Tóm tắt nội dung và phương pháp nghiên cứu

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm chỉ số huyết học và hóa sinh bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện trung ương quân đội 108 từ 01 01 31 03 2015 (Trang 39)

Mục tiêu

nghiên cứu

Nội dung

nghiên cứu Phương pháp nghiên cứu

Đánh giá đăc điểm huyết học và hóa sinh bệnh nhân xơ gan tại Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 từ 01/01- 31/03/2015.

- Đặc điểm chung của đối tượng nghiên cứu: Tuổi, giới, mức độ xơ gan.

- Đặc điểm chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân xơ gan: huyết học và hóa sinh.

- Mối liên quan giữa một số yếu tố với các chỉ số xét nghiệm: các mức độ xơ gan, giữa xơ gan rượu với xơ gan không do rượu hay xơ gan do virus.

- Thiết kế nghiên cứu mô tả hồi cứu.

- Chọn toàn bộ những bệnh nhân xơ gan đủ tiêu chuẩn nghiên cứu có hồ sơ tại Phòng kế hoạch tổng hợp với thời gian nhập viện điều trị và đã ra viện từ 01/01 đến 31/03/2015 tại hai khoa Nội tiêu hóa và Bệnh lây truyền qua đường máu Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108.

- Phương pháp thu thập thông tin: Thu thập số liệu từ hồ sơ bệnh án của bệnh nhân xơ gan lưu trữ tại Phòng Kế hoạch tổng hợp của Bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 theo mẫu thu thập số liệu thống nhất (phụ lục 1).

CHƯƠNG 3

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU 3.1. Đặc điểm chung của nhóm nghiên cứu

87,5% 12,5%

Nam Nữ

Biểu đồ 3.1. Đặc điểm về giới tính của nhóm nghiên cứu

Nhận xét: Tỷ lệ xơ gan ở nam (87,5%) cao gấp 7 lần ở nữ (12,5%).

Bảng 3.1. Phân bố theo nhóm tuổi

Nhóm tuổi n % ± SD < 30 1 0,6 54,1 ± 11,6 30 – 39 8 5,0 40 – 49 62 38,8 50 – 59 49 30,6 ≥ 60 40 25,0 Tổng 160 100

Nhận xét:Tỷ lệ xơ gan cao nhất theo nhóm tuổi là từ 40 – 49 tuổi (38,8%) và thấp nhất là ở nhóm tuổi < 30 (0,6%). Tuổi trung bình của bệnh nhân xơ gan là 54,1±11,6.

Bảng 3.2. Các nguyên nhân gây xơ gan Nguyên nhân n % Rượu 71 44,4 Do virus 72 45,0 Ứ mật 3 1,9 Khác 1 0,6 Không biết 13 8,1 Tổng 160 100

Nhận xét: Đa phần bệnh nhân xơ gan là do rượu và do virus (44,4%;

45,0%). Xơ gan do ứ mật chiếm tỷ lệ thấp (1,9%).

12,5% 54,4% 33,1% Child A Child B Child C

Biểu đồ 3.2. Tỷ lệ các mức độ xơ gan theo Child - Pugh

Nhận xét: Đa phần bệnh nhân vào viện trong giai đoạn xơ gan mất bù

Child – Pugh B và Child – Pugh C (87,5%). Xơ gan Child – Pugh A chiếm tỷ lệ thấp nhất (12,5%).

Bảng 3.3. Các biến chứng của xơ gan

Biến chứng n %

Cổ Trướng 85 53,1

Ung thư gan 44 27,5

Xuất huyết tiêu hóa 22 13,8

Hôn mê gan 9 5,6

Suy gan 5 3,1

Hội chứng gan – thận 3 1,9

Nhận xét: Biến chứng thường thấy nhất là cổ trướng chiếm 53,1% sau

đó là ung thư gan (27,5%) và xuất huyết tiêu hóa (13,8%). Biến chứng ít gặp nhất là hội chứng gan – thận (1,9%).

