Quan điểm về sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An (Trang 68 - 71)

7. Kết cấu luận văn

3.1.2.Quan điểm về sử dụng vốn NSNN cho đầu tư XDCB

Việc đề xuất các giải pháp nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB từ NSNN cần phải quán triệt các quan điểm sau:

Thứ nhất: kết hợp chặt chẽ lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội khi xem xét đánh giá hiệu quả sử dụng VĐT.

Kết hợp lợi ích kinh tế, lợi ích xã hội sẽ dẫn đến sự kết hợp giữa hiệu quả kinh tế và hiệu quả xã hội. Do đó, lợi ích kinh tế biểu hiện cụ thể về sự thay đổi khối lượng, chất lượng, cơ cấu sản phẩm, sự thay đổi cán cân thương mại ở mức lợi nhuận thu được, ở sự thay đổi chi phí sản xuất...

Lợi ích xã hội của VĐT, ngoài việc thực hiện các mục tiêu kinh tế nói trên còn thể hiện ở việc thực hiện các mục tiêu xã hội khác như mục tiêu chính trị, mục tiêu an ninh quốc phòng, mục tiêu văn hoá xã hội, môi trường... Theo đó lợi ích xã hội của VĐT, ngoài lợi ích kinh tế vừa kể trên còn bao gồm những sự thay đổi về các điều kiện sống và lao động, về môi trường sống, về sử dụng thời gian tự do, về hưởng thụ văn hoá, chăm sóc y tế, về khả năng quốc phòng, đảm bảo an ninh.

Việc phân biệt hai lợi ích này mang tính cân đối và chúng gắn bó chặt chẽ với nhau. Vì vậy, phân biệt 2 lợi ích này trong nhiều trường hợp khá dễ dàng, nhưng nhiều trường hợp trở nên khó khăn. Mặt khác, lợi ích kinh tế và lợi ích xã hội trong nhiều trường hợp có sự tương thích, bổ sung cho nhau, nhưng ở những trường hợp khác lại xung đột với nhau. Khi xem xét hiệu quả sử dụng VĐT XDCB cần phải đánh giá một cách kỹ lưỡng, toàn diện để quyết định ưu tiên lợi ích kinh tế hay lợi ích xã hội. Trong rất nhiều trường

hợp có sự xung đột xảy ra giữa 2 loại lợi ích như vậy, về nguyên tắc lợi ích xã hội theo đó có hiệu quả xã hội được ưu tiên hơn.

Thứ hai: kết hợp chặt chẽ 3 mặt lợi ích để xem xét hiệu quả sử dụng VĐT XDCB.

Nếu nền kinh tế được chia thành 3 tầng theo quan điểm chính thống của nước hiện nay thì tầng cao nhất là “toàn bộ nền KTQD”. Tầng này ngoài việc coi trọng nhất mục tiêu của mình còn phải quan tâm đến mục tiêu của 2 tầng còn lại. Mục tiêu của tầng kinh tế “tập thể” cũng vậy trong khi coi trọng nhất mục tiêu của tầng mình còn phải quan tâm đến mục tiêu của “toàn bộ nền KTQD” và mục tiêu của tầng kinh tế “cá nhân hộ gia đình”. Tương tự tầng kinh tế “cá nhân hộ gia đình” cũng phải quan tâm mục tiêu của 3 tầng, tuy nhiên mục tiêu của nó được coi trọng nhất.

Với vai trò con người vừa là chủ thể vừa là khách thể của hệ thống quản lý mục tiêu cá nhân người lao động được coi là lao động trực tiếp, mạnh mẽ nhất kích thích hoạt động kinh tế đặt hiệu quả cao. Chính vì lẽ đó mà Đảng ta nhấn mạnh kết hợp chặt chẽ 3 lợi ích: Lợi ích toàn xã hội, lợi ích tập thể, lợi ích cá nhân người lao động trực tiếp.

Thứ ba: hiệu quả sử dụng VĐT cần được xem xét toàn diện trong suốt cả quá trình đầu tư hoàn chỉnh.

Quá trình đầu tư hoàn chỉnh một dự án đầu tư gồm 3 giai đoạn: giai đoạn chuẩn bị đầu tư, giai đoạn thực hiện dự án đầu tư, giai đoạn đưa dự án vào khai thác sử dụng. Mỗi giai đoạn có đặc điểm, tính chất khác nhau nên có vai trò tác dụng khác nhau đối với hiệu quả sử dụng VĐT.

Giai đoạn chuẩn bị đầu tư và thực hiện dự án đầu tư là những giai đoạn chí phí về VĐT rất lớn nhưng chưa tạo ra sản phẩm, chưa thu lợi ích từ các dự án, các giải pháp nhằm nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT của 2 giai đoạn này cần tập trung vào việc nâng cao chất lượng của các sản phẩm khảo sát, thiết

kế, lập dự toán..., nâng cao chất lượng sản phẩm đầu tư XDCB đảm bảo thời gian thi công, giảm thiểu những thất thoát lãng phí trong đầu tư XDCB.

