7. Kết cấu luận văn
2.2.2. Sử dụng vốn từ NSNN đầu tư cho xây dựng cơ bản ở các công
trình, dự án cụ thể
2.2.2.1. Sử dụng vốn NSNN đầu tư xây dựng lưới điện
Cơ chế huy động vốn được áp dụng đối với lưới điện nông thôn thực hiện theo quyết định 22/1999/QĐ-TTg ngày 13/12/1999 của Thủ tướng Chính phủ, với tổng mức đầu tư giai đoạn 2010-2014 là 58,2 tỷ đồng, trong đó ngân sách huyện thực hiện công tác giải phóng mặt bằng cho các dự án điện lưới là 4,5 tỷ đồng, chiếm 7,8%.
Lưới điện hạ thế 0.4KV cấp điện cho các phụ tải công nghiệp, thương mại được thiết kế theo yêu cầu cụ thể về khoa học kỹ thuật và công nghệ.
Cột sử dụng cho đường dây 0.4KV gồm các loai bê tông li tâm 8.5m, 10m cho các tuyến dọc theo đường quốc lộ, tỉnh lộ; cột bê tông vuông 7.5m, 8.5m cho tuyến dọc theo đường liên thôn, liên xã. Dây dẫn sử dụng là dây nhôm bọc AV trục chính tiếp diện 50, 70 mm2, các nhánh rẽ tiết diện 50, 35mm2. Công tơ sử dụng cho các hộ dân dùng loại công tơ 1 pha có dòng định mức 5 (20) A đặt trong hòm loại 1, 2 hay 4 công tơ bằng vật liệu composit; công tơ ba pha cho các hộ sản xuất kinh doanh nhỏ lựa chọn tuỳ
thuộc công suất phụ tải sử dụng. Dây dẫn sau công tơ vào các hộ dùng điện dùng dây PVC -M2x6mm2
2.2.2.2. Sử dụng vốn NSNN đầu tư phát triển giao thông
Trong giai đoạn từ năm 2010-2014, nguồn vốn đầu tư vào phát triển giao thông ở huyện Đô Lương đạt 1.250,7 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước chiếm tới 87,25%, trong đó ngân sách Trung ương chiếm 35,29%, ngân sách Tỉnh hỗ trợ là 26,75% và ngân sách Huyện là 25,21%. Nguồn vốn NSNN các cấp đầu tư cho giao thông trung bình hàng năm tăng hơn 13%, đáp ứng yêu cầu về vốn cho các công trình giao thông trên địa bàn, các dự án được nâng cấp, sửa chữa và làm mới gồm:
- Đường Quốc lộ: Đường Quốc lộ chạy trên địa bàn của huyện có 03 tuyến, trong đó: Tuyến QL7: Từ Hòa Sơn đến Nam Sơn, dài 17 Km, đã được nâng cấp đạt tiêu chuẩn cấp III đồng bằng. Tuyến QL15: Từ Giang Sơn đến Mỹ Sơn, dài 39 Km, đạt tiêu chuẩn đường cấp V. Tuyến QL46 (tỉnh lộ 159): Từ Thị Trấn đến Thuận Sơn, dài 8 Km, đạt tiêu chuẩn đường cấp V.
- Hệ thống đường giao thông huyện: Hệ thống đường giao huyện có khoảng gần 30 tuyến, tổng chiều dài khoảng 214,4 Km, trong đó có 62,4 Km đường nhựa, đá dăm 18,8 Km, bê tông 11,3 Km và cấp phối 121,9 Km. Chiều rộng nền đường từ 5 - 6 m có 170,6 Km, nền đường rộng 6,5 m có 35 Km và các tuyến có nền đường rộng dưới 5m có 8,8 Km. Xe ô tô đã đi vào được các trung tâm xã, thị trấn; hệ thống cầu cống trên tuyến đường huyện được xây dựng tạm thời, chưa đảm bảo tải trọng, nhiều tuyến đường chất lượng còn thấp nên xe tải không đi lại được.
- Tuyến đường giao thông xã: Toàn huyện có 327 tuyến đường xã với chiều dài khoảng 452 Km, trong đó đường bê tông xi măng 40 Km (chiếm 8,8%), đường nhựa 25,3 Km (chiếm 5,6%), đường cấp phối 384 Km (chiếm 85%) và đổ đá dăm 2,7 Km (chiếm 6%).
