắn với quy hoạch vùng, gắn các KCN với các khu đô thị và dịch vụ; Công khai các thủ tục hành chính, giải quyết yêu cầu của các nhà đầu tư nhanh và đúng theo quy định của nhà nước; Cần có các chế tài xử phạt nghiêm minh đối với các DN vi phạm pháp luật; Có sự quan tâm, thân thiện của các các cấp chính quyền, các sở, ban, ngành trong tỉnh đối với nhà đầu tư trong KCN; Phải có đội ngũ công chức toàn tâm, toàn ý, có trình độ năng lực thực thi công việc quản lý nhà nước trong các KCN.

Chương 2

THỰC TRẠNG QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ XÂY DỰNG

CƠ SỞ HẠ TẦNG KHU CÔNG NGHIỆP BẰNG VỐN NGÂN SÁCH Ở TỈNH QUẢNG BÌNH

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh Quảng Bình (Trang 46 - 48)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w