3.2. Đặc điểm các chỉ số xét nghiệm của bệnh nhân xơ gan

Bảng 3.4. Đặc điểm về hóa sinh của bệnh nhân xơ gan

Chỉ số n % SD GOT > 40 U/L 150 93,8 201,17 496,36 GPT > 40 U/L 100 62,5 111,35 21,43 GGT > 50 U/L 132 82,5 371,94 654,06 Bilirubin > 17,0 µmol/l 132 82,5 77,99 108,81 Protein TP < 66 g/l 52 32,5 69,32 10,0 > 80 g/l 14 8,8 Albumine < 35 g/l 118 73,7 29,80 6,75 Ure < 3,3 mmol/l 33 20,6 5,65 3,60 > 8,3 mmol/l 19 11,9 Glucose < 3,9 mmol/l 6 3,8 7,22 3,94 > 7,0 mmol/l 53 33,1

Nhận xét: Bệnh nhân xơ gan có: tăng GOT chiếm 93,8%, tăng GPT

chiếm 62,5%, tăng GGT chiếm 82,5%, tăng Bilirubin TP chiếm 82,5%. Giảm Albumine chiếm tỷ lệ cao 73,7%, giảm Protein TP, Ure chiếm tỷ lệ thấp (32,5%, 20,6%). Glucose ở bệnh nhân xơ gan biểu hiện giảm: 3,8%, tăng hơn bình thường: 33,1%.

Bảng 3.5. Đặc điểm huyết học của bệnh nhân xơ gan Chỉ số n % SD WBC < 4,0 G/L 22 13,8 7,54 4,0 > 10,0 G/L 30 18,7 RBC < 3,8 T/L 78 48,8 3,70 0,92 >5,0 T/L 9 5,6 HGB < 120 g/L 71 44,4 117,20 28,34 > 150 g/L 15 9,3 HCT < 33,5 % 58 36,3 35,76 7,77 > 45,0 % 17 10,6 MCV < 75 fL 9 5,6 95,21 10,82 > 96 fL 73 45,6 PLT < 140 G/L 119 74,3 115,78 70,03 > 350 G/L 2 1,3 Prothombin < 70 % 97 60,6 68,84 23,56 ≥ 70 % 63 39,4

Nhận xét: Công thức máu ở bệnh nhân xơ gan có: Giảm dòng bạch cầu

13,8% thấp hơn tỷ lệ bệnh nhân có tăng dòng bạch cầu 18,8%. Giảm dòng hồng cầu 48,8% và giảm mạnh nhất là dòng tiểu cầu 74,3%. Tỷ lệ Prothrombin < 70% chiếm tới 60,6%. Bệnh nhân xơ gan có HCT giảm < 33,5% chiếm 36,3%, HCT tăng > 45,0% chiếm 10,6%. MCV > 96 fL chiếm 45,6%, MCV giảm < 75 fL chiếm tỷ lệ thấp 5,6%.

3.3. Mối liên quan giữa một số yếu tố với các chỉ số xét nghiệm

Bảng 3.6. Liên quan giữa mức độ xơ gan với các chỉ số xét nhiệm hóa sinh Độ xơ gan

Chỉ số

Child A Child B Child C

P ± SD ± SD ± SD GOT (U/L) 130,85 ± 152,26 142,54 ± 158,07 323,94 ± 824,94 > 0,05 GPT (U/L) 98,35 ± 194,98 78,38 ± 128,03 170,38 ± 442,43 > 0,05 GOT/GPT 1,82 ± 0,94 2,58 ± 1,78 2,70 ± 1,85 > 0,05 GGT (U/L) 685,65 ± 1247,44 378,46 ± 570,70 242,87 ± 382,03 < 0,05 Bilirubin TP (µmol/l) 19,82 ± 7,84 41,70 ± 52,76 159,51 ± 146,30 < 0,05 Protein TP (g/l) 76,04 ± 6,22 70,53 ± 9,33 64,81 ± 10,34 < 0,05 Albumin (g/l) 38,37 ± 4,22 31,20 ± 5,22 24,25 ± 4,97 < 0,05 Ure (mmol/l) 5,62 ± 2,14 4,87 ± 2,00 6,95 ± 5,34 < 0,05 Glucose (mmol/l) 6,54 ± 2,96 6,61 ± 2,73 8,49 ± 5,44 < 0,05

Nhận xét: Hầu hết các chỉ số xét nghiệm hóa sinh đều thay đổi theo

mức độ xơ gan: GGT, Bilirubin TP, Ure và Glucose đều tăng, còn Protein TP và Albumin thì giảm.

Bảng 3.7. Liên quan giữa mức độ xơ gan với các chỉ số xét nhiệm huyết học Độ xơ gan

Chỉ số

Child A Child B Child C

P ± SD ± SD ± SD WBC (G/L) 7,06 ± 1,88 6,43 ± 3,27 9,54 ± 4,88 < 0,05 RBC (T/L) 4,33 ± 0,65 3,85 ± 0,91 3,51 ± 0,92 < 0,05 HGB (g/l) 137,75 ± 19,21 115,77 ± 29,74 111,79 ± 25,75 < 0,05 HCT (%) 41,13 ± 5,39 35,54 ± 8,05 35,76 ± 7,77 < 0,05 MCV (fL) 95,57 ± 8,94 92,89 ± 10,84 98,90 ± 10,58 < 0,05 PLT (G/L) 136,00 ± 67,84 124,16 ± 75,68 94,64 ± 54,95 < 0,05 Prthrombin (%) 95,25 ± 17,38 76,81 ± 16,09 45,78 ± 15,58 < 0,05

Nhận xét: Số lượng hồng cầu, huyết sắc tố, số lượng tiểu cầu và tỷ lệ

Prothrombin đều giảm theo mức độ xơ gan. Mức độ xơ gan càng nặng thì các chỉ số càng giảm nhiều.

