7. Kết cấu của luận văn
1.3.2. Kinh nghiệ mở một số tỉnh của Việt Nam
1.3.2.1. Kinh nghiệm xây dựng và phát triển KCN tỉnh Đồng Nai
Đồng Nai là một trong những địa phương quy hoạch phát triển các KCN sớm nhất cả nước. Căn cứ quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Đồng Nai, ngay từ đầu những năm 1990, Đồng Nai đã quy hoạch 17 KCN, nhưng qua quy hoạch chi tiết thực tế đã chuẩn bị cho việc hình thành 23 KCN (do KCN Nhơn Trạch 2.700 ha chia thành nhiều KCN nhỏ). Trong quá trình phát triển, Đồng Nai đã quy hoạch bổ sung KCN và đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt đến năm 2015 phát triển 36 KCN với tổng diện tích khoảng 12.057,77 ha.
Đến nay, tỉnh Đồng Nai đã có 31 KCN được thành lập với tổng diện tích 9724 ha. Các KCN đã đầu tư hệ thống hạ tầng tương đối hoàn chỉnh với giá trị đạt 380 triệu USD và 6.637 tỷ đồng, đã tạo ra một hệ thống kết cấu hạ tầng mới, hiện đại, có giá trị lâu dài và tác động mạnh đến quá trình đô thị hóa. Hiện có 28 trong tổng số 31 KCN đã hoàn thiện hệ thống hạ tầng với chất lượng tốt, đảm bảo theo đúng quy hoạch và đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, 03 KCN đang trong quá trình hoàn thiện hạ tầng. Các KCN của tỉnh đều đảm bảo ưu tiên đầu tư hệ thống hạ tầng xử lý môi trường của KCN, hiện nay các KCN khi đi vào hoạt động đều đã hoàn thành hệ thống xử lý nước thải tập trung trước khi tiếp nhận dự án đầu tư.
Việc sử dụng đất vào phát triển KCN Đồng Nai đạt hiệu quả cao, tỷ lệ sử dụng đất tự nhiên của 31 KCN chiếm 1,6% diện tích đất của tỉnh, đóng góp trên 40% GDP của tỉnh. Điều này cho thấy hiệu quả sử dụng đất của KCN cao hơn nhiều so với các ngành khác. Mặt khác, các KCN trên địa bàn tỉnh chủ yếu được sử dụng từ đất đồi bạc màu; các khu đất không phải là đất chuyên trồng lúa nước và không phải là khu vực có các điểm khoáng sản; khu vực có dân cư thưa thớt, tọa lạc trên các khu đất canh tác và phần lớn là nhà tạm, không có công trình kiên cố… Tỷ lệ lấp đầy diện tích đất công nghiệp của các KCN hiện nay đạt 67,49%, trong đó có nhiều KCN đạt tỉ lệ lấp đầy cao như Biên Hòa II, Amata, Loteco, Tam Phước, Hố Nai, Sông Mây, Nhơn Trạch I, Nhơn Trạch II…
Những năm gần đây, Đồng Nai đã đạt kết quả cao trong việc thu hút vốn FDI cho công nghiệp, đặc biệt là trong các KCN. Đến tháng 10/2014, các KCN Đồng Nai có 964 dự án FDI còn hiệu lực với tổng vốn 16.940,35 triệu USD, có 362 dự án trong nước với tổng vốn đầu tư 43.019 tỷ đồng. Với tiềm lực đầu tư lớn, khu vực FDI đã phát triển thêm nhiều ngành sản xuất mới và tạo ra bước chuyển biến đáng kể về trình độ công nghệ và quản lý. Các dự án
đầu tư vào các KCN có tính chất gia công sử dụng nhiều lao động giảm dần, thay vào đó là những dự án công nghệ cao, sử dụng ít lao động, ít tác động đến môi trường.
Theo số liệu báo cáo đến cuối năm 2013, tổng số lao động Việt Nam tại các KCN Đồng Nai là 441.948 người, trong đó lao động nữ là 278.733 người. Xét về cơ cấu ngành nghề thì dệt may, giày da là ngành sử dụng đông lao động nhất (54%); tiếp theo là các ngành như cơ khí (9%); chế biến gỗ (8%); nhựa và hóa chất (7%); điện, điện tử (6%),… Về quy mô cơ cấu lao động, lao động ngoại tỉnh chiếm đa số (60,4%). Về cơ cấu giới, lao động nữ có tỷ lệ cao hơn (61%). Người lao động tập trung làm việc tại các doanh nghiệp có vốn FDI (chiếm 92%). Điều đó góp phần quan trọng trong việc giảm tỷ lệ thất nghiệp lao động Đồng Nai.
Bên cạnh những kết quả đạt được, Đồng Nai đã gặp không ít khó khăn trong quá trình xây dựng và phát triển các KCN như:
- Một số KCN còn gặp nhiều khó khăn trong công tác triển khai xây dựng hạ tầng do vướng việc giải phóng mặt bằng. Việc xây dựng các công trình trong và ngoài hàng rào phục vụ cho các KCN chưa đáp ứng được nhu cầu cũng như không theo kịp tốc độ phát triển của các KCN; thể hiện rõ nhất là về tình hình giao thông, hạ tầng và tình trạng cung cấp điện, nước.
