Nguồn vốn từ NSNN cho đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 45)

7. Kết cấu luận văn

2.2.1.Nguồn vốn từ NSNN cho đầu tư XDCB

Trong giai đoạn 2010-2014, huyện huy động một lượng vốn tương đối lớn cho hoạt động đầu tư XDCB trên địa bàn là 1.684.307 triệu đồng. Tuy nhiên, năm 2014 giảm so với năm 2013 là 59.559 triệu đồng, chủ yếu phần

lớn giảm lượng vốn do Trung ương quản lý và đến giai đoạn năm 2013-2014, vốn do Trung ương quản lý cũng có xu hướng giảm so với những năm trước. Nguồn vốn do huyện quản lý tăng dần qua các năm. Năm 2010, toàn huyện huy động 18.905 triệu đồng thì đến năm 2014 là 77.326 triệu đồng, gấp gần 4,09 lần [28].

Bảng 2.2. Nguồn vốn từ NSNN cho đầu tư XDCB huyện Đô Lương giai đoạn 2010-2014 ĐVT: triệu đồng Chỉ tiêu 2010 2011 2012 2013 2014 Tốc độ tăng bình quân (%/năm) I. Phân theo hình thức quản lý 147.133 371.853 271.772 265.212 297.006 115,08 - TW quản lý 205.000 15.000 32.951 35.960 - Tỉnh quản lý 128.228 131.596 183.772 156.210 183.720 107,46 - Huyện quản lý 18.905 35.257 73.000 76.051 77.326 132,54

II. Phân theo nguồn vốn 147.178 371.853 271.772 265.212 297.006 115,08

- Vốn NSNN 59.519 293.516 189.295 221.990 238.486 131,99

- Vốn dự án 41.278 30.741 30.639 28.560 30.681 94,24

- Vốn tín dụng 31.093 37.637 4.268 0 0 0

- Vốn nhân dân đóng góp 11.623 2150 3000 5082 546 54,20

- Vốn khác 3.620 7809 8520 9580 10.929 124,73

Nguồn: Báo cáo quyết toán vốn Phòng tài chính - KH huyện Đô Lương

Nguồn vốn ngân sách địa phương chiếm gần 80%, vốn dự án chiếm gần 10,3% còn lại là vốn tín dụng, vốn nhân dân đóng góp và các loại vốn khác. Nguồn vốn NSNN được đầu tư vào các dự án không hoặc ít có khả năng thu hồi vốn (vốn phát triển hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội) và các dự án của huyện như: đường giao thông, cấp thoát nước, điện, trường học, các công

trình văn hoá, thể thao...Có thể khẳng định rằng nguồn vốn NSNN giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong việc định hướng đầu tư trên địa bàn, là công cụ để huyện thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế giữa các ngành, các vùng thông qua phân bổ VĐT, tạo ra một khối lượng cơ sở hạ tầng lớn; tăng mức sống của nhân dân thông qua việc đầu tư các công trình phúc lợi xã hội trên địa bàn. Tuy nhiên, trong giai đoạn hiện nay nhu cầu về vốn đầu tư rất lớn, trong khi nguồn vốn ngân sách quá ít. Bên cạnh đó nguồn vốn huy động trong dân cư, tín dụng ưu đãi, doanh nghiệp ngoài quốc doanh gặp nhiều khó khăn. Các dự án đầu tư cơ sở hạ tầng thiếu đồng bộ, quy hoạch chưa ổn định.

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An (Trang 43 - 45)