Bảng 3.8. Giá trị trung bình các chỉ số hóa sinh giữa xơ gan do rượu và không do rượu

Các chỉ số Xơ gan do rượu

Xơ gan không do

rượu p ( ± SD) ( ± SD) GOT (U/l) 244,32 ± 675,20 181,12 ± 305,09 > 0,05 GPT (U/l) 111,51 ± 323,79 120,80 ± 264,85 > 0,05 GOT/GPT 2,90 ± 1,57 2,33 ± 1,94 > 0,05 GGT (U/l) 595,83 ± 917,22 185,91 ± 162,39 < 0,001 Bilirubin TP (µmol/l) 74,67 ± 91,88 84,14 ± 126,59 > 0,05 Protein (g/l) 67,24 ± 10,84 71,90 ± 8,48 < 0,05 Albumin (g/l) 28,38 ± 6,40 31,55 ± 6,82 < 0,05 Ure (mmol/l) 5,78 ± 3,87 5,55 ± 3,60 > 0,05 Glucose (mmol/l) 7,80 ± 4,75 6,66 ± 2,86 > 0,05

Nhận xét: GGT ở nhóm xơ gan do rượu cao hơn nhóm xơ gan không

do rượu với ý nghĩa thống kê p<0,001. Còn Protein TP và Albumin nhóm xơ gan do rượu giảm có ý nghĩa thống kê.

Bảng 3.9. Giá trị trung bình các chỉ số huyết học giữa xơ gan do rượu và không do rượu

Các chỉ số Xơ gan do rượu

Xơ gan không

do rượu P ( ± SD) ( ± SD) WBC (G/l) 7,88 ± 4,28 7,20 ± 3,88 > 0,05 RBC (T/l) 3,58 ± 0,89 3,98 ± 0,95 < 0,05 HCT (%) 33,3 ± 7,7 37,7 ± 7,8 < 0,05 HGB (g/l) 110,63 ± 27,67 123,57 ± 29,18 < 0,05 MCV (fl) 95,47 ± 11,49 95,73 ± 10,05 > 0,05 PLT (G/l) 109,23 ± 61,15 117,40 ± 73,29 > 0,05 Prothrombin (%) 70,43 ± 25,16 66,22 ± 22,35 > 0,05

Nhận xét: Xơ gan do rượu gây thiếu hồng cầu, huyết sắc tố và HCT

Bảng 3.10. Giá trị trung bình các chỉ số sinh hóa của bệnh nhân xơ gan do rượu và xơ gan do virus

Các chỉ số Xơ gan do rượu Xơ gan do virus P ( ± SD) ( ± SD) GOT (U/l) 244,3 ± 675,2 183,1 ± 311,2 > 0,05 GPT (U/l) 111,5 ± 323,8 122,5 ± 270,1 > 0,05 GOT/GPT 2,9 ± 1,6 1,8 ± 1,4 < 0,05 GGT (U/l) 595,8 ± 917,2 179,8 ± 162,0 < 0,001 Bilirubin TP (µmol/l) 74,7 ± 91,9 80,5 ± 124,3 > 0,05 Protein (g/l) 67,2 ± 10,8 72,1 ± 8,6 < 0,05 Albumin (g/l) 28,4 ± 6,4 31,6 ± 6,7 < 0,05 Ure (mmol/l) 5,8 ± 3,9 5,6 ± 3,6 > 0,05 Glucose (mmol/l) 7,8 ± 4,7 6,7 ± 2,9 > 0,05

Nhận xét: Tỷ lệ GOT/GPT và GGT ở nhóm xơ gan do rượu tăng cao

hơn xơ gan do virus. Còn Protein TP và Albumin nhóm xơ gan do rượu giảm có ý nghĩa thống kê với p < 0,05.