- Trong quá trình thu hút đầu tư, chính quyền tỉnh Đồng Nai cũng đã đưa ra các phương án nhằm giảm thiểu ô nhiễm môi trường, trong đó có việc lựa chọn thu hút đầu tư các dự án vào KCN như thu hút dự án công nghệ cao; công nghiệp cơ khí; dự án có suất đầu tư lớn, ít chiếm diện tích, sử dụng ít lao động…
- Công tác quản lý môi trường trong các KCN trong việc kiểm soát nước thải: Thời gian đầu do chú trọng ưu đãi thu hút đầu tư nên chưa quan tâm đến yếu tố môi trường, do đó đòi hỏi cần có sự lựa chọn dự án đầu tư ít ô nhiễm môi trường, đồng thời nâng cao hiệu quả công tác bảo vệ môi trường. Bên cạnh đó, một số quy định còn chưa thống nhất trong việc giao cơ quan
quản lý về lĩnh vực môi trường trong KCN và cũng chưa phát huy tinh thần “một cửa” tại KCN.
Tình hình đình công đã và đang xảy ra trong các doanh nghiệp tại các KCN Đồng Nai. Tính chất của đình công thường là tự phát và không đúng với trình tự thủ tục quy định của Pháp luật. Bên cạnh đó, một số chính sách xây dựng nhà ở, ưu tiên trợ giá điện nước cho nhà trọ công nhân; xây dựng khu vui chơi học tập; nhà trẻ… cho người lao động trong KCN còn chưa phát huy được hiệu quả trong xã hội.
Có nhiều nguyên nhân dẫn đến các hạn chế trên, trong đó có một số nguyên nhân chính sau:
- Công tác đền bù giải tỏa còn gặp khó khăn, xảy ra các khiếu kiện, tranh chấp đất đai kéo dài, ảnh hưởng rất lớn tới tiến độ đền bù giải phóng mặt bằng và tiến độ chung của dự án KCN và cả hạ tầng ngoài KCN.
- Do kinh tế nước ta bị ảnh hưởng suy thoái kinh tế thế giới và các dự án thâm dụng lao động ngành gia công tại Đồng Nai nhiều nên thu nhập công nhân KCN chỉ vừa đủ sống, khó có tích lũy lâu dài là nguyên nhân chủ yếu các vụ đình công. Hơn nữa, trong KCN tập trung mật độ về con người, tài sản cao, do đó công tác quản lý về an ninh trật tự, an sinh xã hội chưa đáp ứng đầy đủ và chưa theo kịp tốc độ phát triển các KCN.
- Mô hình quản lý KCN “một cửa, tại chỗ” với Ban Quản lý KCN là cơ quan quản lý trực tiếp các KCN dù có nhiều đổi mới tích cực từ sau Nghị định 29/2008/NĐ-CP của Chính phủ, đóng góp vào phát triển và xây dựng KCN, nhưng nhìn chung vẫn còn lúng túng trong việc hoàn thiện mô hình này cho phù hợp giai đoạn phát triển hiện nay và sắp tới.
1.3.2.2. Kinh nghiệm phát triển KCN ở Bình Dương
Phát triển các CCN vừa và nhỏ làm vệ tinh cho KCN. Mở rộng các chức năng KCN, trong đó có cả lĩnh vực dịch vụ kinh doanh quốc tế ña dạng và một số dịch vụ kinh doanh trong nước.
Sau khi tái lập tỉnh, Bình Dương đã khởi lập KCN đầu tiên vào tháng 9 năm 1995, đó là KCN Sóng Thần với diện tích quy hoạch 180 ha. Đến cuối năm 2004 ngoài KCN Việt Nam - Singapo (thành lập năm 1996, với diện tích 292 ha) thuộc Trung ương quản lý, Bình Dương đã có 12 KCN được thành lập với diện tích quy hoạch 1934,73 ha. Tiếp đó, trong 6 tháng đầu năm 2005, Chính phủ đã cho phép Bình Dương lập mới 3 KCN với diện tích 810,5 ha, đang trong quy hoạch KCN Mỹ Phước III, diện tích 890 ha. Đồng thời, dự án Khu liên hợp “công nghiệp - dịch vụ - đô thị Bình Dương” với qui mô 4.196 ha đã được Chính phủ phê duyệt. Trong Khu liên hợp này có 5 KCN với diện tích 1.298 ha. Như vậy, đến 2010 Bình Dương sẽ vận hành 21 KCN với diện tích 4.921 ha.
Qua 20 năm phát triển các KCN, Bình Dương đã rút ra bài học có ý nghĩa quan trọng là: Thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch; tổ chức xây dựng hợp lý và có hiệu quả hệ thống các cơ sở hạ tầng KCN; tạo môi trường đầu tư và kinh doanh thuận lợi; xúc tiến, quảng bá và thu hút các dự án đầu tư hoạt động trong KCN…, trong đó tỉnh đặc biệt chú trọng:
+ Thường xuyên nâng cao chất lượng xây dựng và thực hiện quy hoạch phát triển KCN theo hướng đa dạng hoá các loại hình KCN để đáp ứng nhu cầu khác nhau của nhà đầu tư.
+ Hình thành KCN chuyên ngành (dệt Bình An), CCN chuyên môn hoá trong KCN hoặc trong Khu liên hợp, đảm bảo sự liên kết giữa DN sản xuất chính và các DN sản xuất phụ trợ. Cơ cấu đầu tư chọn lọc theo hướng dự án có trình độ công nghệ cao, vốn lớn, tổ chức thành tổ hợp hoặc cụm chuyên môn hoá.
+ Điều chỉnh cơ cấu sản xuất ngành nghề theo hai hướng chủ yếu: khuyến khích doanh nghiệp đổi mới công nghệ, sử dụng nguyên liệu nội địa và mời gọi các tập đoàn lớn đầu tư vào ngành công nghệ cao.