Trong giai đoạn đưa công trình dự án vào khai thác sử dụng tức là mục tiêu cuối cùng của dự án được thực hiện các lợi ích KT - XH từ dự án được thu nhận những chi phí chủ yếu là chi phí vận hành. Các giải pháp nâng cao hiệu quả trong giai đoạn này cần phải tập trung vào việc thực hiện tốt tổ chức quản lý sản xuất, quản lý kỹ thuật công nghệ, quản lý lao động, quản lý tài chính, quản lý tiêu thụ sản phẩm, hiệu suất máy móc thiết bị, năng suất lao động được nâng cao, vốn sản xuất được tiết kiệm, sản phẩm tiêu thụ nhanh, giá cả hợp lý. Đó là những yếu tố làm tăng hiệu quả sản xuất trong giai đoạn khai thác dự án, góp phần làm tăng hiệu quả sử dụng VĐT. Vì vậy, việc đánh giá hiệu quả VĐT cần phải được xem xét toàn diện cả ba giai đoạn của quá trình đầu tư hoàn chỉnh.

Thứ tư: đặc biệt coi trọng yếu tố con người khi xem xét đề xuất giải pháp để nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT XDCB.

Nhận thức đúng vị trí con người có ý nghĩa quan trọng trong việc nâng cao hiệu quả sử dụng VĐT.

Xét về hệ thống con người vừa là chủ thể, vừa là khách thể, nhưng lại là khách thể có nhận thức (khác với các khách thể khác như: nhà xưởng, mày móc...) nên phản ứng của con người sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực lớn không lường trước được. Điều này đòi hỏi các chính sách nhất nhất là chính sách về kinh tế phải quan tâm đúng mức đến con người lao động, đồng thời cũng có những chế tài xử phạt nghiêm minh đối với những hành vi vi phạm pháp luật của con người.

Xét về hệ thống sản xuất, con người vừa là mục tiêu vừa là phương tiện của hệ thống này. Mối quan hệ giữa mục tiêu và phương tiện chỉ ra rằng việc nâng cao hiệu quả, phát triển sản xuất là nhằm nâng cao chất lượng cuộc sống

con người. Đến lượt nó chất lượng cuộc sống được nâng cao sẽ trở thành yếu tố sản xuất quyết định hiệu quả và sự phát triển sản xuất. Chính vì vậy mà khi xây dựng mục tiêu tổng quát của kế hoạch 2010-2015, Đảng ta chú trọng đặc biệt yếu tố con người.

Việc chú trọng yếu tố con người thể hiện ở việc chú ý đầu tư cải thiện mức sống của nhân dân: đầu tư cơ sở hạ tầng, nhà ở, môi trường sống và làm việc, chăm sóc y tế, đầu tư cho các chương trình xoá đói, giảm nghèo... Đặc biệt trong giai đoạn nền kinh tế vật chất sang kinh tế tri thức các lợi thế về như: lao động nhiều, tiền công rẻ chỉ là tạm thời và mất đi rất nhanh. Cho nên đầu tư cho người là đầu tư cho trí tuệ thông qua đầu tư cho giáo dục và đào tạo để nâng cao dân trí, bồi dưỡng nhân tài.

Thứ năm: kết hợp nội lực và ngoại lực khi xem xét hiệu quả. Trong bối cảnh hiện nay, xu thế toàn cầu hoá và hội nhập kinh tế quốc tế phát triển mạnh mẽ thì kết hợp giữa nội lực và ngoại lực nhằm kết hợp sức mạnh dân tộc và sức mạnh thời đại có ý nghĩa hết sức quan trọng để sử dụng hiệu quả mọi nguồn lực phát triển kinh tế nhanh và bền vững, sự kết hợp đó được thể hiện ở chỗ:

Huy động triệt để các nguồn lực trong nước, tranh thủ huy động tối đa các nguồn lực ngoài nước. Để thực hiện phương châm nói trên trước hết phải tạo lập môi trường đầu tư phù hợp đủ sức hấp dẫn khuyến khích mạnh dạn đầu tư trong và ngoài nước. Chú trọng đầu tư cho một nền kinh tế phát triển hướng ngoại, theo đó hướng vào đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, phát triển công nghệ, đầu tư đúng mức vào giáo dục và đào tạo... Đó là điều kiện để một mặt đẩy mạnh xuất khẩu hàng hoá dịch vụ, xuất khẩu vốn và xuất khẩu lao động, mặt khác, có thể tiếp cận tốt nhất về công nghệ và kinh nghiệm quản lý tiên tiến từ nước ngoài. Thực hiện tốt sự kết hợp nói trên cả về mặt lý thuyết lẫn thực tế là yếu tố rất quan trọng trong sử dụng VĐT.

Một phần của tài liệu Sử dụng vốn ngân sách nhà nước cho đầu tư xây dựng cơ bản ở huyện Đô Lương, Tỉnh Nghệ An (Trang 68 - 71)