Bảng 3.11. Giá trị trung bình các chỉ số huyết học của bệnh nhân xơ gan do rượu và xơ gan do virus

Các chỉ số Xơ gan do rượu Xơ gan do virus P ( ± SD) ( ± SD) WBC (G/L) 7,88 ± 4,28 7,20 ± 3,93 > 0,05 RBC (T/L) 3,58 ± 0,89 4,99 ± 0,96 < 0,05 HCT (%) 33,3 ± 7,7 37,7 ± 7,9 < 0,05 HGB (g/l) 110,63 ± 27,67 123,85 ± 29,41 < 0,05 MCV (fl) 95,47 ± 11,49 95,92 ± 10,22 > 0,05 PLT (G/L) 109,23 ± 61,15 111,65 ± 67,63 > 0,05 Prothrombin (%) 70,43 ± 25,16 66,17 ± 22,18 > 0,05

Nhận xét: Xơ gan do rượu giảm cả dòng hồng cầu, huyết sắc tố và

CHƯƠNG 4 BÀN LUẬN

Xơ gan là một bệnh có xu hướng ngày một gia tăng, đa số bệnh nhân vào viện khám mới phát hiện được, phần nhiều bệnh đã ở mức độ vừa và nặng, ở giai đoạn này thường có tiên lượng xấu, tỷ lệ sống sót của xơ gan mất bù sau 5 năm là rất thấp mặc dù có các nghiên cứu trong và ngoài nước về xơ gan, các thử nghiệm, các phương pháp điều trị tích cực đã mang lại hiệu quả cho người bệnh.

Trong nghiên cứu của tôi đa số bệnh nhân vào viện đã có biểu hiện xơ gan trên lâm sàng và xét nghiệm, có nhiều biến chứng với các mức độ khác nhau.

4.1. Các đặc điểm chung của bệnh nhân xơ gan

Qua nghiên cứu trên 160 bệnh nhân tại khoa Nội tiêu hóa và Bệnh lây truyền qua đường máu bệnh viện Trung Ương Quân Đội 108 thấy bệnh gặp ở mọi lứa tuổi từ dưới 30 tuổi đến trên 60 tuổi, trong đó tỷ lệ đối tượng trong độ tuổi 40 – 49 tuổi cao nhất là 38,8%. Tuổi trung bình của bệnh nhân xơ gan là 54,1±11,6. Kết quả này phù hợp với các tài liệu trong nước đều có nhận xét: “Xơ gan là bệnh thường gặp ở tuổi trung niên” [13],[21],[39], đây cũng là độ tuổi tham gian lao động xung sức. Tuổi trung bình của nhóm bệnh nhân trong nghiên cứu của tôi cao hơn của tác giả Đặng Kim Oanh (45,9±12,13), Đào Nguyên Khải (48,06±12,13) và tương đương với Phạm Quang Cử (55,6±10,3) [7],[16],[27].

Bệnh nhân xơ gan trong nghiên cứu chủ yếu là nam chiếm tỷ lệ 87,5%, gấp 7 lần so với số lượng bệnh nhân nữ là 12,5%, điều này phù hợp với tài liệu y văn thế giới [34]. Nghiên cứu của Nguyễn Thị Chi trên 51 bệnh nhân xơ gan có nhiễm trùng dịch cổ trướng thấy tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ = 3,6. Gotthardt D và cộng sự nghiên cứu 268 bệnh nhân xơ gan chờ ghép gan thấy tỷ lệ bệnh nhân nam/nữ = 1,7 [6],[47]. Đa số các nghiên cứu về xơ gan bệnh

khác nhau giữa các tác giả có lẽ do đối tượng bệnh nhân của các tác giả khác nhau. Chúng tôi gặp ở nam nhiều hơn nữ có lẽ có sự liên quan đến nghiện rượu vì phần lớn nam giới trong nghiên cứu này là xơ gan do rượu và ở Việt Nam nữ giới ít uống rượu.

Về các nguyên nhân gây xơ gan, theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi (bảng 3.2) đa phần bệnh nhân xơ gan do rượu và do virus (44,4%; 45,0%). Kết quả của chúng tôi phù hợp với tác giả Phạm Quang Cử nghiên cứu tỷ lệ, đặc điểm các biến chứng ở bệnh nhân xơ gan, có tỷ lệ các yếu tố nguy cơ gây xơ gan do rượu (41,6%) và do virus B, C (58,8%) [7]. Trước đây, tác giả Trần Văn Huy xơ gan do rượu là 28,6%, do virus là 19%; Nguyễn Đình Chúc xơ gan do rượu là 34,2% còn do virus là 41,5% [13]. Các kết quả của chúng tôi cao hơn của hai tác giả trên có thể thấy nguyên nhân gây xơ gan do rượu và do virus đang ngày càng gia tăng. Đây là vấn đề đáng báo động đối với toàn xã hội về thực trạng sử dụng rượu bia quá mức và công tác điều trị, chăm sóc, bảo vệ cũng như phòng chống bệnh truyền nhiễm đặc biệt là virus viêm gan.

