Tình hình kinh tế tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 đến nay

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh Quảng Bình (Trang 52 - 56)

7. Kết cấu của luận văn

2.1.3. Tình hình kinh tế tỉnh Quảng Bình từ năm 2010 đến nay

Tuy gặp nhiều khó khăn do suy thoái kinh tế, lạm phát, thắt chặt đầu tư công, thị trường thu hẹp, nhiều doanh nghiệp phải phá sản hoặc ngừng sản xuất, nhưng nền kinh tế tỉnh Quảng Bình vẫn phát triển, tốc độ tăng trưởng cao so với mức bình quân chung của cả nước. Tốc độ tăng trưởng bình từ năm 2010 - 2013 đạt 13,83%. Tỉnh đã xác định rõ hướng đi lên để sớm thoát nghèo và từng bước tạo lập các yếu tố đảm bảo phát triển kinh tế bền vững. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế và cơ cấu nội bộ từng ngành kinh tế tiếp tục có bước chuyển biến tích cực theo hướng tăng dần tỷ trọng các ngành dịch vụ, công nghiệp - xây dựng, giảm dần tỷ trọng ngành nông, lâm, ngư nghiệp. Tỷ trọng GDP phi nông nghiệp tăng qua các năm, chủ yếu do tăng tỷ trọng của khu vực công nghiệp - xây dựng.

Nhìn vào bảng 2.3 ta thấy rằng tổng giá trị sản phẩm trong toàn tỉnh có xu hướng tăng trưởng khá mạnh với mức tăng trưởng bình quân mỗi năm bình quân là 13,83 %, trong đó: cơ cấu nông lâm nghiệp thủy sản bình quân tăng 12.5 %, công nghiệp và xây dưng tăng 11,59 %, dịch vụ tăng 16,6 %, tỷ trọng đầu tư so với GDP bình quân qua các năm tăng 14,04 %, thu ngân sách nhà nước năm 2010 đạt 1.343,3 tỷ đồng và năm 2013 đạt 2.108 tỷ đồng bình quân qua các năm tăng 13,94 % , thu nhập bình quân đầu người đạt 18,8 triệu/năm. Với số liệu phân tích trên cho thấy, đầu tư là động lực chủ yếu tăng GDP của tỉnh.

Bảng 2.3. Tổng giá trị sản phẩm và một số chỉ tiêu khác trong tỉnh Quảng Bình

theo giá so sánh năm 1994 phân theo ngành kinh tế

Đơn vị tính: Triệu đồng

Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013

1. Tổng giá trị sản phẩm 23.870.847 29.577.023 33.122.532 37.418.571

Trong đó :

Nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

5.987.120 8.202.416 8.660.945 9.134.983 Công nghiệp và xây dựng 9.326.014 10.538.394 11.846.349 13.497.725 Dịch vụ 8.557.713 10.836.213 12.615.238 14.785.863

2. Tổng vốn đầu tư xã hội 3.766.696 3.898.493 4.314.818 5.314.745 3. Thu ngân sách Nhà nước 1.343.300 1.575.00 1.820.000 2.108.000 4. Thu nhập bình quân

đầu người

14,24 17,85 20,6 22,5

Với tổng giá trị sản phẩm trong toàn tỉnh có tốc độ tăng trưởng trung bình cao hơn so với tốc độ tăng trưởng kinh tế nên mức thu nhập bình quân đầu người trên địa bàn tỉnh Quảng Bình cũng có xu hướng tăng đáng kể.

2.1.3.1. Công nghiệp

Trong những năm qua Sản phẩm của ngành công nghiệp không chỉ đáp ứng được nhu cầu tiêu dùng ngày càng cao và đa dạng của thị trường trong tỉnh, mà còn tăng khối lượng và chủng loại sản phẩm xuất khẩu, tăng nguồn thu ngoại tệ để tiếp tục đầu tư phát triển là nhờ tổ chức hiệu quả Luật Doanh nghiệp, Luật HTX và các văn bản quy phạm pháp luật về SXKD nên đã tạo cho các hoạt động SXKD nói chung và sản xuất công nghiệp nói riêng có nhiều thay đổi theo hướng môi trường đầu tư thông thoáng hơn, SXKD ngày càng sôi động. Vì vậy, số lượng của các cơ sở sản xuất công nghiệp cũng như kết quả hoạt động đạt được đã và đang khẳng định vai trò “đầu tàu” trong tăng trưởng kinh tế. Quảng Bình đã có một số sản phẩm công nghiệp có thế mạnh trên thị trường trong nước và xuất khẩu như: Đồ gỗ mỹ nghệ, hàng quần áo may sẵn, dăm gỗ, cấu kiện bê tông đúc sẵn, nhà thép tiền chế… Thương hiệu của sản phẩm sản xuất ra tại tỉnh Quảng Bình đã có mặt tại các thị trường trong nước và thế giới.

