Chống chỉ định

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của thử nghiệm kích thích trong chẩn đoán dị ứng NSAIDs (Trang 27 - 28)

Không thực sự có chống chỉ định tuyệt đối cho thử nghiệm kích thích, tùy vào hoàn cảnh thực tế cũng như tình trạng bệnh nghiêm trọng, cấp tính và nhu cầu sử dụng thuốc. Tuy nhiênxét nghiệm này không nên tiến hành ở phụ nữ mang thai hoặc ở các bệnh nhân có các bệnh lý phối hợp nặng như nhiễm trùng cấp tính, hen phế quản không kiểm soát hoặc suy tim, suy gan, suy thận.

Một số nhóm bệnh không nên thực hiện thử nghiệm kích thích: a. Bệnh nhân có bệnh lý tự miễn như lupus ban đỏ, pemphigoid b. Bệnh nhân có phản ứng quá mẫn nghiêm trọng do thuốc: AGEP,

DRESS, SJS,TEN.

c. Bệnh nhân viêm mạch nặng do thuốc

d. Bệnh nhân tiền sử tổn thương gan, thận, phổi, và tế bào máu do thuốc.

1.4.3. Phương pháp thực hiện

1.4.3.1. Đường dùng thuốc thử nghiệm kích thích

Thử nghiệm kích thích đang được sử dụng nhiều đường khác nhau để đưa thuốc vào cơ thể như đường uống, đường tiêm, hít hoặc tại chỗ ở niêm mạc. Theo nguyên tắc thì đường dùng thuốc thử nghiệm kích thích nên được dùng cùng đường mà bệnh nhân có phản ứng quá mẫn trước đó, tuy nhiên đường uống vẫn được ưu tiên sử dụng khi thực hiện thử nghiệm kích thích, do đưa thuốc vào cơ thể theo đường uống an toàn hơn đường tĩnh mạch.

1.4.3.2. Thuốc dùng để thực hiện thử nghiệm kích thích

Theo nguyên tắc thuốc dùng để thực hiện thử nghiệm kích thích là các chế phẩm thương mại được sản xuất sẵn chỉ có thành phần thuốc nghi ngờ gây ra phản ứng quá mẫn, các thành phần tá dược được thử độc lập nếu có nghi ngờ dị ứng với các thành phần này.

1.4.3.3. Liều và khoảng thời gian giữa các liều

Hiện tại chưa có liều tiêu chuẩn cho các loại thuốc thực hiện thử nghiệm kích thích. Việc lựa chọn liều tùy thuộc vào từng loại thuốc, đường dùng, bệnh lý phối hợp của bệnh nhân, cũng như mức độ nghiêm trọng của phản ứng quá mẫn với thuốc nghi ngờ trước đó. Nguyên tắc là bệnh nhân sẽ được xét nghiệm nhiều bước với liều khởi đầu thấp rối tăng liều một cách cẩn thận và ngừng ngay khi có triệu chứng đầu tiên xuất hiện. Nếu không xuất hiện triệu chứng, chúng ta có thể xét nghiệm tới liều điều trị tối đa trong một lần xét nghiệm. Trong một số trường hợp đặc biệt như bệnh nhân xuất hiện triệu chứng phản ứng quá mẫn nhanh dưới 1 giờ sau dùng thuốc thì liều khởi đầu khi thử nghiệm kích thích nên lựa chọn trong khoảng 1:10.000 đến 1:10 liều điều trị tùy mức độ nghiêm trọng của phản ứng quá mẫn. Thời gian giữa các liều tối thiểu là 30 phút, một số thuốc và trong những hoàn cảnh đặc biệt khoảng thời gian này có thể là trên 1 giờ thậm chí hơn nữa. Thử nghiệm kích thích có thể kết thúc trong 1 giờ, một ngày hoặc có khi hàng tuần.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giá trị của thử nghiệm kích thích trong chẩn đoán dị ứng NSAIDs (Trang 27 - 28)