Năm 1973, Pugh và cộng sự đã đưa ra bảng điểm để đánh giá các mức độ xơ gan, có 3 mức độ xơ gan nhẹ, vừa và nặng tương ứng là Child – Pugh A, Child – Pugh B và Child – Pugh C. Theo bảng điểm Child – Pugh, nghiên cứu của chúng tôi có kết quả như sau: 20 bệnh nhân thuộc Child – Pugh A (12,5%), 87 bệnh nhân thuộc Child – Pugh B (54,4%), 53 bệnh nhân Child – Pugh C (33,1%). Như vậy có 87,5% bệnh nhân vào viện được chẩn đoán là xơ gan mất bù hoặc có biến chứng trong đó có tới 33,1% bệnh nhân đã ở giai đoạn nặng, chứng tỏ bệnh nhân không biết mình bị bệnh hoặc không nhận thức được sự nguy hiểm của bệnh này nhất là các biến chứng của nó. Kết quả nghiên cứu của chúng tôi phù hợp với kết quả nghiên cứu của Lê Thị Vân Anh với tỷ lệ của các nhóm xơ gan như sau: Child – Pugh A 14% còn Child – Pugh B và Child – Pugh C là 86% [3]. Ở Pháp Child – Pugh A chiếm 50% còn Chidl – Pugh B chiếm 24%, Child – Pugh C là 26%. Xơ gan mức độ nặng

của chúng tôi chiếm tỷ lệ cao hơn ở Pháp và phần lớn bệnh nhân vào viện ở giai đoạn mất bù có lẽ do: trình độ dân trí và nền kinh tế còn thấp, người bệnh chưa nhận thức đầy đủ căn bệnh này, người bệnh chưa tích cực điều trị. Còn ở Pháp nhận thức của người dân đồng thời với trang thiết bị công nghệ cao, điều kiện kinh tế thuận lợi hơn cho việc chẩn đoán sớm, ít biến chứng của căn bệnh này tạo điều kiện cho điều trị sớm và có hiệu quả. Chính vì vậy chúng ta cần tuyên truyền tăng cường nhận thức cho cộng đồng biết mức độ nguy hiểm của xơ gan, cần có kế hoạch khám định kỳ sức khỏe cho mọi người dân, đó là điều kiện tốt hơn hết để sớm chẩn đoán ra một số bệnh nói chung và xơ gan nói riêng. Để theo dõi, tiên lượng và đánh giá mức độ xơ gan, ngày nay theo các nghiên cứu trên thế giới người ta dùng bảng điểm phân loại Child – Pugh thấy rất hiệu quả.

Xơ gan nếu không được phát hiện và điều trị sớm sẽ dẫn đến nhiều biến chứng nặng nề và có thể gây tử vong cao. Theo kết quả nghiên cứu của chúng tôi, biến chứng thường gặp nhất là cổ trướng chiếm 53,1%. Hầu hết các bệnh nhân trong nghiên cứu của chúng tôi đều nhập viện khi bệnh đã ở giai đoạn vừa đến nặng với các triệu chứng rõ rệt trên lâm sàng, trong đó cổ trướng là một triệu chứng gây ấn tượng trong bệnh xơ gan nên thường thấy nhất.

Biến chứng ung thư chiếm tỷ lệ cao thứ hai (27,5%). Kết quả này cao hơn nhiều so với kết quả của tác giả Phạm Quang Cử có tỷ lệ biến chứng ung thư gan chỉ chiếm 8,2% [7]. Điều này cho thấy sự tiến triển của xơ gan dẫn đến ung thư hóa ngày càng tăng cao, tiên lượng bệnh nặng hơn làm tăng tỷ lệ tử vong cho bệnh nhân xơ gan; đồng thời đòi hỏi các bác sỹ phải có phác đồ điều trị phù hợp, kịp thời để tránh dẫn đến các biến chứng nặng như ung thư.

Xuất huyết tiêu hóa cũng là một biến chứng nặng và có tỷ lệ tử vong cao [30], trong kết quả nghiên cứu của chúng tôi xuất huyết tiêu hóa chiếm tỷ

Một phần của tài liệu Nghiên cứu đặc điểm chỉ số huyết học và hóa sinh bệnh nhân xơ gan tại bệnh viện trung ương quân đội 108 từ 01 01 31 03 2015 (Trang 39)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(67 trang)