2.1.3.2. Nông nghiệp

Quảng Bình đã đạt được nhiều kết quả tốt đẹp nhờ vào việc chuyển dịch trong nội bộ ngành trồng trọt. Trong cơ cấu cây trồng, diện tích, sản lượng các cây có giá trị cao tăng nhanh và đang dần hình thành các vùng sản xuất hàng hoá tập trung phục vụ cho công nghiệp chế biến và xuất khẩu. Cơ cấu giống cây trồng cũng có thay đổi tích cực về năng suất và chất lượng góp phần nâng cao năng suất, sản lượng và chất lượng sản phẩm, như thay thế các cây ngô, đậu tương, lạc có năng suất và chất lượng cao hơn, các giống lúa mới cho ngăng suất tăng từ 42,3 tạ/ha năm 2000 lên 59,9 tạ/ha năm 2014.

2.1.3.3. Dịch vụ

Hoạt động thương mại dịch vụ trên địa bàn tỉnh thời gian qua có những bước chuyển biến tích cực, tăng nhanh về qui mô phù hợp với nhịp độ tăng trưởng của kinh tế xã hội tỉnh đã và đang đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy phát triển kinh tế, đời sống xã hội trên địa bàn tỉnh. Cùng với dịch vụ, hoạt động của giao thông vận tải tương tối nên ngành vận tải tăng nhanh cả về cơ sở, số lượng và chất lượng, các phương tiện vận tải đáp ứng kịp thời nhu cầu vận chuyển hàng hoá cho sản xuất kinh doanh, vật liệu xây dựng... Hệ thống đường giao thông được nâng cấp, mở rộng như hệ thống đường quốc lộ1A, quốc lộ 12A, đường Hồ Chí Minh... đã góp phần cải thiện điều kiện vận chuyển hàng hoá và đi lại cho nhân dân trong tỉnh và các tỉnh lân cận.

2.1.3.4. Tài chính - Tiền tệ

Cùng với sự phát triển kinh tế, thu chi ngân sách trên địa bàn tỉnh Quảng Bình đã đạt được kết quả rất rõ rệt, nhất là trong những năm gần đây. Hầu hết các khoản thu chủ yếu đều có tốc độ tăng khá cao như: Thu tiền từ doanh nghiệp và cá nhân sản xuất, KD hàng hóa, Dịch vụ tăng 38,8%; các nguồn thu từ hải quan như thuế xuất nhập khẩu, thuế giá trị gia tăng tăng 35,6%;... Cơ cấu thu ngân sách biến đổi theo xu hướng bền vững hơn. Chi ngân sách Nhà nước vẫn ổn định nên đã đảm bảo được các khoản chi thường xuyên và tăng cường chi cho đầu tư phát triển. Bình quân mỗi năm, chi thường xuyên tăng 20%; Chi đầu tư phát triển và chi cân đối ngân sách vẫn ổn định so với các năm trước...

Hệ thống ngân hàng và tín dụng luôn là kênh quan trọng trong việc cung ứng vốn để phục vụ yêu cầu phát triển kinh tế. Ngoài cho vay thương mại đối với các tổ chức cá nhân, hệ thống ngân hàng còn là nguồn tài chính quan trọng để thực hiện các chủ trương, chính sách, đường lối của Đảng và Nhà nước, như cho vay đối với hộ nghèo, thực hiện các chương trình về giải quyết việc làm…

Số lượng ngân hàng và tổ chức tín dụng tăng nhanh góp phần quan trọng trong việc huy động nguồn vốn nhàn rỗi của dân cư để phát triển KT-XH. Nguồn vốn huy động tăng nhanh đã đáp ứng tốt nhu cầu về vốn đầu tư phát triển SXKD cho mọi đối tượng, thành phần kinh tế và nhiều lĩnh vực.

2.2. Thực trạng quản lý nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng khucông nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh Quảng Bình

Một phần của tài liệu Quản lí nhà nước về xây dựng cơ sở hạ tầng khu công nghiệp bằng vốn ngân sách ở tỉnh Quảng Bình (Trang 52 - 56)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(124 trang)
w