- Bãi đỗ xe: Hiện nay, đã xây dựng mới có 1 bến xe khách ở Thị Trấn, diện tích 0,60 ha, đạt tiêu chuẩn loại 3 và 1 bến xe buýt.
- Giao thông đường thuỷ trên địa bàn huyện có sông Lam chảy qua với chiều dài 28 Km, đã nâng cấp đường lên xuống cho 3 bên đò, xây dựng một cầu treo đò Mượu.
2.2.2.3. Sử dụng vốn NSNN xây dựng hệ thống thủy lợi
Vốn đầu tư xây dựng hệ thống thủy trong giai đoạn 2010-2014 đạt 760,5 tỷ đồng. Nguồn vốn từ ngân sách nhà nước 100%, trong đó ngân sách Tỉnh là 75,21% và ngân sách Huyện là 24,79%. Nguồn vốn NSNN các cấp đầu tư cho thủy lợi trung bình hàng năm tăng hơn 18%. Đã bê tông hoá được 106 Km kênh mương, sửa chữa nâng cấp được 53 hồ đập, trạm bơm phục vụ tưới tiêu chủ động trong sản xuất nông nghiệp.
2.2.2.4. Sử dụng vốn NSNN xây dựng các cơ sở giáo dục
Vốn NSNN đầu tư XDCB cho ngành giáo dục giai đoạn này chủ yếu là thực hiện đề án kiên cố hóa trường, lớp học và nhà công vụ cho giáo viên với tổng mức đầu tư 350 tỷ đồng. Trong đó, nguồn trái Chính phủ hỗ trợ cho ngân sách huyện 75%, phần còn lại huy động các nguồn hợp pháp khác.
Ngành giáo dục hiện nay đã có hệ thống trường mầm non, tiểu học, trung học cơ sở, trung học phổ thông trên 33 xã, thị trấn và 01 trung tâm giáo dục thường xuyên.
Về diện tích khuôn viên các trường học cơ bản đủ cho hoạt động dạy và học. Tổng diện tích khuôn viên của khối mầm non trong toàn huyện là 169.891m2. Trong đó: Diện tích xây dựng là 37.495 m2, diện tích sân chơi là 52.100 m2, diện tích còn lại là 80.296 m2. Khối tiểu học tổng diện tích là 317.922 m2. Trong đó: Diện tích xây dựng là 41.687 m2, diện tích sân chơi là 96.508 m2, diện tích còn lại là 179.727 m2. Khối trung học cơ sở tổng diện tích toàn khuôn viên là 231.094 m2. Trong đó: Diện tích xây dựng là 39.224 m2, diện tích sân chơi là 86.645 m2, diện tích còn lại là 229.215 m2.
2.2.2.5. Sử dụng vốn NSNN xây dựng các cơ sở y tế
Tổng nguồn vốn ngân sách đầu tư xây dựng các cơ sở y tế từ năm 2010 đến 2014 là 150 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách huyện 70%, phần còn lại huy động đóng góp của nhân dân.
Mạng lưới y tế từ huyện đến các xã được củng cố, đảm bảo phục vụ tốt hơn về nhu cầu khám, điều trị và chăm sóc sức khỏe ban đầu cho nhân dân, phòng ngừa các dịch bệnh, làm tốt công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, hoàn thành tốt các chương trình tiêm chủng mở rộng cho trẻ em. Tiếp tục triển khai đề án xây dựng xã chuẩn Quốc gia về Y tế.
Hiện tại có 32/33 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 1 và 19/33 xã, thị trấn đạt chuẩn Quốc gia giai đoạn 2.
2.2.2.6. Sử dụng vốn NSNN xây dựng các cơ sở văn hoá thông tin, thể thao
Đầu tư cơ sở vật chất văn hoá, thông tin ngày càng được tăng cường; hiện nay đã có 33/33 xã, thị trấn có Ban văn hoá - Thông tin - Thể thao, có 30 nhà văn hóa xã, thị trấn, 33/33 xã, thị trấn có đài truyền thanh, các xã đều có điểm bưu điện văn hoá xã, thư viện và tủ sách, tổng nguồn vốn đầu tư đạt 120,3 tỷ đồng, trong đó nguồn ngân sách huyện 50%, phần còn lại ngân sách các xã, thị hưởng lợi.
Cơ sở thể dục thể thao đã có sân vận động huyện, gần 90 sân bóng đá lớn, vừa và nhỏ, gần 100 sân bóng chuyền và sân cầu lông ở các trung tâm thị tứ, các xã, xóm, cơ quan đơn vị.