Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An (Trang 80 - 81)

7. Kết cấu luận văn

3.2.6. Nâng cao chất lượng giải phóng mặt bằng, tái định cư

- Công tác đền bù GPMB phải hoàn thành mới được phép triển khai dự án, tránh tình trạng vừa đền bù vừa thi công, chỉ cần một ách tắc nhỏ thì cả dự án phải đình trệ. Trước khi tiến hành đền bù phải tiến hành lấy ý kiến của các tổ chức, cá nhân trong vùng bị ảnh hưởng. Thực hiện quy chế dân chủ, công khai. Nếu có 2/3 số ý kiến của người bị ảnh hưởng đồng ý phương án đền bù thì phải triển khai đồng loạt, đồng thời có biện pháp cụ thể để cưỡng chế đối với số còn lại nếu họ không đồng ý thực hiện.

- Áp dụng cơ chế đền bù lấy của người được lợi thế mới đền bù cho người bị ảnh hưởng (đặc biệt trong đền bù xây dựng giao thông đô thị). Nếu làm tốt việc này thì không những dự án đỡ tốn chi phí đền bù mà Nhà nước còn được khoản chênh lệch đáng kể.

- Huyện cần tập trung chỉ đạo sát sao, kiên quyết với các cơ quan chức năng liên quan đến công tác đền bù, giải phóng mặt bằng đặc biệt là Ban giải phóng mặt bằng tái định cư thuộc UBND huyện. Không cho thực hiện những dự án mà phương án GPMB di dân không khả thi.

- Khi phê lập, phê duyệt dự toán, phương án và thực hiện đền bù phải xác định và xây dựng thống nhất và phù hợp với thực tế các chỉ tiêu như định mức, đơn giá cấp đất, loại đất, hình thức sở hữu, các lợi thế so sánh của từng vùng, địa phương, từng thời điểm để từ đó áp dụng cho từng loại hình, từng dự án, từng hộ gia đình trong phạm vi bị ảnh hưởng tránh tình trạng khiếu kiện kéo dài ảnh hưởng đến tiến độ của dự án, có thể làm tăng tổng VĐT cho dự án.

- Dành vốn để tập trung đầu tư các khu di dân tái định cư, đảm bảo đáp ứng nhu cầu tái định cư hiện tại và trong những năm tiếp theo.

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An (Trang 80 - 81)